K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2021
Qua câu thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài": Hai chữ "bâng khuâng" thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ là cảm giác buồn sầu trước dòng sông rộng lớn. "Trời rộng" được nhân hóa nhớ sông dài hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ. Qua câu thơ đề từ cảm nhận được nỗi bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước sự mênh mông của con sông, đồng thời cảm nhận được nỗi nhớ da diết của tác giả.Mối lên hệ với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ trong bài: câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ nỗi buồn sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà sâu lắng trước cảnh trời rộng sông dài ( tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hòa, vừa cổ điển (của sông nước mây trời) vừa hiện đại ( của nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời thơ mới.
25 tháng 11 2017

Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn

- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ

- Tràng Giang thể hiện, triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ

22 tháng 3 2019

ð Đáp án C

24 tháng 3 2017

- Tác giả có cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến chùa Hương, thể hiện qua câu “Bầu trời cảnh Bụt”

+ Không gian của núi non, sông nước, mây trời

+ Cái thú của việc tới Hương Sơn là sự ao ước của nhiều nhà thơ trong đó có tác giả

+ Cảnh vật thiên nhiên cũng là cảnh tôn giáo

+ Lòng ngưỡng mộ với cảnh Phật là cảm nhận tinh tế của một nhà thơ

+ Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc

+ Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, lảng bảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường

⇒ Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo với tinh thần yêu nước của quê hương, đất nước qua đó thể hiện sự tài hoa của tác giả