Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. TQ,Lào ,Cambodia
2. sản xuất lúa gạo (ko chắc)
3.vì ở các vùng này có nhiều lao động,dân cư đông đúc, nguồn nhiêu liệu phong phú(cũng ko chắc)
4.tỉnh LC có khoảng trên 30 loại khoáng sản,chủ yếu là apatit, sắt,đồng,molypden,... (về phân bố thì đợi mk tình hiểu đã)
1/Trung quốc , Lào , Campuchia
2/trồng lúa nước
3/ đồng bằng: địa hình thuận lợi, bằng phẳng, ít thiên tai. Vùng ven biển thuận tiện buôn bán, xuất nhập khẩu
4. apatit
câu 1 ) cả hai ý trên đều đúng
câu 2 ) lặp lại từ hương thơm cho thấy thảo quả có mùi thơm đặc biệt
câu 3 ) tất cả các ý trên
câu 4 ) hoa thảo quả nảy dưới gốc cây
câu 5 ) cả hai ý trên đều đúng
câu 6 ) và
cầu 7 ) ở một vùng núi thượng khu vực núi rừng miền Bắc
câu 8 ) tính từ
câu 9 )
trạng ngữ : trong đêm tối mịt mùng
chủ ngữ : má Bảy
vị ngữ :chở thương binh qua sông
k mình nha , bài này mình làm rồi nên có kinh nghiệm làm
bạn tham khảo nha
Mặt trời càng lên cao, mặt biển càng thêm lấp lánh. Sóng biển cuồn cuộn nhấp nhô, xanh biếc một màu. Ngoài xa, những chiếc thuyền đều căng cao những cánh buồm nâu, một lúc sau chỉ lại những chấm đen ở phía chân trời, lướt nhanh trên biển. Ngước mắt lên trời xanh, trông đám mây trắng bay lửng lơ hệt như đàn cừu non đang thong dong gặm cỏ. Từng tốp chim hải âu cất tiếng kêu "chéc ... chéc ..." xòe cánh dệt biển. Ngắm cảnh biển trong ngày nắng đẹp, lắng tai nghe tiếng sóng, lòng em thấy xôn xao và bình yên đến lạ.
nguồn: https://doctailieu.com/viet-doan-van-ta-canh-bien-lop-5
Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoản Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.
Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điếm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là "trên con thuyền" xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.
Mở đầu "cuốn phim" là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. "Màu xanh" đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối....
Tiếp theo là cảnh kênh rạch vùng Cà Mau được kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía... Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên, nên họ giản dị, chất phác ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.
Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.... Còn cái vẻ "hoang dã" thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những "bậc" màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ "thoát qua", "đổ ra", "xuôi về" đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: "thoát qua" nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; "đổ ra" diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn "xuôi về" là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.
Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi.... Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ "những" để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, "những"..., rồi lại "những"... cả đoạn văn có đến 12 chữ "những". Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: "một xóm chợ vùng cận biển" có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
"Cuốn phim" được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu !
Biển là món quà kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, là nơi ôm ấp bao hoài bão ước mơ của con người dân biển, là nơi mang lại cho nơi đó một sự phù phú, êm dịu và man mác nơi trái tim mỗi người mỗi khi đứng trước biển.
Biển đẹp lắm, mỗi một thời gian trong ngày biển lại khoác lên mình một chiếc áo lộng lẫy khác nhau, mang một vẻ đẹp và một tâm hồn mới. Buổi chiều khi nắng trải dài buông những tia nắng cuối ngày yếu ớt xuống cảnh vật xung quanh biển lại nhẹ nhàng hòa mình vào nhịp sống vào cảnh vật cuối ngày. Vào mỗi thời điểm biển lại mang đến cho con người cảm giác thư thái, những cảm xúc mới mẻ về cuộc sống tạo nên những sắc màu mới lạ cho con người.
Ánh nắng dịu nhẹ lan xuống như đùa giỡn với từng con sóng nhấp nhô trên biển, mang theo cảm xúc tiếc nuối, yêu mến thiên nhiên, cảnh vật nhạt nhòa. Ngoài khơi từng con thuyền đã cùng nhau cập bến để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Gió thổi cánh buồm phơi phới như đang hòa cùng gió hát vang bài ca của biển. Đâu đó ánh lên nụ cười giòn vang của những người dân chài lưới với những khoang cá đầy.
Biển lúc này không còn màu xanh lam ngọc bích nữa mà thay vào đó là một chiếc áo kim cương lấp lánh. Trong mắt tôi biển thật đẹp và tôi như một sinh vật nhỏ bé đang chờ biển nhẹ nhàng ôm ấp trong vòng tay dịu hiền. Biển thật đẹp dù là bình minh hay khi hoàng hôn buông xuống, biển thật hiền hòa dịu êm. Nếu yêu biển hãy đến bên biển để được ngắm nhìn, được chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ mà rất dịu hiền êm ả.
Song Ngư chép trên mạng, bạn không nên chép bài đó vì có khi các bạn của bạn sẽ biết, bạn hãy cố gắng vắt óc, tự mình suy nghĩ nha. Cố lên!
ddddddddd
Đáp án D nha !
hok tốt