Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo
Trong cuộc sống luôn có những sự mâu thuẫn và đối lập nhau. Đôi khi chúng ảnh hưởng tiêu cực tới nhau, đôi khi ngược lại chúng lại bổ trợ cho nhau. Ví dụ như sự “tranh giành” và “nhường nhịn” trong mỗi người.
Tranh giành là đấu tranh bằng lí lẽ hoặc hành động để giành lấy một đồ vật hay một thứ gì đó bao hàm cả vật chất, tinh thần, tình cảm từ một người nào đó. Nó xuất phát từ sự ham muốn rất lớn một sự vật nào đó về phía mình. Còn nhường nhịn thì ngược lại, là chịu thiệt về mình, không tranh chấp với ai, chịu để lại một sự vật nào đó cho người khác với thái độ hòa nhã. Đây là thái độ sống được đề cao.
Tranh giành và nhường nhịn tuy là hai biểu hiện phẩm chất khác nhau, tuy nhiên chúng có một điểm chung đó là đều thể hiện thông qua hành động, biểu hiện bên ngoài, từ trong cách ứng xử giao tiếp giữa mọi người từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Ví như, ngay từ khi còn bé có những đứa trẻ đã có những hành động tranh giành cái kẹo, cái bánh hay đồ chơi với anh chị em của mình. Những hành động đó tuy không có gì to tát nhưng lại là mầm mống cho những thói xấu sau này nếu hành động đó không được uốn nắn dạy dỗ cẩn thận thì khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ dễ trơ nên một kẻ ích kỉ, lúc nào cũng chăm chăm đến quyền lợi bản thân, giành giật những cái vốn không phải của mình. Còn ngược lại nếu ngay từ bé, một đứa trẻ được dạy dỗ phải biết nhường nhịn người khác, biết chia sẻ những thứ mình có với mọi người xung quanh thì chắc chắn khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ trở thành một người biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.
Tranh giành, nhường nhịn là hai mặt, hai khái niệm trái ngược nhau. Sự tranh giành làm cho con người trở nên ích kỉ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ngược lại, nhường nhịn là sự chia sẻ cảm thông, làm cho con người lớn lên, hoàn thiện hơn về nhân cách. Từ xưa cha ông ta thường dạy “một điều nhịn chín điều lành” chính vì vậy chúng ta ít tranh giành với nhau nhường nhịn nhau sẽ mang lại hạnh phúc cho người khác mà còn mang lại nhiều điều tốt lành cho mình. Đó là một phẩm chất cần có của con người mới trong xã hội hôm nay, những con người không chỉ hạnh phúc khi được nhận mà còn biết hạnh phúc khi được trao ban
Dù vậy, ta cũng cần nhìn nhận hai vấn đề “tranh giành” và “nhường nhịn” trên nhiều phương diện. Tuy tranh giành là không nên nhưng ta vẫn có thể tranh giành nếu như việc đó đem lại lợi ích cho mọi người, cho đất nước. Ví như việc ông cha ta từ xưa đã dũng cảm đứng lên giành lại độc lâp dân tộc dù có phải hy sinh tính mang, hy sinh hạnh phúc của bản thân để có được một nước Việt Nam độc lập như ngay nay. Hay như những phụ nữ hiện đại đã dám đứng lên đòi hỏi quyền binh đẳng cho nữ giới. Tất cả những hành động đó tuy là tranh giành nhưng là tranh giành một cách có lý và có lợi cho tất cả mọi người, điều đó nên được khuyến khích. Còn nhường nhịn tuy là điều cần thiết cho cuộc sống, nhưng không phải lúc nào ta cũng chịu phần thiệt về mình. Như trong công việc, nếu ta có khả năng hoàn thành nhưng, nhường nhịn người khác sẽ làm tổn bao nhiêu công sức và tiền của mà không đạt hiệu quả gì cả.
Mỗi người nên hướng bản thân vào lối sống đẹp. Ta cần biết nhường cơm sẻ áo cho người khác. Hơn nữa, ta cần phải học cách nhường nhịn, học cách sẻ chia và học cả cách yêu thương con người. Tự giáo dục mình thôi chưa đủ mà phải có ý thức giáo dục những người khác, đặc biệt là những người nhỏ tuổi hơn ta. Trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta nên giúp đỡ tương trợ lần nhau mỗi khi gặp khó khăn, không nên vì lợi ích cá nhân mình mà tranh giành những thứ vô bổ, vô giá trị để huỷ hoại tình bạn vốn cao quý và đẹp đẽ. Trong gia đình, anh em nên hoà thuận với nhau không vì những chuyện nhỏ nhặt mà khiến cho anh em tương tàn.
Tóm lại, chúng ta nên hướng bản thân mình vào một lối sống cao đẹp không vì bản thân hay sống vì người khác. Lối sống nhường nhìn là lối sống cao đẹp đòi hỏi chúng ta nên học hỏi và phát huy.
