K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2016

Mình có nè bạn ^^

3 tháng 12 2018

Mik co ne ban

12 tháng 12 2021

Chương I: Quang học

A. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?

* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?

Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?

Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?

* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?

Câu 4: Tia sáng là gì?

Câu 5: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng?

Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

Câu 7: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

* Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?

Áp dụng:

a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?

b) AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm và cách gương bao nhiêu cm?

Câu 9: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?

B. TRẢ LỜI

Câu 1:

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

- Vì trong phòng tối thì không có ánh sáng từ cái hộp truyền vào mắt ta nên ta không thấy cái hộp.

* Lưu ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.

Câu 2:

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

- Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời

Câu 3:

- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Mục đích chính của việc này là dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng che khuất ánh sáng do người và các dụng cụ khác trong phòng tạo nên vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng sẽ giúp cho việc mổ chính xác

Câu 4:

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng

12 tháng 12 2021

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÝ 7

A.PHẦN LÝ THUYẾT:
- Ôn tất cả các nội dung ghi nhớ ở cuối bài
B. BÀI TẬP:
I.Xem lại các bài tập trong SBT đã làm
II. Trắc nghiệm:
Câu 1:Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:
A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.
B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.
C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.
D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối
Câu 2: Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm
A. lớn hơn vật. B. bằng vật. C. nhỏ hơn vật. D. bằng
nửa vật.
Câu 3: Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt
Trăng?
    A. trời bỗng sáng bừng lên.
B. xung quanh mặt trăng xuất hiện cầu vồng.
   C. phần sáng của mặt trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.
    D. trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.
Câu 4: Người ta thường dùng kính chiếu hậu trên các phương tiện giao thông là
loại gương nào sau đây ?
A. Gương lõm, vì gương lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật, làm cho người quan
sát nhìn rõ vật hơn.
B. Gương lõm vì gương lõm cho ảnh thật lớn hơn vật.
C. Gương phảng vì gương phẳng cho hình ảnh của vật bằng đúng kích thước
của vật.
D. Gương cầu lồi vì gương lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn so với với
gương lõm và gương phẳng cùng kích thước.
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương
phẳng.

A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn
bằng vật.
B. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ
hơn vật.
C. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường
kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh
của điểm đó tới gương.
Câu 6: Một điểm sáng S cách đều hai gương phẳng hợp với nhau một góc . Để
tia sáng xuất phát từ S sau khi phản xạ lần lượt trên hai gương lại trở về S thì góc
giữa hai gương phải bằng
A. 90 0 . B. 60 0 . C. 45 0 . D. 30 0 .
Câu 7: Âm phát ra càng thấp khi
A.vận tốc truyền âm càng nhỏ. B. tần số dao động càng nhỏ.
C. biên độ dao động càng nhỏ. D. quãng đường truyền âm càng
nhỏ.
Câu 8:  Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị
bằng:
A. 90 0   B. 180 0  
C. 0 0   D. 45 0
Câu 9: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua
lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
    A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn
chặn đường truyền âm.
    C. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
D. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo
hướng khác.
Câu 10: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không B. Tường bêtông
C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất
Câu 11: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Vận tốc ầm thanh trong không khí vào khoảng 340 m/s.
B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s

C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s
D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s
Câu 12: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất
rắn.
B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất
rắn
C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất
khí.
D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất
rắn.
Câu 13: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng
cách nơi xảy ra sét bao xa?
A. 1700m B. 170m
C. 340m D. 1360m

III. Tự luận:
* Xem lại phần vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Ví dụ: Cho một vật sáng AB có dạng như hình mũi tên. Dựa vào tính chất ảnh
của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB.
*Dạng 2: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ
sâu của biển.
Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây
. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là
1500m/s?

4 tháng 11 2016

newton và quả táo

Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống “bịch” một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man.

Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tài vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.

Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo cũng có lực hút của quả đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút nó, vậy tại sao nó không rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táo lớn, sức hút của trái đất đối với nó không đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái đất mà thôi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời.

Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vô vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữa chúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật “Vạn vật hấp dẫn” nổi tiếng của Newton.

Ứng dụng rất nhiều trong vật lí

 

3 tháng 5 2016

Đề của mk nè:

Câu 1 (1,5 điểm):

           a)  Kể tên các loại điện tích?

           b)  Cho biết sự tương tác giữa hai vật nhiễm điện khi đặt chúng gần nhau?

