K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Các xã hội trước khi biết chữ, theo định nghĩa, không có văn học viết, nhưng có thể sở hữu những truyền thống truyền miệng — chẳng hạn như sử thi dân gian, truyện kể dân gian (kể cả truyện cổ tích và ngụ ngôn), kịch dân gian, tục ngữ và các bài hát dân gian — tạo thành một nền văn học truyền miệng. Ngay cả khi chúng được các học giả như các nhà văn học dân gian và nhà viết sách thu thập và xuất bản, kết quả vẫn thường được gọi là "văn học truyền miệng". Các thể loại khác nhau của văn học truyền miệng đặt ra thách thức phân loại đối với các học giả vì tính năng động của văn hóa trong thời đại kỹ thuật số hiện đại.[3]

Các xã hội có chữ viết có thể tiếp tục một truyền thống truyền miệng - đặc biệt là trong gia đình (ví dụ: những câu chuyện trước khi đi ngủ) hoặc các cấu trúc xã hội không chính thức. Việc kể về các truyền thuyết đô thị có thể được coi là một ví dụ của văn học truyền miệng, cũng như truyện cười và thơ truyền miệng bao gồm cả các cuộc thi thơ vốn là một tính năng được truyền hình trên kênh Def Poetry của Russell Simmons; thơ trình diễn là một thể loại thơ cố tình không dùng hình thức viết một cách có ý thức.[4]

Văn học truyền miệng hình thành một thành phần cơ bản hơn của văn hóa, nhưng hoạt động theo nhiều cách khác với cách thức văn học có chữ viết được phổ biến. Học giả người Uganda , Pio Zirimu, đã đưa ra thuật ngữ orature trong một nỗ lực để tránh lặp từ, nhưng từ văn học truyền miệng vẫn phổ biến hơn cả trong văn học hàn lâm và văn học bình dân.[5] Từ điển Bách khoa toàn thư về Văn học Châu Phi, do Simon Gikandi (Routledge, 2003) biên tập, đã đưa ra định nghĩa này: “Ngôn ngữ có nghĩa là điều gì đó được truyền lại qua lời nói, và bởi vì nó dựa trên ngôn ngữ nói nên nó chỉ tồn tại trong một cộng đồng sống. Khi đời sống cộng đồng mất dần, tính truyền miệng mất dần chức năng và chết. Tính truyền miệng cần mọi người trong một bối cảnh xã hội sống động: nó cần chính cuộc sống."

Trong cuốn sách Songs and Polis in Eastern Africa (Bài hát và Chính trị ở Đông Phi), do Kimani Njogu và Hervé Maupeu (2007) biên tập, có nêu (trang 204) rằng Zirimu, người đặt ra thuật ngữ này, định nghĩa khẩu ngữ là "việc sử dụng lời nói như một phương tiện biểu đạt thẩm mỹ" ( theo Ngũgĩ wa Thiong'o, 1988). Theo cuốn sách Defining New Idioms and Alternative Forms of Expression, do Eckhard Breitinger biên tập (Rodopi, 1996, trang 78): "Điều này có nghĩa là bất kỳ 'xã hội truyền miệng' nào cũng phải phát triển các phương tiện để làm cho lời nói được tồn tại, ít nhất là trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng ta có xu hướng coi tất cả các thể loại của văn học truyền miệng là thuộc về một phức hợp thuần nhất của văn học dân gian."

Dựa trên khái niệm orature của Zirimu, Mbube Nwi-Akeeri giải thích rằng các lý thuyết phương Tây không thể nắm bắt và giải thích hiệu quả văn học truyền miệng, đặc biệt là những văn học mang tính bản địa ở các khu vực như châu Phi. Lý do là ở những nơi này có những yếu tố truyền khẩu không thể nắm bắt được bằng lời nói như sự tồn tại của cử chỉ, điệu nhảy và sự tương tác giữa người kể chuyện và khán giả.[6] Theo Nwi-Akeeri, văn học truyền miệng không chỉ là một câu chuyện kể mà còn là một màn trình diễn.

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm văn học dân gian được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác.

Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là dị bản.

Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Đầu tiên 1 người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền & sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện & phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Văn học dân gian là tài sản chung của mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm Văn học dân gian theo quan điểm & khả năng nghệ thuật của mình.

Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,... gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

Hệ thống thể loại của văn học dân gian[sửa | sửa mã nguồn]

Thần thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Thần thoại

Thần thoại là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần, xuất hiện ở thời công xã nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của con người. Một số ví dụ: Thần thoại Hy Lạp

Sử thi[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Sử thi

Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Nhân vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng.

Xem thêm về một số bộ sử thi nổi tiếng: Sử thi Đẻ đất đẻ nước (Mường), sử thi Đăm San, sử thi Uylixơ (Hy Lạp)…

Truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Truyền thuyết

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),…

Nhân vật của truyền thuyết chủ yếu là người hoặc bán thần (thần nhưng có khát khao, ước mong, nguyện vọng giống con người, hay còn gọi là ‘’nửa thần nửa người’’). Cốt truyện thường xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có thể xây dựng thành 2 hệ thống nhân vật đối lập nhau.

