Địa Lí 4 Bài 13-14 trang 108: Quan sát hình trên em hãy miêu tả cảnh chợ phiên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của các xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Ở các chợ nổi, ngay từ sáng sớm việc mua bán diễn ra tấp nập. các mặt hàng nhuwrau, quả, thịt , cá,….
Nếu ai sinh ra và lớn lên ở một vùng quê truyền thống, chắc hẳn không thể không biết đến những phiên chợ quê. Đối với em, hình ảnh phiên chợ quê luôn là hình ảnh thật đẹp in dấu trong tuổi thơ mình.
Chỉ những ngày lẻ thứ 3, thứ 5 hay thứ 7 mới có chợ phiên. Mỗi lần chợ phiên, cảnh họp chợ lại rộn ràng vui tươi hơn bao giờ hết. Ngay từ sáng sớm, từ khi mặt trời còn chưa ló rạng sau dãy núi cao, các bà, các chị, các mẹ đã vác thúng, vác hàng ra chợ. Ai cũng hối hả để có thể tìm được một vị trí thuận lợi cho việc buôn bán. Mặt trời lên cũng là lúc mọi mặt hàng đã được bày ra một cách đầy đủ nhất. Trong làn sương vẫn còn lảng vảng của vùng cao này, thấp thoáng bóng người ra chợ. Hai bên đường đến chợ, cây cối cũng dần cựa mình thức giấc. Những bông hoa cúc dại ven đường bắt đầu rũ những cánh hoa ướt sũng sau một đêm dài để đón làn nắng ấm áp của mặt trời. Núi đá còn ẩm hơi nước cũng óng ánh giữa sắc vàng của nắng.
Trong chợ, cảnh buôn bán ngày một tấp nập, kẻ bán người mua rộn ràng sôi nổi. Phía đầu chợ bên này là những sạp hàng bán bún, bán bánh phở khô cho những người qua đường tiện mua về làm bữa sáng gia đình. Đi vào sâu một chút là những quầy thịt. Các loại thịt sống từ thịt gà, thịt lợn, thịt trâu,... còn đỏ hồng được bày rất vệ sinh trên các khay hàng. Chốc chốc người bán hàng lại dùng vợt đuổi những con ruồi vo ve xung quanh. Gần đó là những hàng rau, ngô, khoai, sắn,... xanh mướt và tươi ngon. Các loại rau đặc trưng của mùa không ngừng được bày ra. Người hàng rau tay cầm bình xịt nước xịt liên tục để rau không bị héo dưới ánh nắng mặt trời. Đi quanh khu chợ, không thứ gì là không có. Từ những hàng chè, hàng phở ăn vặt, đến những sạp hàng quần áo, những hàng bán những đồ tạp hóa xinh xinh như cái kẹp tóc hay cái vòng tay. Mấy đứa bé gái đứng gần đó, mân mê ngắm nhìn mà không dám đòi mẹ mua.
Cảnh chợ phiên diễn ra sung túc và đầm ấm. Đó còn là dấu hiệu của cuộc sống no đầy, hạnh phúc. Nhìn những hàng quán đông đúc người mua, bày biện đủ thứ trên đời, lòng em thấy ấm âp lạ thường. Mong cho hôm nay và mãi mãi về sau, nơi đây vẫn giữ được vẻ ấm no, trù phú này.
- Nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế: Thành Châu Hóa, nhà lưu niệm Bác Hồ, Kinh thành Huế, chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền, Chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén.
- Mô tả cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền Được coi là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của Huế. Cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng sông Hương. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.
Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm: Nhào đất vào tạo dáng cho gốm, phơi gốm,vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm, trưng bày các sản phẩm gốm đã hoàn thiện.
Để có những hạt gạo ngon, người nông dân phải làm rất nhiều công đoạn: làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.
Nhà Rông là ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu gỗ, tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao to. Nhà Rông nào mái càng cao thể hiện sự giàu có của cả buôn. Nhà Rông là nơi nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn làng như hội họp, tiếp khách của cả buôn. Thông thường, những nhà Rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng đó giàu có và thịnh vượng
- Rừng rậm nhiệt đới: những nơi có lượng mưa nhiều rừng rậm nhiệt đới phát triển. Trong rừng cây cối phát triển xanh tốt thành nhiều tầng, nhiều tán.
- Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài rừng khộp phát triển. Rừng rụng là vào mùa khô, cảnh rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.
Trong văn bản "Sông nước Cà Mau", dưới ngòi bút tài tình của Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hóa: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ...Những dòng sông, kênh rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn hiện lên biết bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm, Cảm giác được chu du giữa một vùng sông nước như thế mới thú vị làm sao.
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập. Hàng hóa ở chở phiên phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phụ vụ nhu cầu cảu người dân. Nhìn vào các mặt hàng ở chợ phiên, ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề gì.