K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Các nhân tố tác động là: Đất, nước, không khí, cây cỏ, con chim đậu trên lưng.

- Nhân tố hữu sinh: cây cỏ, con chim.

- Nhân tố vô sinh: Đất, nước, không khí.

5 tháng 3 2022

a) 

Trâu : Môi trường trên mặt đất - Không khí

Cá : Môi trường nước

Giun đũa: Môi trường sinh vật

Giun đất: Môi trường trong đất

Cây hoa hồng : Môi trường trên mặt đất - Không khí

b) Các nhân tố sinh thái tác động đến con trâu : 


undefined

16 tháng 7 2017
Nhân tố vô sinh Nhân tố con người Nhân tố các sinh vật khác
Nhiệt độ Người trồng cây Sâu hại cây trồng
Ánh sáng Người bón phân Chim sẻ bắt sâu
Không khí Người cải tạo đất Sán ký sinh trong chó
Nước Người tưới nước Vi khuẩn gây bệnh

Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật

có  hai nhóm : nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh 

VD: ánh sáng,nhiệt độ, độ ẩm,...

vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác

Câu 1: Người ta chia các nhân tố sinh thái thành các nhóm nào?A. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.B. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.C. Nhóm nhân tố sinh thái bất lời và có lợi.D. Nhóm nhân tố sinh thái của thạch quyển, của khí quyển và của thủy quyển.Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng? 1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường. 2. Chỉ có động vật...
Đọc tiếp

Câu 1: Người ta chia các nhân tố sinh thái thành các nhóm nào?

A. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

B. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.

C. Nhóm nhân tố sinh thái bất lời và có lợi.

D. Nhóm nhân tố sinh thái của thạch quyển, của khí quyển và của thủy quyển.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

 1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.

 2. Chỉ có động vật mới nhạy cảm đối với nhiệt độ còn thực vật thì rất ít phản ứng với nhiệt độ.

 3. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt.

 4. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn so với động vật biến nhiệt.

A. 2, 3.                                 B. 1, 2, 4.                       C. 1, 4.                        D.1, 2.

Câu 3: Dựa vào sự thích nghi của thực vật đối với ánh sáng, người ta chia thực vật thành các nhóm nào?

A. Cây trung sinh, cây ưa ẩm.                                    B. Cây ưa sáng, câu ưa bóng.

C. Cây ưa sáng, cây ưa tối.                                         D. Cây ưa hạn, cây ưa ẩm.

Câu 4: Các loài của cây ưa bóng gồm:

A. ráy, phong lan, riềng, lá lốt.                                   B. ráy, phong lan, riềng, lúa.

C. ráy, lim, phong lan, riềng, gừng.                            D. lim, phong lan, lúa, đậu.

Câu 5: Các loài động vật hoạt động ban đêm gồm:

A. chuột chũi, cú mèo, bồ câu, dơi.                            B. chuột chũi, cú mèo,thỏ.

C. thỏ, cáo, hổ, gián.                                                   D. chuột chũi, cú mèo, dơi, gián.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới có lớp mỡ dày nên có khả năng chống rét tốt hơn so với động vật vùng nhiệt đới có lớp mỡ mỏng.

B. Động vật sống vùng khí hậu lạnh thường có lông màu trắng.

C. Đa phần động vật vùng nhiệt đới có lông thưa và ngắn.

D. Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng khí hậu lạnh, có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể nhỏ hơn so với động vật xứ nóng.

Câu 7: Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ nào sau đây?

A. – 270C đến 00 C.             B. 00C đến 500C.            C. 300C đến 600C.                 D. 800C đến 900           

Câu 8: Các sinh vật cùng loài có mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ và cộng sinh.                                              B. Cộng sinh và hội sinh.

C. Kí sinh và nữa kí sinh.                                            D. Hỗ trợ và cạnh tranh.

Câu 9: Hiện tượng rễ của các cây cùng loài sống gần nhau nối liền với nhau biểu thị mối quan hệ gì?

