Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biếu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng ở nước ta, năm 2011
(Đơn vị: %)
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lưựng lúa phân theo vùng ở nước ta, năm 2011
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Cơ cấu sản lượng lúa có sự chênh lệch lớn giữa các vùng ở nước ta.
- Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng sản lượng lúa cao nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm 54,9%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (16,4%). Hai đồng bằng này chiếm đến 71,3% sản lượng lúa cả nước.
- Theo sau hai đồng bằng châu thổ trên là các vùng Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ với ti trọng tương ứng là 8,6%, 7,6% và 6,8%.
- Hai vùng có sản lượng lúa thấp nhất so với các vùng trong cả nước là Tây Nguyên (2,5%), Đông Nam Bộ (3,2% ).
* Giải thích
- Nguyên nhân của sự khác biệt về cơ cấu sản lượng lúa giữa các vùng ở nước ta là do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng.
- Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú, lao động dồi dào có trình độ thâm canh lúa nước, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (thuỷ lợi, trạm giống, dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ kĩ thuật,...). Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có diện tích đất trồng lúa lớn nhât cả nước, khí hậu nóng ẩm có thể trồng được 3 vụ lúa/năm.
- Bắc Trung Bộ có một số đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, trong đó lớn nhất là đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng lúa trên các cánh đồng, các thung lũng nhỏ hẹp giữa núi.
- Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên điều kiện trồng lúa gặp nhiều khó khăn hơn (các đồng bằng nhỏ, có mùa khô kéo dài,...).
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu nhiều năm (>3 năm) là biểu đồ miền
=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta giai đoạn 2005 - 2015 là biểu đồ miền
=> Chọn đáp án D
Đáp án: D
Giải thích:
- Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.
- Yêu cầu đề bài: thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu, có 2 mốc năm (2005, 2016).
Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016 là dạng biểu đồ tròn (cụ thể là biểu đồ tròn nhưng có qui mô khác nhau).
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu trong 2 năm là biểu đồ tròn, có bán kính khác nhau
=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016 là biểu đồ tròn
=> Chọn đáp án B
Gợi ý làm bài
a) Tính tỉ trọng
Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 1990- 2010 (%)
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Từ năm 1990 đến năm 2005, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng; từ năm 2007 đến năm 2010, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác.
- Từ năm 1990 đến năm 2010:
+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục giảm, từ 81,8% (năm 1990) xuống còn 46,9% (năm 2010), giảm 34,9%. Trong đó, giảm nhanh nhất là giai đoạn 2000 - 2007 (giảm 24,4%).
+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng tương ứng (34,9% ).
* Giải thích
- Do sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.
- Do tác động của các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội.
xuất và đời sống.
- Chuyển bảng số liệu đã cho thành bảng số liệu tương đối (%):
Cơ cấu sản lượng thịt các loại (%)
Năm | Tổng số | Thịt trâu | Thịt bò | Thịt lợn | Thịt gia cầm |
1996 | 100,0 | 3,5 | 5,0 | 76,5 | 15,0 |
2000 | 100,0 | 2,6 | 5,1 | 76,5 | 15,8 |
2005 | 100,0 | 2,1 | 5,1 | 81,4 | 11,4 |
- Phân tích sự phát triển
+ Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ(lợn,…), gia cầm.
+ Sản lượng thịt không ngừng tăng (năm 2005 gấp đôi năm 1996), tăng nhanh nhất là thịt lợn và thịt bò, đặc biệt vào giai đoạn 2000 – 2005.
- Sự thay đổi cơ cấu trong sản lượng thịt
+ Năm 1996 và năm 2000, tỉ trọng của sản lượng thịt lợn trong cơ cấu không đổi (76,5%), nhưng đến năm 2005, tỉ trọng tăng lên 81,4%.
+ Thịt gia cầm tăng từ 1996(15,0%) đến năm 2000(15,8%), sau đó giảm vào năm 2005(11,4%).
+ Thịt trâu giảm dần từ năm 1996(3,4%) đến năm 2000(2,6%) và năm 2005(2,1%).
+ Thịt bò có tỉ trọng trong cơ cấu gần như không thay đổi (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta phân theo vùng
(Đơn vị: %)
+ Tính bán kính đường tròn ( r | 966 , r 2 ( ) i | ) :
r 1996 = 1 , 0 r 2011 = 7655 7044 = 1 , 05
-Vẽ:
Biểu đồ thế hiện quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta năm 1996 và năm 2011
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- So với năm 1996, diện tích gieo trồng lúa năm 2011 tăng 651 nghìn ha (tăng gấp 1,09 lần).
- Từ năm 1996 đến năm 2011, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa phân theo vùng của nước ta có sự thay đổi:
+ Tỉ trọng diện tích lúa vùng Đồng bằng sông Hồng giảm 1,8% .
+ Tỉ trọng diện tích lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng 4,3%.
