Cách vẽ chân dung trung đại
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Về nhà nước
- Về bản chất: theo học thuyết Mác - Lênin, quyền lực chính trị trong các nhà nước ở Phương Đông và Phương Tây cổ đại thuộc về giai cấp chủ nô. Cơ cở kinh tế của nhà nước là dựa trên chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và nô lệ. Cơ sở xã hội là một hệ thống kết cấu giai cấp khá phức tạp trong đó về cơ bản có hai giai cấp chủ nô và nô lệ
- Về chức năng: Hoạt động chủ yếu của nhà nước thời kỳ này là bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời phòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác
- Về hình thức nhà nước: Trước hết xét về hình thức chính thể thì các nhà nước ở Phương Đông cổ đại được tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô với các mức độ tập trung quyền lực khác nhau (Ví dụ: Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Ai cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại). Ở Phương Tây cổ đại, các nhà nước được tổ chức chủ yếu theo chính thể quân chủ và cộng hòa chủ nô
- Về hình thức nhà nước: Trước hết xét về hình thức chính thể thì các nhà nước ở Phương Đông cổ đại được tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô với các mức độ tập trung quyền lực khác nhau (Ví dụ: Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Ai cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại). Ở Phương Tây cổ đại, các nhà nước được tổ chức chủ yếu theo chính thể quân chủ và cộng hòa chủ nô
Pháp luật (hiểu theo nghĩa hẹp là những Bộ luật thành văn) thường ra đời muộn hơn nhiều thời điểm xuất hiện nhà nước Ngoài tính giai cấp, pháp luật chủ nô cũng có vai trò xã hội quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội.Tính xã hội của nhà nước cũng như pháp luật ở Phương Đông trong một chừng mực nhất định còn có trước và tỏ ra trội vượt hơn cả tính giai cấp. Ví dụ: Ở phần mở đầu của Bộ luật, Hammurabi tuyên bố: “Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.” Hoặc ở phần kết của Bộ luật,Hammurabi khẳng định lại mục đích của Bộ luật- Bảo vệ chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, hợp pháp hóa các hình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ. Pháp luật ghi nhận và bảo vệ chặt chẽ quyền tư hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất được thể hiện trong Bộ Luật Hammurabi, Luật 12 Bảng ở La Mã sơ kỳ nền cộng hòa, Bộ pháp điển Corpus iuris Civilis của Hoàng đế Justinian. Cụ thể pháp luật nhiều nước thời kỳ này cho phép tra tấn, giam cầm con nợ để yêu cầu trả nợ. Các hành vi mua bán, chuyển nhượng tài sản của chủ tư hữu cũng được pháp luật nhiều nước quy định chặt chẽ nhằm tránh sự lừa dối, gian lận làm phương hại đến quyền tư hữu (Ví dụ: Điều 2 Bảng III Luật 12 Bảng qui định: „Người chủ nợ có thể cầm tay con nợ và đưa con nợ đến Tòa. Nếu con nợ không trả được nợ theo phán quyết của Tòa và cũng không có ai bảo lãnh cho anh ta, chủ nợ có thể tống giam con nợ").
- Ghi nhận tình trạng phân biệt đẳng cấp trong xã hội.
Pháp luật cho phép những chủ nô giàu có thuộc các đẳng cấp cao trong xã hội có những đặc quyền về kinh tế và chính trị. Ví dụ: Điều 1 Bảng X Luật 12 Bảng qui định cấm kết hôn giữa quí tộc và bình dân: "Cấm kết hôn giữa người bình dân và quí tộc
- Ghi nhận và bảo vệ chế độ gia trưởng.
Pháp luật của nhiều nhà nước thời kỳ này ghi nhận quyền tuyệt đối của người gia trưởng đối với tài sản trong gia đình và địa vị chi phối của người gia trưởng đối với các thành viên khác của gia đình. Thí dụ, ở Bộ luật Hammurabi nếu không có con, người chồng có quyền ly dị hoặc bán vợ hoặc lấy vợ lẽ; nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông
Hình thức biểu hiện của pháp luật chủ nô rất đa dạng, bao gồm: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp và văn bản pháp luật. Nhiều nhà nước chủ nô đã xây dựng được những bộ luật lớn