Câu 2 (1,5 điểm):

           a)  Nêu quy ước về chiều dòng điện?

           b)  So sánh chiều dòng điện trong kim loại với chiều dòng điện theo quy ước?

           c)  Đèn LED ra đời năm 1962. Hiện nay đèn LED được sử dụng ngày càng rộng rãi vì ít tiêu tốn điện năng và ít gây ô nhiễm môi trường nên đã thay thế dần đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, đèn neon trong nhiều lĩnh vực như: cột đèn tín hiệu giao thông, bảng hiệu quảng cáo, chiếu sáng... Đèn LED hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?

Câu 3 (2,0 điểm):

           Đổi đơn vị cho các giá trị sau:

           a) 0,24A    =...........................mA

           b) 400mV  =..............................V

           c) 220V     =...........................mV

           d) 90mA    =..............................A.

Câu 4 (1,0 điểm):

           Em hãy giải thích tại sao các xe bồn dùng để chở xăng dầu thường có một sợi xích sắt; một đầu nối với vỏ bồn, đầu kia được thả lê trên mặt đường khi xe chạy.

Câu 5 (2,0 điểm):

           Cho các dụng cụ sau: nguồn điện một pin, khóa K, 2 đèn Đ1 và Đ, ampe kế A và vôn kế V1.

            a) Vẽ sơ đồ mạch điện nối tiếp gồm nguồn điện 1 pin, khóa K đóng, hai đèn Đ1 và Đ2, ampe kế A, vôn kế V1 mắc để đo hiệu điện thế của đèn Đ1.

            b) Ampe kế chỉ 0,2A. Hỏi cường độ dòng điện qua đèn Đ1 là bao nhiêu? Giải thích.

Câu 6 (1,0 điểm):

( Câu này có hình mặt số của vôn kế và bảo xác định GHD và ĐCNN, số chỉ của vôn kế. Nhưng vì mk không vẽ hình được cx không chụp hình được nên câu này bỏ qua nhé!!!! Xin lỗi!!!!!)

Câu 7 (1,0 điểm):

           Mưa thường kèm theo sét. Sét là một hiện tượng hùng vĩ mang nhiều bí ẩn của tự nhiên. Khi các đám mây giông hình thành và chuyển động, sự cọ xát là một nguyên nhân khiến các đám mây này bị nhiễm điện. Sét xuất hiện từ các đám mây giông tích điện. Đó chính là tia lửa điện khổng lồ phóng ra từ một đám mây giông xuống mặt đất hoặc giữa hai đám mây giông.

Theo em, sét có lợi hay có hại? Vì sao? Em hãy nêu hai biện pháp phòng tránh sét khi trời mưa?

                                                                      HẾT.

Chúc bạn thi tốt!!!hihi

3 tháng 5 2016

lớp mấy vậy bạn !

10 tháng 5 2016

1/ Cách xác định giới hạn đo của ampe kế và vôn kế.(Phần này mình không biết vẽ hình nên không đăng được.

2/ Vẽ một sơ đồ mạch điện gồm: 2 nguồn điện mặc nối tiếp,1 bóng đèn, khóa K ở trạng thái đóng,dây dẫn và ampe kế.Dùng mũi tên chỉ đúng chiều của dòng điện theo quy ước trong mạch điện đó.

3/Đổi các đơn vị:

a/450mA=..............A

b/ 3.53A=..................mA

c/ 3.15V=.................mV

d/ 150mV=.................V

4/ Cho mạch điện như hình bên:

a/ Hãy so sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn D1 và D2.

b/ Biết hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2 là U12=2.3V giữa hai điểm 1 và 3 là U13=4.8V.Hãy tính hiệu điện thế U23 giữa 2 điểm 2 và 3.

K

10 tháng 5 2016

có 2 câu hỏi là nguồn điên là gì ?

nêu quy ước về chiều dòng điện 

còn lại bạn ôn kĩ phần điện học vẽ sơ đồ mạch điện song song  và ôn kĩ đề năm ngoái nha !!!

chúc bạn thi tốtleuleuhahangaingung !!!!!!!!!!

10 tháng 10 2016

tui có thi nà

10 tháng 10 2016

2 tuần ra một lần, tuần sau ra vòng mới

13 tháng 5 2016

mk có cả 2 luôn thâm chí hết

18 tháng 12 2016

Nguyễn Thị Mai

1 tháng 11 2016

a) dễ nhưng mk ko bít vẽ hình để đăng lên thôi

b) các tính chất của ảnh ảo là:

1/ Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn

2/ Độ lớn của ảnh trong gương bằng độ lớn của vật

3/ Khoảng cách từ vật đến gương bằng từ gương tới ảnh

2 tháng 11 2016

A B A' B'