Nêu những phẩm chất tốt đẹp của người lính trong chiến tranh ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua văn bản " chiếc lược ngà" em hiểu j về nhưng phẩm chất tốt đẹp của người lính trong chiến tranh?
Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), là một trong những tác giả nổi tiếng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từng là một người lính tham gia vào các chiến trường Nam Bắc thế nên các tác phẩm của ông luôn mang đậm hơi thở của thời đại. Trong hơn nửa thế kỷ chiến đấu và cầm bút ông đã để lại một số lượng tác phẩm lớn không thua kém gì so với các nhà văn cùng thời. Trước năm 1975 các sáng tác của ông chủ yếu là về đề tài người lính với những mất mát và đau thương trong chiến đấu, với bằng giọng văn mộc mạc, bình dị đậm chất người dân Nam Bộ ông đã tự tạo riêng cho mình một phong cách sáng tác không thể nhầm lẫn với bất cứ nhà văn nào khác. Chiếc lược ngà không phải là tác phẩm đầu tay nhưng lại là tác phẩm đẩy tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng vụt lên nổi bật so với các tác giả đương thời. Đọc truyện ngắn ta mới thấu hiểu được rằng sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh không hẳn chỉ là những trận mưa bom bão đạn, những lần đổ máu trên chiến trường mà nó còn len lỏi tận vào hậu phương, len lỏi vào không gian gia đình, cắt vào trái tim mỗi con người những vết thương vô hình vô dạng nhưng đau đớn kéo dài cả cuộc đời. Có thể nói rằng Chiếc lược ngà là một tác phẩm có cái nhìn mới về nỗi đau cũng như những bi kịch trong chiến tranh ở một phương diện khác, một bộ mặt khác tàn bạo hơn của chiến tranh.
Nhan đề Chiếc lược ngà vốn là một chi tiết rất quan trọng trong tác phẩm, nó là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh. Ông vẫn chấp niệm chưa được gặp con lần nữa để tận tay tặng cho cô bé chiếc lược mà ông đã cặm cụi tỉ mỉ khắt vẽ, đẽo gọt bằng cả trái tim, bằng tất cả những tình yêu thương dồn nén, trong đó có cả sự hối hận, tiếc nuối vì đã trách phạt cô bé trong lần đầu tiên gặp mặt mà cũng là lần cuối cùng. Hình ảnh chiếc lược ngà cũng là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt, tất cả chỉ còn lại một hình bóng người cha mơ hồ và một chiếc lược ngà được khắc bằng tất cả nỗi nhớ mong.
Toàn bộ câu chuyện xoay quanh hai tình huống éo le và đau đớn, đó là cảnh ông Sáu được về thăm nhà sau tám năm xa cách, trước nỗi mong nhớ xúc động được gặp đứa con gái bé bỏng mà ông đã xa nó từ năm nó chưa đầy tuổi, thì đắng cay sao nó lại không chịu gặp ông, nó xa lánh và sợ hãi người cha như ông, điều đó khiến ông đau xót và ngỡ ngàng, thậm chí đã nổi giận mà đánh con. Tình huống truyện thứ hai cũng éo le không kém, sau khi bé Thu đã thấu hiểu vì sau ba nó lại khác trong ảnh, nó quay về để nhận ba thì cũng là lúc ông Sáu phải quay trở lại đơn vị, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đã để lại trong lòng cả hai cha con những kỷ niệm, những xúc động khôn tả, nhưng thật xót xa khi đó cũng là lần cuối mà hai cha con còn được gặp mặt, chiến tranh đã cướp đi ông Sáu mãi mãi và chỉ để lại cho bé Thu một chiếc lược ngà.