A. Hỗ trợ.                            B. Cộng sinh.                 C. Hội sinh.                 D. Cạnh tranh.

Câu 10: Cho các ví dụ sau, ví dụ nào biểu hiện quan hệ kí sinh-nửa kí sinh?

A. Hoa lan sống trên các cành gỗ mục trong rừng.    B. Địa y sống bám trên cành cây.

C. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ.                      D. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu.

Câu 11: Cho các nhóm sinh vật sau, nhóm sinh vật nào không phải quần thể?

1. Những con cá rô phi sống trong cùng một ao.    4. Những con hổ cùng loài trong một vườn bách thú.

2. Những con chim sống trong một khu vườn.           5. Bèo nổi trên mặt Hồ Tây.

3. Những con mối cùng sống ở chân đê.                    6. Các cây mọc ven bờ hồ.

A. 2, 4.                                 B. 1, 3, 6.                       C. 1, 3, 4, 4, 5, 6.        D. 2, 4, 5, 6.

Câu 12: Một số đặc trưng của quần thể được đề cập trong sinh học 9 là gì?

 A. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.

 B. Thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.

 C. Mật độ quần thể, tỉ lệ giới tính, tỉ lệ sinh sản – tử vong.

 D. Tỉ lệ giới tính, mật độ quần thể và thành phần nhóm tuổi.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tháp tuổi?

A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn.

D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp đỉnh hẹp.

Câu 14: Tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp nào trong các trường hợp sau:

(1) thiếu nơi ở.                                                            (4) nâng cao điều kiện sống cho người dân.

(2) thiếu lượng thực.                                                   (5) tài nguyên ít bị khai thác.

(3) ô nhiễm môi trường.

A. (1), (2), (3).                          B. (4), (5).                      C. (1), (2).                    D. (1), (2), (5).

Câu 15: Quần thể người có những nhóm tuổi nào sau đây?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc.

B. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản.

C. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc.

D. Nhóm tuổi trước lao động, nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động.

Câu 16:  Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là:

A. từ 15 đến dưới 20 tuổi.                                          B. từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.

C. từ sơ sinh đến dưới 25 tuổi .                                  D.từ sơ sinh đến dưới 20 tuổi.

Câu 17: Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau được gọi là

A. quần xã sinh vật.             B. hệ sinh thái.               C. sinh cảnh.               D. hệ thống quần thể.

Câu 18: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần loài các sinh vật.

B. Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.

C. Loài đặc trưng là loài có vai trò quan trọng trong quần xã.

D. Tập hợp cá rô phi trong ao tạo thành một quần xã.

Câu 19: “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm” Đây là ví dụ minh họa về

A. diễn thế sinh thái.                                                   B. cân bằng quần thể.

C. giới hạn sinh thái.                                                   D. cân bằng sinh học.

Câu 20: Xét chuỗi thức ăn:Cỏ -> chuột –> rắn hổ mang –> diều hâu. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là

A. Cỏ, chuột, rắn hổ mang, diều hâu.                         B. Chuột, rắn hổ mang, diều hâu.

C. Cỏ, diều hâu.                                                          D. Diều hâu.

Câu 21: Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ là

   A. săn bắt động vật hoang dã.                     B. săn bắt động vật và hái lượm.

   C. đốt rừng và chăn thả gia súc.                  D. khai thác khoáng sản và đốt rừng.

Câu 22: Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây?

   A. Thời kì nguyên thuỷ                                            B. Xã hội công nghiệp

   C. Xã hội nông nghiệp                                             D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng

Câu 23: Nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xã hội công nghiệp được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện

   A. thủ công.                                                             B. bán thủ công.

   C. sức kéo động vật.                                                D. cơ giới hoá.

Câu 24: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là

   A. do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra.

   B. các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai.

   C. tác động của con người

   D. sự thay đổi của khí hậu.

Câu 25: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất?

   A. Than đá               B. Dầu mỏ                   C. Mặt trời      D. Khí đốt

Câu 26: Cho các phát biểu sau, các phát biểu đúng là:

1. Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu do núi lửa phun nham thạch.

3. Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử… và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.

4. Nhiều hoạt động của con người đã tác động đến môi trường tự nhiên gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường.

