Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. - Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
- Với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước : Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương ; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc ngày 8 - 5 - 1954 và bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Nếu mik nhớ ko lầm thì cô mik từng nói Bác Hồ cx có tên là Tống Văn Sơ ó
1.Xuất hiện nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền,…
2.Tháng 8-1908, thực dân Pháp câu kết với chính phủ Nhật chống phá phong trào Đông du. Ít lâu sau, chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và lùng bắt Phan Bội Châu khỏi Nhật Bản
3.
Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước là bởi vì:
- Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra những đều bị dập tắt và thất bại.
- Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương, con đường cứu nước của các bậc tiền bối.
- Nguyễn Tất Thành muốn sang phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.
4.Từ giữa năm 1929, ở nước ta lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Các tổ chức này hoạt động riêng lẻ và chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy cần hợp nhất 3 tổ chức cộng sản để tăng thêm sức mạnh cách mạng và thống nhất thành một đảng lớn để tổ chức lãnh đạo quần chúng.
5.
6.Ngày 28/8/1945 cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Tuy nhiên, người ta lại chọn ngày 19/8 làm ngày kỉ niệm là bởi vì: Ngày 19/8 là ngày nhân dân Hà Nội xuống đường biểu tình, mít tinh và đánh chiếm thành công cơ quan đầu não của địch giành lại chính quyền. Đó là tiền để, là động lực để nhân dân ở các khu vực khác đứng lên, mạnh mẽ đấu tranh giành chính quyền.
7.Ngày 2 - 9 - 1945, Hà Nội tưng bừng trong màu đỏ - một vùng trời bát ngát cờ, hoa. Đồng bào Hà Nội, già trẻ, trai gái đều xuống đường. Những dòng người từ khắp các ngả tập trung về Quảng trường Ba Đình.
Nắng mùa thu làm đẹp thêm quảng trường lịch sử. Đội danh dự đứng nghiêm trang xung quanh lễ đài mới dựng. Một thời khắc lịch sử của cả dân tộc trong ngày độc lập dân tộc.
HT nha
Cùng với đường Hồ Chí Minh trên bộ, đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường vận tải bí mật, bất ngờ, có ưu thế về thời gian, hiệu quả và khả năng vận chuyển sâu vào các chiến trường xa, là một sáng tạo độc đáo, đặc sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược, tài thao lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng, kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc anh hùng của ông cha ta.
Tàu không số vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh tư liệu.
Nhân dịp kỉ niệm 60 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), chúng ta cùng ôn lại những dấu mốc huyền thoại của một tuyến đường huyền thoại.
Năm 1961, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng miền Nam, nhu cầu chi viện cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam ngày càng lớn. Tuyến Đường 559 - Đường Trường Sơn gặp nhiều khó khăn, do tuyến phía Đông bị lộ, địch tìm mọi cách ngăn chặn, phải chuyển hướng sang phía Tây Trường Sơn. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân ngày nay. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời “đường Hồ Chí Minh trên biển”, một biểu tượng sáng ngời về tài thao lược, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân, một quyết định chiến lược sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là tên gọi của tuyến đường vận tải quân sự do Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên Biển Đông trong chiến tranh, để vận chuyển vũ khí, cán bộ từ miền Bắc vào chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam, trong kháng chiến chống Mỹ. Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách một dân tộc anh hùng; một “huyền thoại có thật”, một “kì tích” của dân tộc ta. Đó không chỉ là phương thức chi viện mới hết sức quan trọng, trực tiếp cho các chiến trường ven biển miền Nam, mà còn là một sáng tạo chiến lược của Đảng về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đường Hồ Chí Minh trên biển ra đời vào thời điểm khó khăn, gian khổ, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong khi địch được trang bị các loại vũ khí, phương tiện hiện đại, tối tân, chúng ta chỉ có những loại tàu thuyền nhỏ bé, thô sơ, sử dụng tàu giả dạng vận tải, tàu đánh cá; kết hợp hoạt động bí mật và công khai; tàu có thể xuất phát từ nhiều bến đi (kể cả ở nước ngoài) và cập nhiều bến đến; hướng tàu đi trên nhiều tuyến đường khác nhau, có giai đoạn đi vòng ra biển xa, vùng biển quốc tế; địch phong tỏa đường trong ta đi đường ngoài, địch ngăn chặn đường dài ta đi phân đoạn; địch bám đuôi, ta đi thẳng ra vùng biển quốc tế; khi địch phát hiện, áp sát tấn công hoặc cướp tàu, ta đánh trả quyết liệt, có lúc phải phá hủy tàu và hàng để giữ bí mật nhiệm vụ và con đường.