Thiếu sự tôn trọng sự khác biệt của người khác mang đến voi vàn những hậu quả lớn. Sinh ra trong dòng đời, không ai trong chúng ta giống như ai. Bạn tóc vàng, tôi tóc nâu, bạn da trắng, tôi da màu. Sự khác biệt ấy thể hiện rõ trong cá tính của mỗi người. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác, thể hiện phẩm giá của mỗi người. Việc tôn trọng sự khác biệt thể hiện trong lời nói, văn hóa ứng xử, hành động. Mỗi chúng ta đều có cách sống của riêng mình , không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài . Nếu chúng ta không biết tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ khiến ta có cái nhìn càng hạn hẹp, mất đi những phẩm chất tốt đẹp đáng có: đồng cảm, bao dung, tha thứ,.... Không chỉ vậy, nó còn đẩy người khác vào cô đơn và tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lí, mất đi cá tính, chất riêng và thế giới này sẽ không còn " đa sắc màu". Đà điểu chạy rất giỏi, đại bàng bay cao. Không ai lại đi đánh giá khả năng bay ở đà điểu cả. Hành động kì thị,vùi dập người khác chỉ vì họ khác biệt là sai. Chỉ khi ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, người khác mới tôn trọng lại chúng ta. Những hành động sai trái ấy làm tập thể bị chia rẽ, xã hội không đoàn kết dẫn đến khó có thể phát triển văn mình, tiến bộ . Tôn trọng sự khác biệt chính là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người văn minh, là sức mạnh của trí tuệ. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, chính vì vậy hãy sống có ích, tôn trọng bản thân và mọi người để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống
Tham khảohiếu sự tôn trọng sự khác biệt của người khác mang đến voi vàn những hậu quả lớn. Sinh ra trong dòng đời, không ai trong chúng ta giống như ai. Bạn tóc vàng, tôi tóc nâu, bạn da trắng, tôi da màu. Sự khác biệt ấy thể hiện rõ trong cá tính của mỗi người. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác, thể hiện phẩm giá của mỗi người. Việc tôn trọng sự khác biệt thể hiện trong lời nói, văn hóa ứng xử, hành động. Mỗi chúng ta đều có cách sống của riêng mình , không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài . Nếu chúng ta không biết tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ khiến ta có cái nhìn càng hạn hẹp, mất đi những phẩm chất tốt đẹp đáng có: đồng cảm, bao dung, tha thứ,.... Không chỉ vậy, nó còn đẩy người khác vào cô đơn và tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lí, mất đi cá tính, chất riêng và thế giới này sẽ không còn " đa sắc màu". Đà điểu chạy rất giỏi, đại bàng bay cao. Không ai lại đi đánh giá khả năng bay ở đà điểu cả. Hành động kì thị,vùi dập người khác chỉ vì họ khác biệt là sai. Chỉ khi ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, người khác mới tôn trọng lại chúng ta. Những hành động sai trái ấy làm tập thể bị chia rẽ, xã hội không đoàn kết dẫn đến khó có thể phát triển văn mình, tiến bộ . Tôn trọng sự khác biệt chính là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người văn minh, là sức mạnh của trí tuệ. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, chính vì vậy hãy sống có ích, tôn trọng bản thân và mọi người để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống.
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính tốt đẹp, truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tôn là sự tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Trọng là coi trọng, tôn trọng; còn đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo mang ý nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta mà bất cứ người học sinh nào cũng cần có. Tôn sự trọng đạo chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người nhằm mục đích đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy. Muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt. Mỗi người học sinh phải tôn trọng chính thầy cô giáo của mình vì đó là một trong những đạo lí cơ bản của việc làm người. Bên cạnh đó có nhiều người học trò không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Thậm chí có những người hành xử bất lịch sự, thô lỗ với thầy cô giáo đi ngược lại với đạo lí Tôn sư trọng đạo. Mỗi chúng ta muốn trưởng thành thì đều phải trải qua giai đoạn làm người học trò nhỏ và được người thầy dìu dắt. Chính vì thế, ngay từ hôm nay hãy tôn trọng, yêu thương, kính mến với thầy cô giáo của mình để xứng đáng là người học trò có tấm lòng hiếu kính.
Đâu sẽ là nơi sưởi ấm tâm hồn của chúng ta - những con người luôn có cảm xúc mạnh mẽ về nhiều điều trong cuộc sống?. Đấy phải chăng là mảnh đất mang tên "tình yêu thương" hay sao.
