Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời Là người, xin một lần khi nằm xuống Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ” Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Văn bản có sử dụng thao tác lập luận không? Giải thích ngắn gọn. Câu 3. Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Câu 3. Nội dung văn bản giúp anh/chị hiểu được khát vọng gì của tác giả? Câu 4. Nếu được tự nguyện làm một việc lớn lao trong đời, anh/chị sẽ tự nguyện làm điều gì? Hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện tâm nguyện này của anh/chị. ● PHẦN LÀM VĂN - Viết nhập đề, kết luận và lập dàn bài cho đề văn sau đây: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu là chim, tôi /sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi /sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi/ sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi /sẽ chết cho quê hương
Chữ in nghiêng :trạng ngữ
Chữ in đậm : chủ ngữ
Chữ gạch chân vị ngữ
Chúc bạn học tốt !
Chủ ngữ là Tôi (tất cả ) , vị ngữ là :" sẽ là loài bồ câu trắng , sẽ là một đoá hướng dương, sẽ là một vầng mây ấm , sẽ chết cho quê hương". Trạng ngữ là tất cả những chữ đứng trước dấu phẩy(nếu là chim .......gì đó)
C1: chủ đề của bài thơ : lòng yêu quê hương đất nước của tác giả .
C2: biện pháp tu từ :điệp ngữ ( Nếu là - tôi sẽ )
C3: muốn gửi gắm đến những suy nghĩ , tấm lòng , tinh thần yêu quê hương đất nước của tác giả đồng thời t/g cũng muốn lan tỏa đến mọi người tinh thần này.
+ khát vọng trở thành những thứ tốt đẹp nhất cho quê hương của tác giả
C4: có thể tham khảo như sau:
"Sống cống hiến để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ ". Ý kiến ấy quả thực chính xác. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ chính là quãng thời gian đẹp nhất của thanh xuân, là thời khắc con người có đủ sức trẻ và sức khỏe để cống hiến thật nhiều hơn cho xã hội. Cũng vì thế, chúng ta đừng ngần ngại khó khăn, thử thách mà hãy làm hết những gì mình có thể, cống hiến cho xã hội để xây dựng và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.Thử nghĩ mà xem, một ngày nào đấy khi bạn già đi, bạn muốn làm công việc mình yêu thích liệu có thể nữa hay không? Hay nói đơn giản hơn là bạn muốn đi chơi đây đó nhưng sức khỏe chẳng cho phép bạn bước đi khi ấy liệu rằng bạn có hối tiếc ? Để sau này khi về già ta không có gì phải hối tiếc vì những năm tháng thanh xuân đã sống hoài, sống phí thì ngay từ bây giờ chúng ta phải bắt tay vào hành động. Hãy sống hết mình với khao khát và đam mê, hãy vươn dài đôi cánh ước mơ bay đến những biển trời mơ ước. Và đặc biệt hơn, hãy sống như ngày mai sẽ chết, sống một cuộc đời ý nghĩa và không hoài phí thời gian. Yêu đời nhiều hơn, tận hưởng và tận hiến nhiều hơn. Đó cũng chính là cách ta cống hiến cho cuộc đời này những gì ý nghĩa nhất.
hi