Trước hết về nhân vật bé Thu, nhân vật này được tái hiện trong cuộc tái ngộ với ba trong vẻn vẹn ba ngày ngắn ngủi sau 8 năm xa cách, trong một không gian hẹp đó là ngôi nhà của gia đình ông Sáu. Trước khi nhận ông Sáu là cha thì sau tám năm xa cách những tưởng cuộc gặp gỡ sẽ đầy mừng tủi và ngập tràn hạnh phúc, thế nhưng trái với mong đợi bé Thu lại thể hiện một thái độ khác thường. Trong khi ông Sáu vô cùng xúc động, thì cô bé lại ngạc nhiên “tròn xoe mắt” rồi hoảng sợ, tái mặt đi bỏ chạy, và gọi má để cầu cứu. Trong suốt ba ngày phép khi ông Sáu cố gắng dồn hết tình cảm cho bé Thu để bù đắp 8 năm trời xa cách, để con bé cởi mở lòng mình nhận ông là ba, thì trái ngược cô bé lại lạnh nhạt, xa cách thậm chí là có hành động bài xích, ngang ngạnh bướng bỉnh, quyết không nhận ông là ba. Điều đó thể hiện qua nhiều chi tiết trong truyện ví như cô bé không chịu gọi ông Sáu là ba, khi bắt buộc phải giao tiếp thì nó chọn cách nói trổng, đỉnh điểm phải kể đến chi tiết, bé Thu hết trái trứng cá vàng mà ông Sáu gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung tóe khắp mâm. Chính sự kiện ấy đã làm tất cả những nỗi đau đớn, xót xa mà ông Sáu phải gánh chịu bấy lâu bùng nổ, ông dang tay đánh vào bé Thu và hét lên “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”. Những tưởng rằng bé Thu sẽ hiểu ra, sẽ biết sợ, nhưng không cái cá tính đanh đá trong người cô bé đã khiến nó vùng dậy chạy sang nhà bà ngoại để nương nhờ chứ quyết không nhận ông Sáu làm cha. Và thật may mắn rằng chính chuyến đi này của con bé mới chính là nơi gỡ nút thắt trong lòng của Thu, hóa ra không phải Thu ghét ba, không thương ba hay cứng đầu ngoan cố mà trái lại vì cô bé quá yêu thương ba, người ba trẻ trung, khuôn mặt không có vết sẹo trong tấm ảnh mà mẹ vẫn thường cho nó coi. Giờ đây khi gặp người đàn ông với vết sẹo ngang mặt dữ tợn, nó không thể nhận ra, và càng không thể chấp nhận gọi ông một tiếng “ba”, đơn giản vì nó trung thành với người ba trong ảnh, nó cho rằng ông Sáu không phải ba ruột của nó. Chi tiết ấy khiến trái tim người đọc thắt lại, nhìn xem chiến tranh đã để lại gì trong trái tim một đứa bé nhỏ, một người cha tội nghiệp, đó đâu phải chỉ là vết sẹo dài trên mặt mà đó là vết sẹo trong tình cảm của cả một gia đình. Việc miêu tả thái độ khác thường của bé Thu của tác giả đã tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương, đặc biệt là những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm của người cha như bé Thu. Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết. Đến khi cô bé hiểu ra, hối hận quay về nhà để gặp ba thì trái ngang thay ông Sáu lại phải quay về đơn vị tập kết, cảnh cô bé hét lên tiếng “ba” thật dài thật vang đó “như là tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người” xót xa biết bao nhiêu. Lúc này đây tất cả tình cảm với người cha mà con bé hằng mong chờ 8 năm trời dường như đã vỡ ra bằng hết trong tiếng gọi của nó, từng cái hôn vội vã của con bé dành cho ba nó như là cố thể hiện tất cả những tình cảm mà nó hằng cất giữ, tóc gáy nó dựng lên vì xúc động, có lẽ chẳng có giây phút nào xúc động hơn thế nữa. Và rõ ràng rằng hành động của con bé không chỉ dừng lại ở sự yêu thương vô bờ bến với ông Sáu mà còn là nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ rằng con bé đã linh cảm được lần đi này của ông Sáu là một đi không trở lại, thế nên nó không muốn để ông đi dù chỉ một chút, nó chỉ muốn ông ở nhà với nó, 8 năm