Sự yêu thương là tình cảm, là cái nôi nuôi dưỡng nên "gia đình", "bạn bè", "tình yêu''. Không ai có thể sống mà thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm với mọi thứ trên con đường cuộc đời. Vậy tình yêu thương là gì?. Cách mà chúng ta giải thích sẽ thể hiện nên kiến thức xã hội, cuộc sống của ta. Và tôi lý giải như thế này: tình yêu thương là sự đại diện cho một trái tim biết yêu quý mọi người xung quanh, biết thương cho sự khổ nhọc của cha mẹ, biết ơn cho công ơn dạy dỗ của thầy cô, biết xót cho sự khó khăn khốn khổ của những con người không may mắn. Nói rõ hơn, khi ta biết thấu hiểu và cảm thông cho lỗi lầm, sai phạm của người khác thì đó cũng là tình yêu thương. Biết thương cha mẹ mới biết hành động giúp đỡ cha mẹ việc nhà, biết ăn uống tiết kiệm, biết học hành chăm ngoan giỏi giang sau này báo hiếu. Biết ơn thầy cô mới biết hành động tặng hoa, quà cảm ơn người lái đò. Biết xót cho sự khó khăn nghèo khổ của người khác thì mới biết giúp đỡ tặng đồ ăn thức uống, vật chất, tình thương cho họ. Từ đây, ta thấy rằng tình yêu thương đã mở ra một thế giới ấm áp, vui vẻ, đầy ắp tình người và hơn hết nó tượng trưng cho nền văn minh của nhân loại - trái tim của con người. Và tất nhiên, người có lòng yêu thương luôn được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Bởi khi bạn đối xử với người khác ra sao thì đó cũng là cách mà họ đối xử với bạn. Không một ai muốn yêu thương một con người vô cảm, lạnh lùng vì thế chúng ta hãy luôn có cho mình một tấm lòng yêu thương bao dung nhân hậu với mọi người. Hơn hết, tình yêu thương trong cuộc sống sẽ đem đến sự hạnh phúc, xây dựng một xã đầy nhân cách sống cao đẹp đáng quý. Như một người nhạc sĩ, chỉ khi có một tấm lòng yêu lấy nghề chân thành thì mới có thể đàn lên khúc nhạc du dương tuyệt mĩ; như một người nghệ sĩ luôn tìm kiếm cái đẹp, chỉ khi thực sự có tấm lòng thương yêu con người và đất nước thì mới có thể chấm phá những con chữ ý nghĩa đi sâu vào lòng người đọc. Khép lại, hãy để bản thân được sống hạnh phúc khi bạn sống có tình yêu thương với mọi người, hãy để cho mọi người được cảm nhận tình yêu thương của bạn và hãy để một xã hội trở nên phát triển hơn nhờ vào cả tài năng, trái tim yêu thương của ta.
☕T.Lam
Tham khảo:
Như chúng ta đã biết, nước có một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống, tuy nhiên hiện nay, nước sạch đang bị sử dụng một cách vô cùng lãng phí. Nước mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích quý giá. Trong sinh hoạt hằng ngày, nước dùng để uống, nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ… Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể con người luôn được giữ ẩm và thanh lọc cơ thể. Trong nhiều ngành công nghiệp nước dùng để chế biến, sản xuất… Nước có vai trò quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó. Chính vì không hiểu nên nhiều người vô tư lãng phí nước sạch. Họ thỏa sức mở vòi nước to hết mức chỉ để tráng một chiếc ly, thỏa sức bơm nước giặt giũ lênh láng khi mà với số nước đó, họ có thể giặt số lượng quần áo thêm gấp hai lần. Nhiều đường ống dẫn nước bị rò rỉ nhưng chẳng ai quan tâm đến, cứ để mặc nước chảy ra ngoài vì ai cũng nghĩ: “vài giọt nước rỉ ra có gì mà nhiều!” . Họ không hiểu được rằng, nếu ngày nào cũng rò rỉ như thế, qua năm, qua tháng, lượng nước hao phí rất lớn. Thiếu nước, con người không thể tồn tại, hoạt động kinh tế xã hội của con người sẽ không thể vận hành theo đúng quỹ đạo, cây cối, động vật sẽ không thể sống sót…Chính vì thế, mỗi người cần nâng cao ý thức của bản thân, sử dụng nước một cách tiết kiệm và hợp lí thay vì lãng phí. Có như vậy, chúng ta mới có thể duy trì một tương lai tốt đẹp cho nhân loại mai sau.
bạn dựa vào dàn ý của mình rồi tự khai triển nha :
- thực trạng sd lãng phí nước : mt nc đang bị ô nhiễm trầm trọng .Đây là vấn đề nóng bỏng đòi hỏi các ngành chức năng trên toàn cầu giải quyết
-kn:vc sd lãng phí nc là vc làm làm cho kk ko còn trong lành,tinh khiết và ảnh hưởng xấ đến sức khỏe con người
-bh: hnay nhu cầu về nc uống sạch phục vụ cs sinh hoạt hằng ngày ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng.Ở những vùng miền,nước đã thay đổi màu,nhiễm sắt ,nhiễm chì ...
-NN : (chủ quan ) ý thức của người dân rất kém .Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình.Họ nghĩ vc họ lm là quá nhỏ bé k ảnh hưởng gì ts xh.+ khách quan : các tv trong gđ chưa tự động viên,nhắc nhở lẫn nhau về vc sd nước ...
-HQua : ảnh hưởng tới sức khỏe con người :ung thư ,bệnh về tim mạch,đường hô hấp..