+ Tỉ trọng diện tích lúa các vùng khác giảm 2,5%.
* Giải thích
- Diện lích gieo trồng lúa tăng do nước ta thực hiện tăng vụ, thâm canh, mở rộng diện tích đất trồng lúa.
- Cơ cấu thay đổi do:
+ Tiềm năng đất đai, khí hậu,... khác nhau giữa các vùng.
+ Các nhân tố khác (thay đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu nông nghiệp,...).
Tổng số thịt các loại tăng liên tục từ 1.412,3 nghìn tấn (1996) lên 2.812,2 nghìn tấn (2005)
-Thịt trâu giảm liên tục từ 49,3 nghìn tấn (1996) xuống còn 59,8 nghìn tấn (2005), tỉ trọng giảm từ 3,4 % (1996) xuống còn 2,1 % (2005)
-Thịt bò tăng liên tục từ 70,1 nghìn tấn (1996) lên 142,2 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 5,0 % (1996) lên 5,1 % (2005)
-Thịt lợn tăng liên tục từ 1.080 nghìn tấn (1996) lên 2.288,3 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 76,5 % (1996) lên 81,4 % (2005)
-Thịt gia cầm tăng liên tục từ 212,9 nghìn tấn (1996) lên 321,9 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 15,1 % (1996) lên 15,8 % (2000) sau đó giảm xuống còn 11,4 % (2005)
-Từ 1996 đến 2000, tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt gia cầm tăng nhanh nhất, đạt 137,5 %
-Từ 2000 đến 2005, tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt lợn tăng nhanh nhất, đạt 161,4 %
Ngành chăn nuôi phát triển liên tục 1996 đến 2005, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất do tập quán ăn uống của người Việt. Từ 2000 đến 2005 tỉ trọng thịt gia cầm giảm do tác động của dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh.
-Tình hình phát triển:
+ Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn,...), gia cầm.
+ Sản lượng thịt các loại không ngừng tăng (năm 2005 gấp gần 2 lần năm 1996 và gấp 1,5 lần năm 2000), đặc biệt là giai đoạn 2000 - 2005.
+ Trong các loại thịt (giai đoạn 1996 - 2005), tăng nhanh nhất là thịt lợn (2,1 lần), sau đó là thịt bò (2,0 lần), thịt gia cầm (1,5 lần) và cuối cùng là thịt trâu (1,2 lần).
- Sự thay đổi trong cơ cấu sẵn lượng thịt: Cơ cấu sản lượng thịt các loại, giai đoạn 1996 - 2000 (%)
|
+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm, từ 3 5% (năm 1946) xuống còn 2,6% (năm 2000) và còn 2,1% (năm 2005). |
+ Thịt bò có tỉ trọng khá ổn định trong cơ cấu (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).
+ Sản lượng thịt lợn có tỉ trọng không đổi ở các năm 1996, 2000 (76,5%), sau đó tăng lên 81,4% (năm 2005).
+ Tỉ trọng thịt gia cầm tăng từ 15,0% (năm 1996) lên 15,8% (năm 2000), sau đó giảm xuống còn 11,4% (năm 2005).
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, năm 1996 và năm 2005
(Đơn vị: %)
- Tính bán kính đường tròn ( r 1996 , r 2005 ) :
+ r 1996 = 1 , 0 đvbk
+ r 2005 = 2812 , 2 1412 , 3 = 1 , 4 đvbk
Biểu đồ cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta,năm 1996 và năm 2005
* Về quy mô
Trong giai đoạn 1996 - 2005:
- Tổng sản lượng thịt và sản lượng thịt các loại đều tăng:
+ Tổng sản lượng thịt tăng 1399,9 nghìn tấn, tăng gấp 2,0 lần.
+ Sản lượng thịt trâu tăng 10,5 nghìn tấn, tăng gấp 1,2 lần.
+ Sản lượng thịt bò tăng 72,1 nghìn tấn, tăng gấp 2,02 lần.
+ Sản lượng thịt lợn tăng 1208,3 nghìn tấn, tăng gấp 2,1 lần.
+ Sản lượng thịt gia cầm tăng 109 nghìn tấn, tăng gấp 1,5 lần.
- Sản lượng thịt lợn có tốc độ tăng cao nhất, tiếp đến là thịt bò và cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thịt các loại.
- Sản lượng thịt gia cầm có tốc độ tăng đứng thứ ba trong các loại thịt và thấp nhất là thịt trâu. Cả hai loại thịt này đều có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng tổng sản lượng thịt các loại.
* Về cơ cấu
Trong cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là thịt gia cầm, sau đó là thịt bò và thịt trâu (dẫn chứng).
- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta có sự thay đối khá rõ rệt:
+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm 1,4%.
+ Tỉ trọng sản lượng thịt bò tăng 0,1%.
+ Tỉ trọng sản lượng thịt lợn tăng 4,9%.
+ Tỉ trọng sản lượng thịt gia cầm giảm 3,6%.