Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:
Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
...
Biết làm có được mà dám theo
- Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới
- Ý nghĩa đoạn thơ:
+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác
+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:
"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
....
Biết làm có được mà giám theo."
- Trong đoạn thơ này tác giả đã đề cập đến cuộc sống hiện thực của mình: "thước đất cũng không có", "văn chương hạ giới rẻ như bèo", ...cuộc sống của thi sĩ thực nghèo khó, đến tấc đất cũng không có. Thi sĩ chỉ có "một bụng văn" tuy nhiên lại rẻ như bèo nên làm quanh năm cũng không đủ tiêu, lại bị o ép đủ điều. Cuộc sống của thi sĩ thật khó khăn, nghèo túng.
- Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".
Khổ thơ đầu mở ra giấc mơ của chính tác giả, câu thơ đầu tiên nghe như tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”
Cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật.
Nó là cớ để nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong “cõi mộng”
- Cách vào đề gợi được sự thích thú, tò mò, dường như rất có duyên đối với người đọc
Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:
Đương cơn tự đắc đọc đã thích
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay
Chửa biết con in ra mấy mươi
- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút
Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:
- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...
- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
+ Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
+ Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe
→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.
- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó
- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình
- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ
- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc
Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã
Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn
- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ
- Tràng Giang thể hiện, triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