Đường Hồ Chí Minh trên biển đã khẳng định tầm nhìn, bản lĩnh và tài thao lược của Đảng và Bác Hồ, ý chí và khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của toàn dân tộc, chúng ta đã biết dựa vào khả năng to lớn của nhân dân để vượt qua mọi khó khăn, từng bước đánh bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam trong những thời điểm khó khăn, ác liệt nhất. Nó làm cho đối phương bất ngờ và không thể tưởng tượng được về sự có mặt, sự dũng cảm và tính sáng tạo của con đường, cùng với những con tàu và những con người tham gia trên tuyến đường.
Từ năm 1965, việc vận chuyển chi viện bằng đường biển được Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân nghiên cứu đề ra phương án đi xa bờ, xác định vị trí tàu bằng thiên văn; gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đoàn Tàu không số vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chiến trường miền Nam đêm ngày không ngừng vang lên tiếng súng. Phát hiện việc vận chuyển vũ khí bằng đường biển của ta theo cách đi xa bờ, lẫn vào dòng tàu buôn trên đường biển quốc tế, địch điên cuồng tìm trăm phương nghìn kế để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc. Những cuộc đấu trí căng thẳng trên biển diễn ra, đã có những tổn thất, hy sinh nhưng quyết tâm của ta không hề thay đổi. Đường Hồ Chí Minh trên biển ngay từ những chuyến chi viện đầu tiên đã là một huyền thoại. Các con tàu không số tiếp tục chi viện vũ khí, thuốc men vào chiến trường ven biển Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Thời gian này địch phong tỏa hết sức gắt gao các tuyến đường trên biển. Chúng đã nhận rõ sự lợi hại của tuyến đường nên dành mọi lực lượng, thiết bị, tàu thuyền, máy bay để chống phá, ngăn chặn các con tàu vận chuyển của ta. Song, Quân chủng Hải quân vẫn xác định phải bằng mọi giá chi viện cao nhất cho miền Nam ruột thịt. Từ bến tàu không số nơi cửa biển Đồ Sơn, những chuyến tàu đêm đêm vẫn bí mật lên đường.
Đài tưởng niệm Bến tàu không số tại Đồ Sơn (Hải Phòn.g)
Sử sách mãi còn ghi, đêm 30 rạng ngày mùng một Tết Mậu Thân (31/1/1968), Tàu 235, thuộc Đoàn tàu không số, do Trung úy Nguyễn Phan Vinh làm thuyền trưởng nhận nhiệm vụ vận chuyển 14 tấn vũ khí, đạn dược chi viện cho miền Nam. Sau nhiều ngày đêm hành quân trên vùng biển quốc tế, đến 18 giờ ngày 29/2/1968, Tàu 235 tới ngang vùng biển Nha Trang thì phát hiện máy bay trinh sát địch lượn vòng quanh tàu. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh nhận định tàu ta đã bị lộ nên cho anh em ngụy trang cẩn thận, chờ đêm tối chuyển hướng vào bờ. Cả tàu chuẩn bị thả hàng sẵn sàng chiến đấu.
