Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.
- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:
+ Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.
+ Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.
+ Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng
+ Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.
+ Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.
+ Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.
- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương”, cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.
- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.
1. Văn bản viết theo thể thơ tự do.
Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.
(Trong trường hợp hỏi phương thức biểu đạt chính là biểu cảm)
2. Nhân vật em có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo: chân đất đầu trần, từ trong lấm láp em thầm lớn lên.
3. Nhân vật trữ tình thể hiện sự hụt hẫng, đau đớn của mình: " Em đi" là lên thành phố, để lại trong tôi những ấn tượng về cô bé hồn nhiên, ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng khi em về là sự đổi khác đến không nhận ra theo nhịp sống thị thành nên "trong tôi vỡ... một khoảng trời pha lê". Những ấn tượng về em trong trảo không còn nữa. Khoảng trời pha lê là khoảng trời ấu thơ tươi đẹp, lóng lánh đã vỡ nát.
4. Tình cảm yêu thương, trân trọng...
Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:
- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian
- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian
- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ
- Chương trình ngữ văn không có câu đố
b,
- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ
“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm
c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn
– Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…).
– Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.
- Bàn luận:
+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.
+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…
+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.
- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.