trời xa cách đã để lại trong lòng nó quá nhiều nỗi nhớ thương sâu sắc. Chi tiết cô bé chia tay ba với ao ước được ba mua cho cây lược ngà, cho thấy cô muốn có một vật kỷ niệm của ba để được thấy ba luôn bên mình, đồng thời nó cũng như là một sợi dây để gắn kết giữa Thu và ông Sáu, lời dặn dò, niềm ao ước của cô bé chính là động lực để ông Sáu chiến đấu một cách ngoan cường mạnh mẽ, để sớm được trở về trao cho con gái yêu chiếc lược ngà mà cô vẫn hằng mong ước. Đặc biệt chi tiết chiếc lược ngà dường như đã xóa tan mọi khoảng cách 8 năm li biệt, xóa mờ đi sự dữ tợn của vết sẹo, chỉ còn lại niềm yêu thương gắn bó sâu sắc của cặp cha con bình thường giữa gia đình. Có thể nói rằng sự chuyển biến trong tình cảm của bé Thu đã lần nữa tô đậm tình yêu thương sâu sắc của cô bé đối với ông Sáu, qua đó thấy được hình ảnh một cô bé dẫu có bướng bỉnh, ngoan cố nhưng thực tế ẩn chứa trong đó là nỗi niềm mong nhớ cha, khát khao được yêu thương nồng đậm no trẻ.
Hình ảnh ông Sáu cũng hiện lên qua hai phân đoạn trong không gian trải dài từ căn nhà của ông đến tận chiến trường, trong một khoảng thời gian khá dài, dường như nó ôm ấp hết tất cả những tình cảm cũng như tấm lòng yêu thương của bé Thu trong đó. Sau 8 năm xa cách, ông quay về nhà để gặp đứa con gái bé bỏng với niềm vui và nỗi xúc động khôn tả, thì đớn đau thay cô bé ấy chẳng những bài xích xem ông như người xa lạ, cướp mất chỗ của ba nó, thậm chí khi bị dồn đến đường cùng nó vẫn kiên quyết chống lại ông, chống lại tất cả những sự quan tâm ân cần mà ông dùng bằng hết sự yêu thương trong 8 năm để bù đắp cho nó. Điều ấy khiến ông Sáu vốn là người đàn ông đã lăn lộn bao năm trong chiến trường đau đớn còn hơn cả những lần bị thương bởi mảnh bom mảnh đạn ngoài trận tuyến. Khuôn mặt người đàn ông cương nghị có lúc “sầm lại trông thật đáng thương”, còn “hai tay buông xuống như bị gãy”, phải đau khổ, xót xa và thất vọng nhường nào mới khiến người đàn ông từng trải bom đạn phải uể oải, chán chường đến thế. Có những phân đoạn bé Thu nói trổng, không chịu gọi ông tiếng “ba”, khiến lòng ông thắt lại cái cười lắc đầu của ông thực tế là do đau quá không khóc nổi nên đành cười để che lấp đi. Sự tổn thương nỗi đau đớn khó có thể chịu đựng thường khiến con người ta dễ nổi giận và ông Sáu đã phạm sai lầm khi ra tay trách phật bé Thu, điều đó khiến ông mãi hối hận đến tận khi nhắm mắt xuôi tay. Có thể nói rằng chiến tranh đã đem đến cho cả ông và bé Thu những bi kịch vô cùng sâu sắc, cảnh hội ngộ cứ tưởng là hạnh phúc thì lại trở thành nỗi dằn vặt đớn đau trong cả 3 ngày trời, đế lúc ngỡ tưởng hạnh phúc bừng cháy thì cũng là lúc ông Sáu buộc phải đi xa và đó cũng là lần đi xa mãi không trở về. Khi trở lại chiến khu bi kịch vẫn không thôi giày vò người đàn ông ấy, ông nhớ con đến quặn từng khúc ruột, thêm sự day dứt, hối hận vì một lần đánh con, làm tổn thương con bé khiến ông Sáu không ngừng buồn bã. Chỉ đến khi bắt đầu làm chiếc lược ngà bằng tất cả tâm huyết, sự tỉ mẩn, tình yêu thương vô bờ thì ông Sáu mới dần nguôi ngoai nỗi hối hận và tình yêu đối với con lại càng trở nên sâu sắc. Thậm chí đến lúc hy sinh, dù đang hấp hối nhưng ông vẫn chỉ nhớ về Thu, đứa con gái ông hết lòng yêu thương, đôi mắt nhờ cậy người đồng đội mang chiếc lược ngà về cho con đã trở thành điểm sáng là dấu ấn đặc sắc và xúc động bậc nhất của câu chuyện về tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu sau phân khúc nhận nhau của hai cha con.
