Quan sát Hình 27.1, mô tả cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật:
- Tế bào khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm úp sát nhau tạo thành khe khí khổng. Khe khí khổng có thể mở rộng hoặc khép lại tùy thuộc vào độ no nước của khí khổng → Có thể đáp ứng cường độ trao đổi khí nhanh hay chậm:
+ Khi tế bào hình hạt đậu trương nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra làm cho thành dày cong theo → Khí khổng mở rộng giúp thực hiện quá trình trao đổi khí nhanh.
+ Khi tế bào hình hạt đậu mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → Khe khí khổng khép lại → Quá trình trao đổi khí diễn ra hạn chế.
- Khe khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn → Quá trình trao đổi khí có thể diễn ra liên tục suốt ngày đêm.
-Cấu tạo:
+Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau.
+Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo thành một khe hở(lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu
-Chức năng: thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây
Mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật: Khí O2 từ môi trường vào cơ thể qua cơ quan trao đổi khí (da, hệ thống ống khí, mang, phổi) cung cấp cho các tế bào. Các tế bào thải ra khí CO2, CO2 theo cơ quan trao đổi khí ra ngoài môi trường.
Khí O2 được khuếch tán vào bề mặt trao đổi khí rồi vào các tế bào để thực hiện quá trình hô hấp tế bào.
Quá trình hô hấp sẽ thải ra khí CO2: khí CO2 được vận chuyển ra khỏi các tế bào rồi qua bề mặt trao đổi khí để đưa ra ngoài môi trường.
- Chúng giống nhau là cả hai loại đều chứa lục lạp, đặc điểm này phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng và quang hợp.
- Khác nhau giữa hai loại:
+ Tế bào thịt lá phía trên: tế bào dạng dài, xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp.
+ Tế bà thịt lá phía dưới : tế bào dạng tròn, xếp không sát nhau, chứa ít lục lạp hơn.
- Lớp tế bào thịt lá phía trên có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ. Lớp tế bào thịt lá phía dưới có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí.
1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.
2)* Cấu tạo của tim :
Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.
*) Vệ sinh hệ tim mạch
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp
giống:chúng có vách mỏng,chứa nhiều lục lạp.đặc điểm này giúp chế tạo chất hữu cơ cho cây(lục lạp chứa chất diệp lục đảm nhận chức năng này)
giống nhau : tế bào thịt lá ở cả 2 phía đều chứa nhiều lục lạp giúp cho phiến lá thu nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây .
Cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật: Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hình hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng. Đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hình hạt đậu giúp các khí di chuyển ra, vào.