"Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới hầm ba-ri-e cũ"
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi. Đoạn văn trên viết gì trong câu chuyện?
Câu 2: Ba cô gái trong câu chuyện có những nét chung nào đáng yêu, đáng trân trọng?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng diễn tả không khí và gợi cảm xúc dứt khoát, khẩn trương trong phân công công việc phá bom của các nữ TNXP
Chỉ biết vậy thui
Đoạn văn viết về:
- Công việc của tổ trinh sát mặt đường (gồm Nho, Phương Định và chị Thao là tổ trưởng) trên cao điểm của trọng điểm tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa, mà cụ thể trong đoạn trích trên là việc phá bom.
- Sự đáng sợ và vắng lạnh, có bóng dáng Tử thần trên cao điểm của trọng điểm tuyến đường Trường Sơn.
- Sự kiêu hãnh và tự tin, có lòng tự trọng cao của Phương Định khi không đi khom mà đàng hoàng bước tới phá bom, hoàn thành công việc, thông suốt tuyến đường Trường Sơn của mình, không run sợ và tự tin thể hiện bản thân trước mắt các anh cao xạ.
- Niềm tin lớn của Phương Định vào việc các anh cao xạ luôn dõi theo và đồng hành với cô trên bước đường chiến trận, nên cô không có gì phải sợ hãi, "đi khom" nữa.
3 câu văn trên đây đã miêu tả được công việc vô cùng khó khăn gian khổ của ba cô gái thanh niên xung phong trong bài Những Ngôi Sao Xa Xôi của Lê Minh Khuê công việc của ba cô gái đã được Hiện ra trước mắt người đọc một cách chân thực một công việc gian lao vất vả phá bom không ngần ngại ,thể hiện rõ sự tự nguyện thái độ với công việc của ba cô gái Công việc ấy ấy đòi hỏi ở họ phải bình tĩnh, dũng cảm, khôn ngoan, nhạy cảm và kháo léo, đòi hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng hy sinh, không quản khó khăn gian khổ bởi chẳng có ai biết được quả bom câm lặng có khi đang ấm nóng dần lên, nằm chềnh ềnh ra đó và có thể nổ bất cứ lúc nào. họ là những người có trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công bởi công việc của họ không hề đơn giản. Đố là những phẩm chất cao đẹp, bình dị, hồn nhiên của ba cô gái thanh niên xung phong Như vậy vẻ đẹp trong cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường: Nho, Phương Định, chị Thao chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ mà Lê Minh Khuê đã tả lại rất thành công,
Câu 1:
Đoạn văn trên kể về sự việc Nho, Thao và Phương Định đi phá bom.
Việc sử dụng nhiều câu văn ngắn, nhịp nhanh đã tạo được không khí khẩn trương tại chiến trường
Câu 2:
Đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái, thanh niên xung phong nơi chiến tranh ác liệt.
-Trong đoạn văn trên sử dụng nhiều câu đặc biệt
-Cách đặt các câu mang ý nghĩa ngang hàng (Đoạn văn song hành)
Hiệu qua của việc đặt câu:
+tăng tính kịnh tính cho tình huống
+Tâm trạng của nhân vật được miêu tả một cách sắc nét hơn
+Vẻ lo lắng,hồi hjp,thấp thỏm cua nhân vật được nói đến trong đoạn trích trở nên chân thực với vẻ sơ xác phía trên cao điểm
1. HCST em có thể xem lại trong SGK nhé.
Đoạn văn trên viết về công việc của mỗi cô gái. Đây là công việc thường ngày của họ.
2.
Họ đều là những cô gái trẻ, có tinh thần yêu nước sâu sắc, không sợ gian nan, nguy hiểm, sẵn sàng cho công việc. Nhân vật Nho thì là một cô gái đáng yêu, thích ăn kẹo, nhẹ nhàng và gan dạ. Chị Thao là một cô gái trưởng thành, nhưng lại có nỗi sợ máu, sợ vắt... Còn nhân vật Thao là một cô gái với nhiều hoài niệm về mẹ, mái trường, quê hương, yêu những cơn mưa đá, thích hát, chu đáo...
Đoạn cuối là nhân vật Phương Định em nhé, chị viết vội quá nên lại thành nhân vật Thao