A. 1, 2, 3.                     B. 2, 3, 4.                        C. 1, 3, 4.                    D. 1, 2, 4.

Câu 27: Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?

A. Xây dựng công viện cây xanh.                              B. Sử dụng nguồn năng lượng gió.

C. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt.                      D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.

Câu 28: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp nào?

A. Sử dụng phân đạm hóa học.                                  B. Trồng các cây một năm.

C. Trồng các cây họ Đậu.                                           D. Trồng các cây lâu năm.

Câu 29: Cho sơ đồ lưới thức ăn sau đây, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn dưới đây?

 

Description: https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/screenshot_30_0.png?itok=xqvCA8PO 

A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn.                     B. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích.

C. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn.      D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn.

Câu 30: Hãy chọn câu trả lời đúng về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn?

A. Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất.

B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải.

C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải.

D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ.

0
31 tháng 3 2022

- Nhân tố sinh thái vô sinh: nước biển, lưới, tàu thuyền, ánh sáng, gió

- Nhân tố sinh thái hữu sinh: ngư dân,  tôm, cá, con mực, kéo lưới

 

2 tháng 4 2022

Sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì phân bố càng hẹp

22 tháng 8 2018

Có hai nhóm nhân tố sinh thái chính:

     - Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.

     - Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

3 tháng 3 2022

+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá.

+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa

24 tháng 5 2016

* Trong rừng rậm :

- Nơi sống : Dưới tán rừng cây cối rậm rạp.

- Ánh sáng : Yếu

- Độ ẩm : Cao

- Nhiệt độ : Ổn định

* Trong vườn nhà :

- Nơi sống : Cây cối thưa thớt

- Ánh sáng : Mạnh

- Độ ẩm : Thấp

- Nhiệt độ : Ít ổn định

24 tháng 5 2016
Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ờ dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà, cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh, độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ở ngoài rừng...
A/ Tự luận1. Môi trường là gì? Phân biệt các nhân tố sinh thái.2. Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho VD?3. Sắp xếp các cây sau vào nhóm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng cho phù hợp: + Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài.+ Cây phong lan, hoa sữa, dấp cá, táo, xoài.B/Trắc nghiệmCâu 1: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.B. Là nơi ở của sinh vật.C. Là...
Đọc tiếp

A/ Tự luận

1. Môi trường là gì? Phân biệt các nhân tố sinh thái.

2. Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho VD?

3. Sắp xếp các cây sau vào nhóm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng cho phù hợp: + Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài.

+ Cây phong lan, hoa sữa, dấp cá, táo, xoài.

B/Trắc nghiệm

Câu 1: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?

A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.

B. Là nơi ở của sinh vật.

C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật .

Câu 2: . Nhân tố sinh thái là

A. các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.

B. tất cả các yếu tố của môi trường.

C. những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

D. các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.

Câu 3: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?

A. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người.

B. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác.

C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người.

D. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.

Câu 4: Giới hạn sinh thái là gì?

A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.

B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.

C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.

Câu 5: . Các nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thực vật.

B. Nước biển, sông, hồ, ao, cá, ánh sáng, nhiệt độ, độ dốc.

C. Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình.

D. Các thành phần cơ giới và tính chất lí, hoá của đất; nhiệt độ, độ ẩm, động vật.

4
20 tháng 2 2021

Câu 1:

Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao sồm tất cả những gì bao quanh chúng.

Phân biệt các nhóm nhân tố sinh thái:

- Các nhân tố vô sinh: Bao gồm các điều kiện sống như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng...

- Các nhân tố hữu sinh: Bao gồm các tác động của sinh vật đến sinh vật như thức ăn, kẻ thù...

- Nhân tố con người: Bao gồm các hoạt động của con người tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sinh vật.

 

 

20 tháng 2 2021

Câu 2:

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được

- Ví dụ: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6  đến 42 độ C

+ Nhiệt độ 5,6 độ C là giới hạn dưới

+ Nhiệt độ 42 độ C là giới hạn trên

+ Khoảng thuận lợi là 20 - 35 độ C