Hiện thực trong truyền thuyết là hiện tượng xã hội loài người nhưng được bó hẹp trong phạm vi từ bộ tộc đến bộ lạc, rồi tiến dần đến nhà nước có xã hội chuyên chế. Nhân dân thường dùng yếu tố tưởng tượng kì ảo để thể hiện tính tưởng tượng trong truyền thuyết. Những yếu tố ấy không có thật ngoài đời nhưng có thật trong tâm tình của nhân dân với lịch sử.

Ngôn ngữ cô đọng, ít miêu tả, chủ yếu là thuật lại hành động của nhân vật, kể những hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời thể hiện lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Không gian được sử dụng trong truyền thuyết là không gian đời thường – xã hội – chiến trường – đất nước.

Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta, qua nhiều thế hệ, đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích.[7]

Cổ tích[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Cổ tích

Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.[8]

Trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế, nhưng những yếu tố ấy lại được hư cấu kì ảo để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới hiện tại - thế giới cổ tích, mà trong thế giới ấy, mọi điều đều có thể xảy ra.

Trong cổ tích, người ta bay trên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm,..., và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt con người ta cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, mơ tưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.[9]

Ngụ ngôn[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Ngụ ngôn

Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

Một phần lớn của truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện loài vật do sự gần gũi giữa con người với tự nhiên nên con người đã "gán" cho con vật tính cách của con người. Khi đó, truyện ngụ ngôn dần xuất hiện. Ngụ ngôn thường có nhiều nội dung: tôn giáo thần linh, triết lý dân gian, đả kích...

Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết. Phần truyện kể thì nổi lên, phần ý nghĩa thì lắng đọng, người đọc tự rút ra. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất đa dạng, được xây dựng đối lập nhau để tạo sức hấp dẫn cho truyện (thông minh với ngu ngốc, tốt bụng với xấu xa, to lớn với nhỏ bé,...). Tác giả dân gian còn dùng biện pháp phủ định và biện pháp ẩn dụ để xây dựng truyện ngụ ngôn.

Nói ngay hay trái tai.

"Cứ nói thuần luân lý, thì dễ sinh lòng chán nản;

Cứ mượn truyện kể ra, thì luân lý mới trôi chảy."[10]

Một số thể loại khác[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Truyện cười: được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích mua vui giải trí & phê phán thói hư tật xấu.
  2. Tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, hàm xúc, có hình ảnh, nhịp, vần, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được đúc kết qua thực tiễn đời sống hằng ngày.
  3. Câu đố: là những câu nói, câu văn có vần dùng để mô tả một vật, một khái niệm, một hiện tượng,… buộc người đọc, người nghe đưa ra đáp án hoặc lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy & cung cấp những tri thức về đời sống.
  4. Ca dao: là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần, có điệu nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
  5. Vè: là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo & bình luận.

Ngoài ra, VHDG còn có một số thể loại khác như truyện thơ, chèo,...

2 tháng 12 2021
Giúp mình với mọi người
14 tháng 6 2019

●   Chủ đề: trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương.

●   Câu văn: "Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đang hấp dẫn ở bên kia sông đâu?".

12 tháng 9 2018

Chọn truyện " Con rồng cháu tiên "

a ) Chủ đề của truyện : Giải thích, tôn vinh nguồn gốc cao đẹp của dân tộc, đồng thời thể hiện ước nguyện đoàn kết dân tộc anh em mọi miền đất nước.

b ) Bố cục của truyện : 

   - Phần 1 (Từ đầu ... Long Trang): giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.

   - Phần 2 (tiếp ... lên đường): việc sinh con và chia con.

   - Phần 3 (còn lại): việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc dân tộc Việt.

c ) Tên khác cho truyện " Nguồn gốc người Việt "

a )Sơn Tinh - Thủy Tinh

b )Có 4 phần :

Phần 1 từ đấu đến  một đôi đây là phần nói về vua Hùng kến rể cho con gái đã có rất nhiều người đến trong đó có Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Phần 2: tiếp đến rút quân về, phân chia thắng bại giữa Sơn Tinh Thủy Tinh khi hai người đều có giao ước muốn lấy Mị Nương, cuộc chiến tranh giữa hai người bắt đầu.

Phần 3 còn lại, đây là chiến thắng của Sơn Tinh cuối cùng Mị Nương lấy Sơn Tinh những hàng năm thì Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

c )Có thể đặt tên khác là cuộc chiến giữa hai vị thần .

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 12Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất3 những truyện dân gian của quê...
Đọc tiếp

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

2Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất

3 những truyện dân gian của quê hương em có gì giống và có gì khác với truyện dân gian đã học trong sách Ngữ Văn 6 tập 1

4ngoài các câu chuyện dân gian quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian( chọi gà ,chọi trâu, chơi đu ,đấu vật, hội thi bánh giầy ,hội quận hội hát quan họ nào độc đáo nhất)

5tập kể lại một truyện dân gian Hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em thích

0