K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2019

Đáp án D

16 tháng 3 2018

Đáp án C

16 tháng 3 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, năm 1996 và năm 2005

(Đơn vị: %)

- Tính bán kính đường tròn   ( r 1996 ,   r 2005 ) :

+  r 1996 = 1 , 0 đvbk

+  r 2005 = 2812 , 2 1412 , 3 = 1 , 4 đvbk

Biểu đồ cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta,năm 1996 và năm 2005

* Về quy mô

Trong giai đoạn 1996 - 2005:

- Tổng sản lượng thịt và sản lượng thịt các loại đều tăng:

+ Tổng sản lượng thịt tăng 1399,9 nghìn tấn, tăng gấp 2,0 lần.

+ Sản lượng thịt trâu tăng 10,5 nghìn tấn, tăng gấp 1,2 lần.

+ Sản lượng thịt bò tăng 72,1 nghìn tấn, tăng gấp 2,02 lần.

+ Sản lượng thịt lợn tăng 1208,3 nghìn tấn, tăng gấp 2,1 lần.

+ Sản lượng thịt gia cầm tăng 109 nghìn tấn, tăng gấp 1,5 lần.

- Sản lượng thịt lợn có tốc độ tăng cao nhất, tiếp đến là thịt bò và cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thịt các loại.

- Sản lượng thịt gia cầm có tốc độ tăng đứng thứ ba trong các loại thịt và thấp nhất là thịt trâu. Cả hai loại thịt này đều có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng tổng sản lượng thịt các loại.

* Về cơ cấu

Trong cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là thịt gia cầm, sau đó là thịt bò và thịt trâu (dẫn chứng).

- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta có sự thay đối khá rõ rệt:

+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm 1,4%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt bò tăng 0,1%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt lợn tăng 4,9%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt gia cầm giảm 3,6%.

16 tháng 2 2016

a) Nhận xét :

Trong giai đoạn 2000-2007 :

- Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (theo giá thực tế) ngày càng tăng, từ 24.924,02 tỉ đồng (năm 2000) lên 57.812,14 tỉ đồng ( 2007), tăng gấp 2,32 lần.

- Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong tổng số giá trị sản xuất của ngành công nghiệp có hướng tăng, từ 19,3% (năm 2000) lên 24,4% (năm 2007), tăng 5,1%

b) Kể tên :

- Những tỉnh có số lượng trâu trên 100 nghìn con : Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn la, Hòa Bình ( Trung du và miền núi Bắc Bộ), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ( Bắc Trung Bộ)

- Những tỉnh có số lượng bò trên 250 nghìn con : Thanh Hóa, Nghệ An ( Bắc Trung Bộ), Quảng Ngãi, Bình Định ( Duyên hải Nam Trung Bộ), Gia Lai (Tây Nguyên)

- Những tỉnh có số lượng lợn trên 1 triệu con trở lên : Hà Tây ( nay là Hà Nội), Thái Bình, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai

- Những tỉnh có số lượng gia cầm trên  9 triệu con : Hà Tây (nay là Hà Nội), Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An

- Những tỉnh có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người đạt trên 50kg : Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Định, Bắc Giang, Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình

6 tháng 9 2017

- Chuyển bảng số liệu đã cho thành bảng số liệu tương đối (%):

Cơ cấu sản lượng thịt các loại (%)

Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm
1996 100,0 3,5 5,0 76,5 15,0
2000 100,0 2,6 5,1 76,5 15,8
2005 100,0 2,1 5,1 81,4 11,4

- Phân tích sự phát triển

   + Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ(lợn,…), gia cầm.

   + Sản lượng thịt không ngừng tăng (năm 2005 gấp đôi năm 1996), tăng nhanh nhất là thịt lợn và thịt bò, đặc biệt vào giai đoạn 2000 – 2005.

- Sự thay đổi cơ cấu trong sản lượng thịt

   + Năm 1996 và năm 2000, tỉ trọng của sản lượng thịt lợn trong cơ cấu không đổi (76,5%), nhưng đến năm 2005, tỉ trọng tăng lên 81,4%.

