Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật: Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hình hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng. Đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hình hạt đậu giúp các khí di chuyển ra, vào.
Những biến đổi của thành tế bào hạt đậu trong hoạt động đóng, mở khí khổng:
- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)
- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)
- Trao đổi khí là quá trình lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường và thải ra ngoài môi trường khí CO2 hoặc O2.
- Quá trình trao đổi khí ở động vật thực hiện thông qua quá trình hô hấp.
- Quá trình trao đổi khí ở thực vật thực hiện ở quá trình quang hợp và hô hấp.
Quang hợp: Lấy vào cacbon, thải ra oxi, diễn ra ban ngày
Hô hấp:Lấy vào oxi, thải ra cacbon, diễn ra ban đêm
-Cấu tạo:
+Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau.
+Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo thành một khe hở(lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu
-Chức năng: thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây
-Khi ta hít vào, oxy cùng các khí khác có trong không khí sẽ được đưa vào phổi đến tận phế nang.
-Rồi sau đó, tại phế nang xảy ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu
Từ đó, khí oxy sẽ được đi vào máu và vận chuyển lên các tế bào, còn khí CO2 từ máu vào phế nang sẽ được chuyển thẳng ra ngoài theo phương pháp thở ra
- Quá trình trao đổi khí phụ thuộc vào độ mở của khí khổng. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí. Trong đó, 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là: hàm lượng nước và ánh sáng.
- Ảnh hưởng của hiện tượng thiếu nước của cây đến quá trình trao đổi khí: Cây bị thiếu nước → Khí khổng đóng lại → Quá trình trao đổi khí cũng sẽ bị cản trở (tốc độ trao đổi khí chậm lại).
Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật:
- Tế bào khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm úp sát nhau tạo thành khe khí khổng. Khe khí khổng có thể mở rộng hoặc khép lại tùy thuộc vào độ no nước của khí khổng → Có thể đáp ứng cường độ trao đổi khí nhanh hay chậm:
+ Khi tế bào hình hạt đậu trương nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra làm cho thành dày cong theo → Khí khổng mở rộng giúp thực hiện quá trình trao đổi khí nhanh.
+ Khi tế bào hình hạt đậu mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → Khe khí khổng khép lại → Quá trình trao đổi khí diễn ra hạn chế.
- Khe khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn → Quá trình trao đổi khí có thể diễn ra liên tục suốt ngày đêm.