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là câu chuyện vô cùng cảm động về tình cảm gia đình đặc biệt chính là tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầu gian khổ. Từ đó cho độc giả một cái nhìn mới về sự tàn phá, khốc liệt của chiến tranh, nó không chỉ tàn phá đất nước, cướp đi sinh mạng của con người, không chỉ riêng những con người ở tiền tuyến phải chịu đựng cảnh gian khó, hy sinh xương máu mà nghiêm trọng hơn nó còn chính là nguyên nhân làm chia cắt gia đình, để lại cho con người những nỗi đau, những lỗ hổng trong trái tim chẳng bao giờ có thể lấp đầy bằng thứ gì khác. g tâm hồn còn non trẻ.
Đề tài:
- Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Bài thơ là khú hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.
Bài làm 2
Ngày đầu tiên đến trường chắc ai cũng trong tâm trạng lo sợ, bẽn lẽn không dám nói chuyện với thầy cô, bạn bè của mình đúng không nào? Em cũng vậy đó. Khi ấy em rất nhút nhát, sợ sệt với những cảnh vật mới và cả thầy cô mới nữa. Và một người bạn đã giúp em hòa đồng tự tin hơn là Phương Trúc. Một người bạn thân ở lớp mà em quý mến nhất.
Em và Trúc chơi thân với nhau từ lớp Một đến giờ. Hai đứa bằng tuổi nhau nhưng Trúc cao hơn em một cái đầu và tính tình lại chững chạc, điềm đạm như người lớn đấy. Bạn không đẹp nhưng với khuôn mặt hiền lành dễ thương nên được rất nhiều bạn quý mến. Làn da ngăm ngăm màu bánh mật khỏe khoắn nhưng rất mịn màng bạn tự hào vì đó là sở hữu một làn da giống ba. Khuôn mặt dễ nhìn, tô điểm cho khuôn mặt ấy là mái tóc đen huyền trông khá mượt mà, lúc nào cũng được bạn cột rất gọn gàng. Thỉnh thoảng, Trúc còn thắt bính hai bên trông thật dễ thương làm sao. Vầng trán cao và rộng hơi nhô nhô về phía trước cho thấy bạn là một người thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng em nghĩ bạn học giỏi là do bạn ham học hỏi, tìm tòi chứ không phải nhờ vầng trán cao. Trúc luôn thu hút mọi người vì đôi mắt như biết cười, biết nói. Mỗi khi nói chuyện cùng bạn, em mới thấy đôi mắt ấy đẹp biết nhường nào. Đã vậy, khi nhìn ai, Trúc cũng nhìn thẳng cho thấy bạn là một người trung thực, can đảm không sợ gì cả. Chiếc mũi củ tỏi, dù nó không đẹp lắm nhưng em lại thấy nó rất hợp với khuôn mặt tròn trịa của bạn. Sở hữu một hàm răng trắng đều như hạt bắp, bạn trông thật “ăn ảnh” trong các bức hình chụp em cùng với bạn.
