Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
.là người thích quan tam đén gia dinh . thik lam bac si . thich mau do
tui tk chơi liên quân. Thích ăn đùi gà.Dặc biết tui tk đấu hạng trong liên quân
Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam.
Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến[1]), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần thắng lớn.[2] Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.[4]
Đại thắng này là một chiến quả của kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, mở đầu với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút. Quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân Thánh Dực dưới quyền Nguyễn Khoái (Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông bị bắt trong trận này), tiếp theo đó các vua Trần đem binh tới ác chiến, đập tan nát quân Nguyên. Tiếp theo đó, quân Trần mai phục hai bên cũng dũng vũ xông ra, tiếp tục diệt tan quân địch. Khi nước triều rút, quân Nguyên hoàn toàn lâm vào thảm họa.[1][2] Với sự hoàn tất sứ mệnh phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, toàn thắng này dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 và hoàn toàn phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên.[1] Chiến tích vẻ vang này của Trần Hưng Đạo cùng với hai vị minh quân triều Trần đã lưu danh trong lịch sử Việt Nam, và là đề tài cho nhiều tác phẩm văn học Việt Nam thời Trung đại, dưới ngòi bút của các danh sĩ Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi,...[5] Trương Hán Siêu đã thuật lại diễn biến cuộc chiến này trong bài "Phú sông Bạch Đằng" như sau: "Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói/[...]/Trận đánh được thua chửa phân/Chiến lũy bắc nam chống đối/[...]/Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/Những tưởng gieo roi một lần/Quét sạch Nam bang bốn cõi/[...]/Trời cũng chiều người/Hung đồ hết lối!"
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
Năm học 2016 - 2017
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
1/ Bài văn tả cái gì? (M1 - 0.5)
Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng:
a. Tuổi thơ của tác giả
b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
c. Tả cây đa.
2/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (M1 - 0.5)
Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng:
a. Lúa vàng gợn sóng.
b. Đàn trâu ra về.
c. Cả hai ý trên.
3/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: (M1 - 0.5)
Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng:
a. Lững thững - nặng nề
b. Yên lặng - ồn ào
c. Cổ kính - chót vót
4/ Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? (M2 - 0.5)
..................................................................................................................................................
5/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M2 - 0.5)
Ngọn chót vót giữa trời xanh.
6/ Tìm một câu trong bài văn thuộc kiểu câu Ai làm gì? (M2 - 0.5)
.............................................................................................................
7/ Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (M3 - 1)
Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □
8/ Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (M4 – 1)
............................................................................................................................................
9/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)
- Từ ngữ đó là:.........................................................................................................................
- Đặt câu: ................................................................................................................................
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1/ Chính tả nghe - viết (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết (15 phút)
Giúp bà
Hôm nay bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày. Em trở dậy mới hiểu mọi việc còn nguyên. Em làm dần từng việc: quét nhà, cho gà, lợn ăn. Mặt trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang, em phơi quần áo, rải rơm ra sân phơi. Xong việc ngoài sân, em vào nhóm bếp, nấu cháo cho bà. Mùi rơm cháy thơm thơm. Em thấy trong lòng rộn ràng một niềm vui.
2/ Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)
Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì,....) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
Câu hỏi gợi ý:
a) Bố (mẹ, chú, dì .....) của em tên là gì? Làm nghề gì?
b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì.....) làm những việc gì?
c) Những việc ấy có ích như thế nào?
d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì.....) như thế nào?
mk có đây . mk nha m.ng
Một trong những loài cây thể hiện sức mạnh vươn lên vẫn sống sót với sự khắc nghiệt của thời tiết là cây xương rồng.
Nhắc đến cây xương rồng thì các bạn nghĩ đến điều gì? Đó chính là nơi khô hạn và khắc nghiệt giống như xa mạc chúng vẫn có thể sống. Vì điều kiện thời tiết thiếu nước trầm trọng nên để giảm sự bốc hơi của nước qua lá, lá của chúng đã trở nên các gai giống như chiếc kim. Đây chính là sự thích nghi tốt với môi trường ở loài này. Cây xương rồng cũng có nhiều loài, nhưng loài mình thích là xương rồng thân có dáng tròn đầy đặn như một quả cầu tròn. Loài này thường trồng trong chậu nhỏ rất xinh xắn. Quả cầu tròn và xung quanh là những chiếc gai bé màu ánh bạc, trên nền là lớp lông màu xanh nhạt. Đến kì từ quả cầu này xuất hiện bông hoa nhỏ màu đỏ trở nên điểm nhấn. Chậu hoa nhỏ này thường được đặt ở bàn học hay cửa sổ. Nên nhà em cũng mua một chậu hoa nhỏ như vậy đặt trên bàn học của em. Mỗi khi có chuyện vui buồn gì em đều ngắm cây xương rồng này. Dù chỉ là cây cối nhưng giống như hai người bạn đang trò chuyện. Khi nghĩ tới sự thích nghi tốt và vượt lên hoàn cảnh của cây em lại như nhận thêm năng lượng mới mà vượt qua những suy nghĩ tiêu cực. Khi mẹ biết chuyện mẹ cũng rất vui vì em có suy nghĩ như vậy. Chính vì thế, em lại được mẹ mua cho một cây xương rồng nữa đặt ở cửa sổ phòng em.
