Dong vai vua hung ke chuen banh trung banh giay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
là kể lại tổng hợp các thời vua hug mà đã học trong ngữ văn 6.Nhưng ko cần nữa mk đã tự viết xong rồi.Cm on nhieu nha .Ket bn Di Mai Phuong
Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi. Các lang liền toả đi khắp nơi tìm bạc vàng, châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối. Là con trai nhà vua nhưng chàng rất nghèo, không thể tìm được những đồ quý hiếm. Chàng băn khoăn, trằn trọc suy nghĩ…
Thế là sắp đến ngày lễ Tiên vương rồi. Ngày kia trong triều sẽ mở đại tiệc. Hẳn các lang anh đã chuẩn bị được nhiều của ngon vật lạ lắm. Nào là nem công chả phượng, nào là yến huyết, vi cá… Vua cha rồi sẽ khen nức nở, chỉ việc chọn món nào ngon nhất mà thôi. Mình không ham gì ngôi cao, chỉ mong ước được sống bình yên như thế này. Nhưng, dẫu sao cũng là tấm lòng, giá như mình có một món gì đó thật ý nghĩa tế lên Tiên vương và cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với vua cha thì tốt quá.
Lang Liêu ngủ thiếp đi, trong mơ chàng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ chống gây đến nói:
– Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dâng lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha phải không? Vậy ta hỏi con: Con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất?
– Dạ, trời ạ!
– Thế cái gì gần gũi và quý nhất?
– Dạ, đất ạ!
– Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.
Cụ già nói xong liền hoá thành một làn khói mỏng bay đi. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy. Nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.
Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh. Chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ một con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất. Sau đó chàng lấy lá gói thành thứ bánh vuông vức như mặt đất bao la. Xong xuôi chàng cho vào nồi luộc. Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh thơm như thế. Cũng thứ cơm nếp thơm ngon ấy, chàng giã mịn, nặn thành thứ bánh tròn vành vạnh như bầu trời buổi sớm.
Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến trong cung thì mọi người đã về tựu đông đủ.
Lỗ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào Người cũng chỉ nếm qua một miếng, tỏ vẻ không vui. Như: gan hùm, tay gấu, tim voi, đến cả vi cá mập,…. Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu? Người buồn vì thấy trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết có mỗi cách là đi các nơi tìm của ngon vật lạ.
Đến hai mâm bánh cùa Lang Liêu, nhà vua bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm bánh bình dị toát lên mội thứ mùi vị thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt toả ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi trốn đồng, những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều…
Người sai lấy dao cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu:
– Ai bày cho con làm hai thứ bánh này? Chúng có ý nghĩa như thế nào?
Lang Liêu vội quỳ xuống thưa:
– Muôn tâu vua cha, thứ bánh hình tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rông lớn, nơi có vua cha đang cai quản, gìn giữ nên thái bình muôn thuở. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ!
Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy. Nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói:
– Con không những là một đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.
Rồi trước đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố:
– Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái hình muôn thuở, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lí của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra. Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người sẽ thay ta trị vì thiên hạ.
Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang:
– Đức vua vạn tuế! Vạn vạn tuế!
Nhà vua nói tiếp:
– Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cúng tổ tiên. Thứ bánh vuông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy…
Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.
Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em – Bài làm 3
Vua Hùng thứ 6 có 20 hoàng tử. Nhà vua ngày một già yếu. Việc truyền ngôi cho thế tử biết chọn ai bây giờ? Nhà vua băn khoăn lo nghĩ mãi: "Giặc ngoài đã dẹp yên, giặc trong phải đề phòng; dân ấm no, ngai vàng mới vững…".
Một hôm nhà vua triệu các hoàng tử đến và phán: “Ta đã già. Người nối dõi không nhất thiết là con trưởng mà phải là người nối chí ta. Lễ Tiên Vươn ạ sắp tới, hễ con nào làm vữa V ta, ta tríivêiì IIÍỊÔÌ cho, có Tiên Vương chứng giám”.
Các ông Lang tưng bừng chuẩn bị, ai cũng muốn ngôi báu về mình. Riêng Lang Liêu là con thứ 18, mẹ mất sớm chịu nhiều thiệt thòi, lâu nay chỉ biết trồng lúa, trồng khoai… Nhẩm lại lời vua cha, Lang Liêu buồn lắm. Đêm đó, nằm mộng, ông thấy thần đến bảo:
"Gạo là thứ quý nhất trên đời. Ăn mãi không chán, lại do người làm ra… Hãy lấy gạo làm bánh, làm như thế… như thế… mà lễ Tiên Vương…".
Tỉnh mộng, Lang Liêu mừng thầm. Ông chọn thứ gạo nếp thơm ngon nhất đem ngâm, vo thật sạch. Lấy đậu xanh đãi sạch vỏ, lấy thịt lợn làm nhân, dùng lá dong đùm thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thành bánh. Một nửa số gạo nếp đã vo sạch còn lại, đem đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử mang cỗ đến với bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Còn Lang Liêu chỉ có 2 mâm đầy với hai loại bánh bình dị ấy. Vua Hùng đi xem xét từng mâm cỗ một. Nhà vua dừng lại rất lâu trước hai mâm bánh của Lang Liêu rồi gật đầu, vui lòng lắm. Vua cho gọi Lang Liêu lại hỏi. Vị hoàng tử thứ 18 kể lại giấc mộng gặp thần linh… Vua cha ngẫm nghĩ rồi chọn hai mâm bánh ấy đặt lên bàn thờ, nơi cao nhất để lễ Tiên Vương. Lễ xong, vua ban bánh cho quần thần và các hoàng tử. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua nói với họ:
"Thứ bánh hình tròn, trắng tinh khiết này tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Thứ bánh hình vuông là tượng Đất; thịt mỡ, đậu xanh, lá dong làtượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá xanh bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm học nhau…". Ngập ngừng một lát, nhà vua kính cẩn nhìn lên bàn thờ Tiên Vương, nghiêm trang nhìn quần thần và các hoàng tử rồi phán:
"Lang Liêu đã dânglễ phẩm hợp ý tua Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, kính xin Tiên Vương chứng giám".
Từ đó, nghề nông ở nước ta càng được mở mang và phát triển. Ngày Tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy. Bánh chưng, bánh giầy là hương vị tết cổ truyền dân tộc.
Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em – Bài làm 4
Mỗi khi Tết đến xuân về, mâm cỗ nhà nào cũng có bánh chưng, bánh giầy. Nhưng các bạn có bao giờ hỏi về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy ? Vì sao khi Tết đến mọi người lại làm hâi thứ bánh này. Tôi kể các bạn nghe nhé.
Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có tới hơn hai mươi người con trai. Không biết chọn ai, vua bèn gọi các con đèn bào:
– Tổ tiên ta từ khi dựng nước Văn Lang đã truyền được sáu đời. Nay ta đã già, ta muốn truyền lại ngôi cho một trong số các con. Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân ngày lễ của Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.
Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm. Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.
Một đêm, sau buổi làm đồng nặng nhọc, mệt quá, chàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đến bên chàng, hiền từ cười nói:
– Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và khiến ta không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, tuy hiếm nhưng con người không làm ra được. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.
Sáng sớm tỉnh dậy, càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn khéo léo chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch rồi lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, vẫn thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang đua nhau khoe sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Vua Hùng xem qua rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Thấy lạ, vua cho vời Lang Liêu lên hỏi. Lang Liêu kể hết mọi chuyện cho vua cha nghe. Ngẫm nghĩ một lát, vua lấy bánh của Lang Liêu đem lễ Tiên Vương.
Lễ xong, vua cho mọi người thụ lộc, ai cũng khen ngon. Nhà vua nói:
– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta gọi là bành giầy, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị bên trong ngụ ý đùm bọc yêu thương nhau. Lang Liêu đã làm đúng ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu. Xin Tiên Vương chứng giám.
Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
Nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy là thế đấy các bạn ạ. Câu chuyện tôi kể không chỉ nói về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy mà còn đề cao nghề nông và sự tôn kính đối với tổ tiên của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.
Trong chương trình Ngữ vãn lớp 6, em đã được học năm truyền thuyết. Mỗi truyền thuyết đều để lại cho em một ý nghĩa sâu sắc. Nhưng em thích nhất là truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy". Câu chuyện xảy ra như sau:
Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:
– Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.
Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.
Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.
Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:
– Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hăy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.
Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.
Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
Bánh chưng,bánh giầy:
Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho một trong hai mươi người con trai của ngài, người nối ngôi không cần phải là con trưởng. Ngài không biết chọn ai bèn cho các lang làm lễ Tiên Vương để vừa ý ngài. Các lang đua nhau làm lễ thật hậu vì muốn được ngôi báu. Lang Liêu là người thiệt thòi nhất vì mồ côi mẹ từ sớm rồi ra ở riêng nên không biết phải làm gì. Một đêm nọ, có một vị thần tới mách Lang Liêu làm bánh từ gạo.Chàng làm như lời thần dặn và vào ngày lễ Tiên vương, bánh của Lang Liều được vua Hùng chọn. Lang Liều được nối ngôi, ừ đó nước ta làm bánh chưng,bánh giầy vào ngày Tết.
Con Rồng cháu Tiên:
Ngày xưa ở Bắc Bộn nước ta có thần Lạc Long Quân thường giúp đỡ dân lành, thần mình rồng và là con trai thần Long Nữ.Ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp đến vùng đất Bắc Bộ để tìm hoa thơm cỏ lạ. Lạc Long Quân và Âu Cơ yêu nhau, nên duyên vợ chồng. Một thời gian sau,Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con, họ lớn nhanh như thổi mà không cần ăn uống. Về sau, Lạc Long Quân vốn ở nước cảm thấy ko ở trên cạn mãi được đành chia năm mươi con theo cha, năm mươi con theo mẹ đi cai quản các phương. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua và thành lập ra nhà nước Văn Lang.
Thánh Gióng:
Đời vua Hùng thứ sáu ở làng Gióng có đôi vợ chồng già nhân hậu muốn có một đứa con, một lần người vợ ra đồng thấy vết chân to bà lấy chân mình ướm thử thì về nhà có mang. Mười hai tháng sau bà sinh ra một đứa trẻ, đứa trẻ đó cho tới 3 tuổi vẫn không biết nói,không biết đi,không biết cười,cứ đặt đâu thì nằm đấy.Khi ấy giặc ngoại xâm muốn chiếm nước ta, vua sai người đi tìm người tài, nghe thấy tiếng rao đưa trẻ nhờ mẹ mời sứ giả vào, đứa bé yêu cầu sứ giả về bẩm vua đưa cho một con ngựa sắt,một chiếc roi sắt và một áo giáp sắt. Cậ bé lớn nhanh như thổi,bà con trong xóm góp gạo nuôi cậu bé. Khi sứ giả mang đồ tới,cậu mặc vào,vươn vai thành tráng sĩ.Tráng sĩ phi ra chiến trường, đón đầu giặc đánh hết tất cả bọn chúng. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ bụi tre bên đường đnahs giặc.Tráng sĩ phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn,cởi áo giáp rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.Vua nhớ ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương.Hiện nay có một làng là làng Cháy do bị lửa từ ngựa phun ra thiêu cháy ngôi làng
sự tích hồ Gươm mai viết tiếp.
bánh trưng bánh giầy :
Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho.
Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hâu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.
Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.
Con rồng cháu tiên:
Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
thánh gióng:
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi xứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.
sự tích hồ gươm
Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần.
Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
2 loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động
Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu
Gói và nấu bánh chưng đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Vậy tập tục này từ đâu mà có? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của những chiếc bánh chưng bánh dày.
