Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao sồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Phân biệt các nhóm nhân tố sinh thái:
- Các nhân tố vô sinh: Bao gồm các điều kiện sống như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng...
- Các nhân tố hữu sinh: Bao gồm các tác động của sinh vật đến sinh vật như thức ăn, kẻ thù...
- Nhân tố con người: Bao gồm các hoạt động của con người tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sinh vật.
Câu 2:
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
- Ví dụ: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 đến 42 độ C
+ Nhiệt độ 5,6 độ C là giới hạn dưới
+ Nhiệt độ 42 độ C là giới hạn trên
+ Khoảng thuận lợi là 20 - 35 độ C
Tham khảo:
Có hai nhóm nhân tố sinh thái chính:
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.
Tham khảo:
Trong tự nhiên, các sinh vật tồn tại không tách biệt với các sinh vật khác mà chúng luôn luôn có quan hệ qua lại với nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Mối quan hệ giữa các sinh vật gồm :
- Quan hệ cùng loài gồm có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh.
Các sinh vật cùng loài thường có xu hướng tụ tập bên nhau thành nhóm để hỗ trợ nhau chống đỡ với những điều kiện bất lợi của môi trường. Ví dụ, quần tụ cây có tác dụng chống gió bão, giữ được nước tốt hơn, chống được xói mòn đất và giữ cho cây không bị đổ... hoặc trâu rừng tụ tập thành bầy đàn có khả năng cao hơn khi chống lại kẻ săn mồi.
Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi như thiếu nơi ở, thiếu thức ăn... thì dẫn tới sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài. Trong cuộc cạnh tranh đó, một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm và đi tìm nơi sống mới.
- Quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng và nơi ở, gồm có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.
+ Quan hệ hỗ trợ là quan hệ hợp tác và ít nhất một bên có lợi còn bên kia không bị hại. Quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật khác loài gồm các mối quan hệ cộng sinh (sự hợp tác hai bên cùng có lợi) và hội sinh (sự hợp tác trong đó một bên có lợi và bên kia không có lợi và cũng không bị hại).
+ Quan hệ đối địch là quan hệ mà trong đó một bên có lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên đều bị hại. Quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài gồm các mối quan hệ : cạnh tranh về thức ăn và chỗ ở cũng như các điều kiện sống khác trong môi trường và dẫn tới, các loài kìm hãm lẫn nhau ; kí sinh và nửa kí sinh, trong đó vật chủ là sinh vật bị hại ; sinh vật này ăn sinh vật khác, trong đó sinh vật bị làm thức ăn là sinh vật bị hại.
Nhân tố sinh thái | Nhóm thực vật | Nhóm động vật |
Ánh sáng | Nhóm cây ưa sáng Nhóm cây ưa bóng | Nhóm động vật ưa sáng Nhóm động vật ưa tối |
Nhiệt độ | Thực vật biến nhiệt | Động vật biến nhiệt Động vật hằng nhiệt |
Độ ẩm | Thực vật ưa ẩm Thực vật chịu hạn | Động vật ưa ẩm Động vật ưa khô |
Nhân tố sinh thái | Nhóm thực vật | Nhóm động vật |
Ánh sáng | Nhóm cây ưa sáng Nhóm cây ưa bóng | Nhóm động vật ưa sáng Nhóm động vật ưa tối |
Nhiệt độ | Thực vật biến nhiệt | Động vật biến nhiệt Động vật hằng nhiệt |
Độ ẩm | Thực vật ưa ẩm Thực vật chịu hạn | Động vật ưa ẩm Động vật ưa khô |
C1:Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường) sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình
C2:Nhân tố sinh thái hay còn gọi là nhân tố môi trường. Là những yếu tố trong môi trường có tác động đến quá trình sống của sinh vật, dù trực tiếp hay gián tiếp.
các nhân tố:
nhân tố vô sinh
nhân tố hữu sinh
Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng mà thực vật được chia làm 2 nhóm : nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng
động vật chia làm 2 nhóm: động vật ưa sáng, động vật ưa tối