Cây xương rồng là loài em thích bởi cây mang đặc điểm mà loài người chúng ta cần học hỏi là thích nghi tốt với môi trường kể cả không thuận lợi.
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
Nghe thầy đọc thơ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…
Không đề
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
Tri thức ngày xưa trở lại đây,
Ân tình sâu nặng của cô thầy!
Người mang ánh sáng soi đời trẻ;
Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
Đò đến vinh quang nơi đất lạ;
Cám ơn người đã lái đò hay!
Ơn này trò mãi ghi trong dạ…
Người đã giúp con vượt đắng cay!
Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương, từ việc đặt luật pháp đến việc tổ chức các kì thi Hội, từ việc thay đổi các quan trong triều, điều động quân đi đánh xa đến việc trực tiếp điều hành các quan đứng đầu tỉnh v.v... đều do vua quyết định
tck m nha hihi
nhi đồng ; trả lời ; thủy thủ ; trưng trắc hoặc trưng nhị ; hoàng hôn ; tương lai ; tươi tốt ; ........
Cùng nghĩa với thếu nhi là nhi đồng
Đáp lại câu hỏi của người khác là trả lời
Người làm việc trên tàu thuỷ là thuỷ thủ
Tên của 1 người trong 2 bà Trưng thì bạn chọn nhé :
+ Trưng Trắc
+ Trưng Nhị
Trái nghĩa với quá khứ là Tương Lai,trái ngĩa với khô héo là xanh tươi,trái nghĩa với cộng đồng là đơn độc,tô màu
Ý kiến của mình là vậy ! Mình kb với bạn ròi ! Mình kết bạn và trả lời rồi nhớ TlCK giúp mình zới !
"Meo, meo, meo", hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Miu lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Đó là chú mèo mà bà ngoại em đã đem cho nhà em hồi em tròn tám tuổi.
Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ. Nay nó đã to phải bằng cái chai Cô-ca đại rồi. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng, điểm thêm và vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao ! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Miu được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Miu di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại đấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Miu đang rình chúng đấy. Ban đêm, Miu ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột. Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Miu nguỵ trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Miu nằm yên như đang ngủ. Bỗng "chụp" một cái, chỉ nghe thấy tiếng "chít" tuyệt vọng, Miu ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Miu tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Miu tỏ vẻ sung sướng lắm.
Miu ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Đúng là "ăn như mèo". Dù đói đến đâu, chú ta ăn cũng từ tốn, chẳng như con Vàng nhà em, cứ ăn hùng hục. Người ta cứ nói xấu về quan hệ của chó và mèo, nhưng con Miu nhà em lại rất thân với con Vàng. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả.
Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Miu nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Có lúc nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Miu cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.
Em rất quí Miu. Nó không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là "dũng sĩ diệt chuột" của nhà em. Từ ngày có Miu, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Miu cho khỏe, chơi với Miu vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Miu cho em
Gia đình em nuôi rất nhiều con vật, nhưng em thích nhất là chú mèo mướp được bà ngoại cho từ hè năm ngoái..
Chú mèo mướp không lớn lắm, bộ lông mượt như nhung. Đầu chú tròn và nhỏ. Ai làm gì thì hai tai dỏng lên nghe ngóng. Em thích nhất đôi mắt tròn sáng ngời như hai viên ngọc. Chú mèo có hàng ria mép nằm ngang trông rất ngộ. Mấy cái răng thì nhọn dễ sợ. Mèo đi nhẹ nhàng, bốn chân nhón từng bước rất êm. Bất ngờ nó nhảy thoắt lên giường, lên nóc tủ. Mèo nhanh nhẹn lạ thường, mắt mở to sáng rực khi thấy bóng chuột. Và chỉ một cú nhảy nhanh nhẹn chuột đã nằm gọn trong đôi vuốt sắc nhọn của mướp rồi. Mỗi lần như vậy em thưởng cho chú một con cá vàng ươm. Bình thường, mèo nằm nghỉ, phơi nắng bộ lông mượt mà. Chú lấy chân vuốt râu, rửa mặt. Cái đuôi quặp ở bên mình. Chú mèo rất thích em vuốt ve cái cổ mềm của chú. Chú ta lim dim mắt, kêu "meo... meo..." khe khẽ.
Nhờ chú mèo mà nhà em đỡ lũ chuột nhắt quậy phá. Em và mọi người trong nhà đều yêu mến chú.
\(\text{☆ Arigatou ☆ I ♥ You}\)
không đăng câu hỏi linh tinh