Đúng 23 giờ đêm, Tàu 235 đè sóng lướt tới. Khi cách Hòn Hèo khoảng 6 hải lý thì bất ngờ gặp 3 tàu chiến của địch và 4 chiếc khác dàn hàng ngang, triển khai đội hình phục kích thành thế bao vây hòng bắt sống tàu ta. Trước tình hình đó, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đã mưu trí chỉ huy thủy thủ thả khói mù, khôn khéo điều khiển tàu luồn lách qua đội hình tàu địch. Vì không liên lạc với lực lượng bến đón, thuyền trưởng ra lệnh thả hàng xuống biển và khẩn trương cho tàu di chuyển sang vùng biển Ninh Văn để không lộ vị trí thả hàng. Lúc này đã là 1 giờ 30 phút ngày 1/3/1968.
Trên biển, các tàu địch di chuyển khép chặt vòng vây. Trên không, chúng huy động máy bay lên thẳng vũ trang yểm trợ. Cuộc chiến không cân sức diễn ra quyết liệt. Phía trước là núi, phía sau là 7 tàu địch ngăn chặn lối ra, Tàu 235 ở vào tình thế vô cùng khó khăn. Trên trời, máy bay địch thả pháo sáng; đèn pha các tàu địch tập trung chiếu sáng để các loại hỏa lực bắn xối xả. Mặc cho lửa đạn, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh vẫn bình tĩnh chỉ huy thủy thủ vừa kiên cường đánh trả địch, vừa cho tàu chạy sát vào gần bờ hơn. Cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt, nhiều đồng chí của ta bị thương, máy tàu hỏng nặng, thuyền trưởng bị thương ở đầu. Biết không thể thoát khỏi vòng vây của địch, Nguyễn Phan Vinh hội ý với anh em và ra quyết định hủy tàu để không lọt vào tay địch. Thuyền trưởng cho tất cả anh em bơi vào bờ trước, còn anh và thợ máy Ngô Văn Thứ ở lại chuẩn bị kíp nổ, trực tiếp điểm hỏa hủy tàu, rồi rời tàu.
Đúng 2 giờ sáng, một cột lửa bùng lên kèm theo tiếng nổ dữ dội chấn động cả vùng biển, hất tung một nửa thân Tàu 235 lên triền núi Bà Nam. Sau giây phút hoảng loạn, bọn địch điều thêm máy bay và gọi phi pháo bắn phá, dọn đường cho quân đổ bộ lên bờ hòng bao vây bắt sống thủy thủ Tàu 235. Cuộc chiến đấu trên bộ giữa thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng thợ máy Ngô Văn Thứ với bộ binh địch diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng địa hình, địa vật, các anh đã tiêu diệt nhiều tên địch. Cuối cùng, do vết thương ngày càng nặng, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và thợ máy Ngô Văn Thứ đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hi sinh.
Người còn sống hôm nay đều ghi nhớ ơn sâu máu xương các anh hùng chiến sĩ. Quân chủng Hải quân luôn cố gắng thực hiện tốt nhất mọi nhiệm vụ để xứng đáng với những hi sinh, những chiến công của các anh hùng liệt sĩ. Ngay như cầu cảng Đồ Sơn, nơi 60 năm trước các chuyến tàu không số nối nhau chuyên chở hàng hóa, vũ khí chi viện cho miền Nam ruột thịt đã trở thành địa điểm lịch sử để hằng ngày chúng ta nhắc nhớ tới chiến công. Hiện nay đã có một tượng đài khá bề thế được dựng lên với tấm biển ghi rõ:
“Bến tàu Không số - Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Đường Hồ Chí Minh trên biển cùng với những con tàu “Không số” là kỳ tích huyền thoại, thiên anh hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trí tuệ, sự hy sinh, lòng dũng cảm, ý chí độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của toàn thể nhân dân Việt Nam”.
Khu tượng đài “Đường Hồ Chí Minh trên biển” là sự nhắc nhở đối với các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau phải sống xứng đáng với sự hi sinh cao cả của cha ông, đặc biệt là sự hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc mà tiêu biểu là các chiến sĩ trên những con tàu không số huyền thoại.
Năm tháng qua đi, nhưng Đường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là niềm tự hào của quân đội ta, nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc ta.
là ngày thành lập đảng cộng sản việt nam
Ngày 3/2 năm 2022 là dịp kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam