Viết đoạn văn khoảng 10- 12 câu trình bày bài học em rút ra được sau khi đọc truyện Bức tranh của em gái tôi. Lưu ý: Không chép trên mạng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn trích trên giúp em rút ra được một bài học cuộc sống : Người anh trai ơi, dù em Kiều Phương giỏi hơn về tài hội họa thì anh cũng nên động viên em ấy chứ. Bài học trong đoạn trích là về cách xử sự trước tài năng, đạt được kết quả cao của mọi người xung quanh hoặc của bản thân. Ai cũng cần một tấm lòng độ lượng, khoan dung và nên cổ vũ, khích lệ tiếp cho người khác một sức mạnh để vượt qua các thành công lớn khác. Khi không có sự cho phép của người sở hữu thì đừng tự tiện xem những đồ có quyền sở hữu riêng tư, một hành vi không tốt chút nào đâu.
Tham khảo:
Từ văn bản Bức tranh của em gái tôi, em rút ra ra được bài học gì với thái độ ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đề phát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đề hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
Đoạn kết của truyện thể hiện tâm trạng xúc động ko nói thành lời của người anh khi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em gái Kiều Phương. Lời độc thoại của người anh như một lời thú tội đau đớn khi nhận ra phần hạn chế của chính mình. Đồng thời người anh cũng thức tỉnh trước tình cảm trog sáng , chân thành , tài năng hội họa và tấm lòng bao dung của người em gái. Đoạn kết câu chuyện mở ra cho người đọc sự suy ngẫm riêng : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trog tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy đc người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ , người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!
#Châu's ngốc
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
Truyện có hai nhân vật đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể thấy nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng là truyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh lương tri ở nhân vật người anh qua việc tự trình bày những diễn biến tâm trạng của mình trong suốt truyện.
Qua cách đặt cho em cái biệt danh là Mèo và thái độ khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật, ta thấy người, anh đã tỏ ra không mấy thiện cảm với cô em gái. Đến khi thấy em thích vẽ và âm thầm mày mò tự pha màu vẽ, cậu ta theo dõi nhưng chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến việc Mèo đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của cậu ta về những việc làm của Mèo pha chút châm biếm, hài hước.
câu 1:
a,Đoạn văn trên trích từ văn bản'' Bài học đường đời đàu tiên''.Tác giả là nhà văn Tô Hoài . Đoạn văn miêu tả ngoại hình của Dế Mèn.phương thức biểu đạt của đoạn văn là tự sự
b,nhân vât tôi LÀ DẾ MÈN , đăc điểm : thân hình cuờng tráng,tính tình kiêu ngao
a) Vb bài học đường đời đầu tiên,của Tô Hoài,đv tả thân hình dế mèn. PTBD miêu tả
b)nhân vật tôi là dế mèn dặc điểm(trong đoạn trích)
c) BPTT so sánh
B2
a) dế mèn kiêu ngạo, hung hăng,hống hách
Kiều Phương yêu thg anh,
anh trai, ích kỉ, đố kị vs em,
b)ko đc hung hăng , đố kị, ích kỉ
phải yêu thg nhau .v.v...
c)như trên
câu 3 quên òi tự lm nhoa
Đoạn kết của truyện, tác giả viết: “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói ràng: Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
Đây là một kết thúc khá bất ngờ, có hệ quả từ câu hỏi của mẹ: “Con đã nhận ra con chưa” trước đó vốn bao hàm nhiều nghĩa (cũng có thể người mẹ hỏi về người anh được tái hiện trong niềm mong ước của em gái; người anh trong con mắt ngây thơ của mội tài năng chớm nở; hoặc người anh ở ngoài đời so với sự hoàn hảo của tác phẩm nghệ thuật). Hiểu như vậy sẽ cắt nghĩa được các chặng phát triển của trạng thái tâm lí nhẩn vật, từ “giật sững người” chuyển sang “bám chặt lấy tay mẹ”, rồi ngỡ ngàng - hãnh diện - xấu hổ, và cao trào là không trả lời mẹ - muốn khóc, chuyển hóa thành kết quả tự nhận thức trong tâm tưởng: “Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
Sự phát hiện tinh tế, cũng là thành công nghệ thuật của tác giả thể hiện trong đoạn kết này là để cho tình tiết của câu chuyện phát triển một cách tự nhiên nhằm bộc lộ quan niệm rõ ràng về cái đúng, cái sai trong cuộc sống một cách khách quan. Câu nói thầm trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, có tính tất yếu và thuyết phục người đọc.
-Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
Tham khảo ý viết đoạn văn:
Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.