Sự tích bánh chưng bánh dày
Người Việt Nam từ bao đời nay không ai là không biết về sự tích bánh chưng, bánh dày . Tương truyền, vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm người tài kế vị, đã cho vời các hoàng tử lại và truyền rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”. Các hoàng tử đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp nơi. Duy chỉ có hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu, do mẹ mất sớm, không có người giúp đỡ nên không biết xoay sở ra sao.
Sự tích bánh chưng bánh dày đã có từ đời vua Hùng vương thứ 6
Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."
Khi dâng lên, hai loại bánh ấy được vua Hùng rất ưng ý nên đã quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu, đồng thời đặt tên bánh hình tròn tượng trưng cho trời là bánh dày, bánh hình vuông tượng trưng cho đất là bánh chưng. Từ đó, mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên, dân gian thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất. Đây cũng là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.
Nguyên liệu làm bánh chưng bánh dày
Nguyên liệu làm bánh chưng gồm có gạo nếp, đỗ, thịt lợn và lá dong. Để có chiếc bánh chưng dẻo thơm, nhất thiết phải chọn loại gạo nếp thật ngon, thịt phải là thịt lợn ba chỉ có cả mỡ và nạc để nhân bánh có vị béo đậm đà, không khô bã. Gạo nếp sau khi đãi sạch, được xóc muối cho ngấm, đổ vào khuôn lót lá dong, lấy đậu xanh làm nhân bánh, trong cùng để miếng thịt lợn.
Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân chuyên làm bánh chưng, tất cả những nguyên liệu ấy được gói gọn trong lớp lá dong xanh mướt, dùng lạt mềm buộc chặt và cho vào nồi luộc chín. Khi vớt ra, bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của gạo, vị thơm của đậu xanh, béo ngậy của thịt lợn, tất cả cùng hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon, vừa độc đáo. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với nước mắm thật ngon, thêm củ hành muối, củ cải dầm hay dưa góp sẽ càng đậm đà, khó quên.
Theo sự tích bánh chưng bánh dày, gói bánh chưng làm bánh dày là một tập tục truyền thống của người Việt trong dịp tết cổ truyền
Bánh dày được làm từ gạo nếp. Chọn loại gạo nếp ngon, dẻo, đồ chín rồi đổ vào cối giã nhuyễn. Sau đó vo tròn xếp vào lá dong, rồi dùng tay chia thành từng cục bột nhỏ, nặn tròn và ấn bẹp xuống. Vậy là có những chiếc bánh dầy dẻo thơm. Bánh dày thường được ăn kèm với giò, chả... rất ngon miệng.
Ý nghĩa sự tích bánh chưng bánh dày ngày Tết Việt Nam
Sự tích bánh chưng bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.
Sự tích bánh chưng bánh dày mang ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh
Bên cạnh đó, bánh chưng, bánh dày còn mang những ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị. Còn theo tín ngưỡng phồn thực dân gian và triết lý nõ - nường, thì bánh chưng, bánh dầy còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở.
Bánh chưng âm dành cho mẹ, bánh dầy dương dành cho cha. Trên mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết, đó là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.
Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp...
k nha
vậy mua 12 cái hết :12.5500=66000(đ)
vậy mua bánh với giá 11000 thì mua được:66000:11000=6(cái bánh)
2 gói bánh có số tiền là
4000x2=8000(đồng)
4 gói kẹo có số tiền là
2000x4=8000(đồng)
phải trả số tiền là
8000+8000=16000(đồng)
đs:16000 đồng
Số tiền mua 2 gói bánh là: 4000x2=8000 đồng
Số tiền mua 4 gói kẹo là: 2000x4=8000 đồng.