Bạn là tấm gương để em noi theo. Ở lớp, Trúc là tổ trưởng nên bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động học tập, văn nghệ do lớp, trường tổ chức. Mỗi ngày đi học, quần áo của bạn đều tươm tất, gọn gàng chứ không luộm thuộm như các bạn khác do bạn đã chuẩn bị trước từ tối. Tác phong của bạn luôn được cô tuyên dương trước lớp trong các buổi sinh hoạt cuối tuần, thế còn học tập thì sao nhỉ? Thật ra, bạn rất chăm học và chữ viết của bạn cũng đẹp nữa. Trong lớp, mỗi khi cô cho bài tập toán nâng cao, bạn đều kiên trì suy nghĩ để tìm ra hướng giải chứ không bỏ cuộc như chúng em. Còn khi không hiểu bài, bạn liền tự tin nhờ cô hướng dẫn để rút kinh nghiệm cho các bài tập khác. Bạn còn được bạn bè đặc biệt danh là cây văn vì bạn viết văn rất hay, mạch lạc. Ở lớp, bạn vừa chăm học vừa lễ phép với thầy cô, hòa đồng cùng bạn bè còn ở nhà thì bạn cũng rất ngoan ngoãn, siêng năng làm việc. Có dịp đến nhà bạn chơi, em vô cùng bất ngờ khi thấy bạn đang cặm cụi nấu ăn, tưới cây... giúp bố mẹ. Bạn chia thời gian làm bài, làm việc rất hợp lý nên dù bận làm bài nhưng bạn vẫn còn thời gian giúp bố mẹ, chơi đùa giải trí.
Bạn Trúc là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui, chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo. Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường. Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn, em sẽ không bao giờ quên.
Bài làm 3
Em có một đứa bạn thân, chơi cùng em từ bé. Ngoài những bạn thân trong lớp, có lẽ bạn ấy là một người mà em yêu quý nhất. Bạn là Ngọc Duy ở lớp kế bên.
Em quen bạn Duy trong một lần tình cờ gặp nhau trên sân trường. Chúng em nhanh chóng làm quen với nhau, chơi với nhau rồi thân nhau lúc nào không biết. Năm nay, Duy tròn mười một tuổi. Bạn có dáng người vừa phải, không cao cũng không thấp, chỉ cao hơn em nửa cái đầu. Làn da hơi ngăm ngăm trông rất rắn chắc. Mái tóc bạn đen nhánh, lúc nào cũng gọn gàng. Gương mặt đầy đặn và hay tươi cười. Đôi mắt sáng tinh anh làm bạn có vẻ rất thông minh. Bạn làm gì cũng nhanh nhẹn, chỉ nhoáng cái là xong.
Tính Duy rất hiền lành, hay nhường nhịn bạn. Mỗi khi rảnh rỗi, bạn ấy thường rủ em học chung hoặc chơi cờ. Mỗi khi chơi trò gì đó, nó thường nhường bạn chơi trước. Dù chơi có thua hay thắng, nét mặt bạn ấy vẫn luôn tươi cười. Bạn ấy học rất giỏi, thường được cô giáo khen. Năm nào bạn ấy cũng được nhận phần thưởng của trường và của lớp.
Chơi với nhau gần năm năm, chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm. Có lần, chúng em chơi đuổi bắt, Duy bị vấp cục đá, té trầy hết cả chân tay. Hai đứa sợ bố mẹ xanh cả mặt mày. Rất may là không có chuyện gì xảy ra. Hôm sau gặp nhau lại cười toe toét.
Năm năm học trôi qua thật nhanh. Sang năm đã chuyển trường mới chắc là không còn học chung với nhau nữa. Dù thế nào đi nữa, chúng em vẫn sẽ giữ bao kỉ niệm đẹp về nhau.
Một năm có 4 mùa , mùa nào cũng có những buổi bình minh đẹp. Hãy tả lại một buổi bình minh mà em quan sát, thưởng thức