   + Thịt gia cầm tăng từ 1996(15,0%) đến năm 2000(15,8%), sau đó giảm vào năm 2005(11,4%).

   + Thịt trâu giảm dần từ năm 1996(3,4%) đến năm 2000(2,6%) và năm 2005(2,1%).

   + Thịt bò có tỉ trọng trong cơ cấu gần như không thay đổi (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).

31 tháng 3 2017

Tổng số thịt các loại tăng liên tục từ 1.412,3 nghìn tấn (1996) lên 2.812,2 nghìn tấn (2005)
-Thịt trâu giảm liên tục từ 49,3 nghìn tấn (1996) xuống còn 59,8 nghìn tấn (2005), tỉ trọng giảm từ 3,4 % (1996) xuống còn 2,1 % (2005)
-Thịt bò tăng liên tục từ 70,1 nghìn tấn (1996) lên 142,2 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 5,0 % (1996) lên 5,1 % (2005)
-Thịt lợn tăng liên tục từ 1.080 nghìn tấn (1996) lên 2.288,3 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 76,5 % (1996) lên 81,4 % (2005)
-Thịt gia cầm tăng liên tục từ 212,9 nghìn tấn (1996) lên 321,9 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 15,1 % (1996) lên 15,8 % (2000) sau đó giảm xuống còn 11,4 % (2005)
-Từ 1996 đến 2000, tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt gia cầm tăng nhanh nhất, đạt 137,5 %
-Từ 2000 đến 2005, tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt lợn tăng nhanh nhất, đạt 161,4 %
Ngành chăn nuôi phát triển liên tục 1996 đến 2005, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất do tập quán ăn uống của người Việt. Từ 2000 đến 2005 tỉ trọng thịt gia cầm giảm do tác động của dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh.

31 tháng 3 2017

-Tình hình phát triển:

+ Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn,...), gia cầm.

+ Sản lượng thịt các loại không ngừng tăng (năm 2005 gấp gần 2 lần năm 1996 và gấp 1,5 lần năm 2000), đặc biệt là giai đoạn 2000 - 2005.

+ Trong các loại thịt (giai đoạn 1996 - 2005), tăng nhanh nhất là thịt lợn (2,1 lần), sau đó là thịt bò (2,0 lần), thịt gia cầm (1,5 lần) và cuối cùng là thịt trâu (1,2 lần).

- Sự thay đổi trong cơ cấu sẵn lượng thịt:

Cơ cấu sản lượng thịt các loại, giai đoạn 1996 - 2000 (%)

Năm

Tổng số

Thịt trâu

Thịt bò

Thịt lợn

Thịt gia cầm

1996

100,0

3,5

5,0

76,5

15,0

2000

100,0

2,6

5,1

76,5

15,8

2005

loáo

2,1

5,1

81,4

11,4

+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm, từ 3 5% (năm 1946) xuống còn 2,6% (năm 2000) và còn 2,1% (năm 2005).

+ Thịt bò có tỉ trọng khá ổn định trong cơ cấu (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).

+ Sản lượng thịt lợn có tỉ trọng không đổi ở các năm 1996, 2000 (76,5%), sau đó tăng lên 81,4% (năm 2005).

+ Tỉ trọng thịt gia cầm tăng từ 15,0% (năm 1996) lên 15,8% (năm 2000), sau đó giảm xuống còn 11,4% (năm 2005).

31 tháng 7 2019

Đáp án D

10 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sán, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 - 2010:

Tổng sản lượng thuỷ sản tăng 4252,1 nghìn lần, tăng gấp 5,8 lần. Trong đó:

- Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1685,9 nghìn tấn, tăng gấp 3,3 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 2566,2 nghìn tấn, tăng gấp 16,8 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

* Giải thích

Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển ngành thuỷ sản.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

+ Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thông đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.

+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.