Số tiền Hùng phải trả 2 gói bánh và 4 gói kẹo là: 8000+8000=16000 đồng
Đáp số: 16000 đồng
Buổi tối hôm ấy, trăng sáng vằng vặc in rõ từng cành lá xuống sân gạch. Tôi ngồi lặng yên nghe mẹ đọc truyện Bánh chưng, bánh dày. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành chân chất cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tưởng của tôi. Trăng sáng quá! Gió lại hiu hiu thổi, tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo, bước chân tôi nhẹ tênh theo câu chuyện về chiếc bánh mẹ vừa kể.Bước chân tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa, xa xa những triền khoai lang xanh rờn, bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Nhìn gương mặt anh có nét gì đó quen quen, tôi bước lại gần hơn:- A! Chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây? Tôi reo lên thích thú khi nhận ra đó chính là Lang Liêu, chàng trai hiền lành trong câu chuyện Bánh chưng, bánh dày.Nghe thấy giọng nói lảnh lót của tôi anh nông dân ngừng tay làm, nhìn tôi mỉm cười, nói:- Chào em gái! Lẽ ra anh phải hỏi em điều đó chứ!Tôi chợt hiểu và giới thiệu:- Em quên mất, em là Lan, năm nay em học lớp 6, ngày mai lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh dày thế mà hôm nay em lại được gặp anh, thật là vui quá!Nghe nhắc đến chuyện bánh chưng, bánh dầy anh nông dân có vẻ trầm ngâm, tôi thì vô cùng sung sướng vì đây là một cơ hội hiếm có để được nghe chính chàng Lang Liêu kể cho nghe về cuộc đời của mình. Đoán được suy nghĩ của tôi anh mỉm cười và nói:- Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vương anh không?Tôi thích thú:- Có ạ! Anh hãy kể cho em nghe đi.Lang Liêu đưa đôi mắt nhìn ra xa, anh bắt đầu kể, giọng như trầm xuống.- Ta sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, mẹ ta chẳng được vua yêu chiều như những vương phi khác nên khi sinh ra chỉ có mẹ con quấn quýt bên nhau, chẳng bao lâu bà mất sớm, để lại ta một mình côi cút. Thế là cũng từ đó ta chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa. Cuộc sống cứ ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc ta đã thành chàng trai trưởng thành, mạnh khoẻ. Ngày ngày, ta vui với công việc đồng áng của mình, chẳng dám màng đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, đang lúi húi vun mấy khóm khoai trước nhà bỗng ta nhận được lệnh vua vời vào trầu.- Thế anh có lo lắng không? Tôi sốt sắng hỏi.Lang Liêu chậm giãi trả lời:- Ta cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vương giận hoặc đau yếu. Bởi vậy,sau khi nhận được lệnh, ta vội vã thay quần áo vào chầu phụ vương. Trên đường đến đấy, ta đã nghe nói vua cha nay cảm thấy già yếu nên muốn tìm một người nối ngôi, chỉ cần người đó có tài chứ không nhất thiết là con trưởng hay con thứ. Khi ta đến nơi, tất cả mọi người đã đến đông đủ và tất nhiên có cả các anhcủa ta.Trên ngai vàng, vua cha đã có vẻ già yếu hơn trước nhiều. Sau khi tuyên bố lí do của buổi triệu tập, Ngài nói:- Tới ngày lễ tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ truyền cho người ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nước.Nghe đến đây tôi lại buột miệng hỏi:- Chắc anh lo lắng lắm khi nhận được tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha.Lang Liêu nhìn tôi gật đầu, chàng tiếp:- Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh của ta có vẻ rất vui mừng vì trong tay họ có biết bao ngọcngà châu báu, họ muốn gì mà chẳng có, còn ta nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vương. Thực ra ta cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhưng ta cũng muốn làm đẹp lòng phụ vương.Suốt mấy ngày sau đó, ta mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vương. Lòng ta ngổn ngang trăm mối, nếu đi mua đồ quý như các anh của ta thì ta không có tiền còn nếu dâng lên chỉ khoai và sắn thì chắc chắn phụ vương sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thường đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc
nếu mk đúng mk nhé kb mk đi