K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2016

-251/138 > -317/171

tick đi mik giải thích cho

28 tháng 1 2016

\(\frac{-251}{138}>\frac{-317}{171}\)

20 tháng 6 2021
Sử dụng phân số trung gian
28 tháng 1 2016

-251/138 < -317/171 

Tich cho mình nhé!!!!

28 tháng 1 2016

Giải  bn ơi

1 tháng 8 2017

a ) 1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + 1/32 + 1/64 + 1/128 + 1/256

Đạt A = 1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + 1/32 + 1/64 + 1/128 + 1/256

A x 2 = 2 x (  1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + 1/32 + 1/64 + 1/128 + 1/256)

A x 2 = 1 + 1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + 1/32 + 1/64 + 1/128

Lấy A x 2 - A ta có :

A x 2 - A = ​1 + 1/2 + ..... + 1/128 - 1/2 + 1/4 + ........ + 1/256

A x ( 2 - 1 ) = 1 - 1/ 256

A               =           255/256

b) 1/3 + 1/9 + 1/27 + 1/81 + 1/243 + 1/729

Đặt A = 1/3 + 1/9 + 1/27 + 1/81 + 1/243 + 1/729

A x 3 = 3 x ( 1/3 + 1/9 + 1/27 + 1/81 + 1/243 + 1/729)

        = 1 + 1/ 3 + 1/9 + 1/27 + 1/81 + 1/243

Lấy A x 3 - A ta có : 

A x 3 - A = 1 + 1/3 + 1/9 +.....  + 1/243 -  1/3 + 1/9 +........+ 1/243 + 1/29

A x ( 3 - 1 ) = 1 - 1/29

A x2          =    28/29

A = 28/29 : 2 ( tự tính

1 tháng 8 2017

Đặt A = \(\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{8}+.....+\frac{1}{256}\)

\(\Rightarrow2A=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+.....+\frac{1}{128}\)

\(\Rightarrow2A-A=1-\frac{1}{256}\)

\(\Rightarrow A=\frac{255}{256}\)

1 tháng 8 2017

1/1.2+1/2.3+1/3.4+......+1/2003.2004=1/1-1/2+1/2-1/3+1/3-1/4+......+1/2003-1/2004

                                                          =1/1-1/2004

                                                          =2003/2004

1 tháng 8 2017

1/1.2+1/2.3+1/3.4+.......1/2003.2004

\(=1-\frac{1}{2}+\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+\frac{1}{3}-\frac{1}{4}+...+\frac{1}{2003}-\frac{1}{2004}\)

\(=1-\frac{1}{2004}\)

\(=\frac{2003}{2004}\)

20 tháng 6 2017

\(1+1=2\)

20 tháng 6 2017

thiên hương ơi mk yêu bn ! nhớ lm bn gái mk nhé ! mk yêu bn nhiều !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!nhìu lắm lun ! 

Lúc về ngoại, em có đi ngang qua một ngôi nhà, phía sau nhà đó có một khu vườn trồng đủ loại trái cây. Khu vườn râm mát thật. Chợt em nghe có tiếng đọc bài của một cô bé đang nằm võng, chiếc võng được mắc vào giữa hai cây bưởi cạnh nhau.

Người bạn ấy tên gì? Em cũng không biết, nhưng chắc bạn ấy bằng tuổi của em. Hàng mi cong cong hay chớp chớp, chắc cái tật đó nó đã là thói quen từ nhỏ. Đôi mắt to đen lay láy chăm chú theo dõi từng dòng chữ trên trang giấy:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Giọng đọc của bạn không lớn lắm nên không gây ồn ào làm phiền lòng người khác, chỉ có những kẻ tò mò như em mới chú ý. Giọng đọc hay nhất, trôi chảy nhất là khi bạn diễn đạt cảm xúc thay đổi khi trầm bổng và thay giọng cho những câu đối thoại. Khu vườn đầy bóng mát này cũng là nơi tập hợp những con vật khác nhau. Chú chim sâu nhảy nhốt trên cành cây mận, bọn gà vịt xúm xít quanh nhau làm rộn rã cả một gốc ao. Có lúc chúng lại chay đuổi nhau như các cô bé ưa đùa giỡn. Cô mèo mướp thì nằm lim dim ở trên đống rơm không sợ nắng ban trưa. Trông xa, cái bộ dạng của cô ta giống như tiểu thư đài các ưa làm biếng và ưỡn ẹo. Chú mực đang ngủ, lỗ tai chú cứ hướng về phía góc ao nghe ngóng, giật mình sủa mấy tiếng, rồi chợt nhận thấy mình vô duyên nên lại thôi. Tất cả như im lặng để nghe cô bé đọc:

Thân gầy guộc, lá mong manh…

Chợt có chiếc lá vàng buồn bã rời khỏi cành chao chao rơi xuống đất, một tia nắng từ kẽ hở của lá xiên xuống tập cũng khòng làm cho bạn thôi thánh thót.

Giật mình, em vội vã về nhà ngoại kẻo bà chờ nên em đã từ giã người bạn dưới gốc cây bưởi mà em không hề quen biết mà đã vụng trộm nhìn ngắm. Đi xa rồi, em còn nghe giọng đọc nhỏ dần, rồi im bặt. về nhà, sau khi hỏi ra em mới biết bạn ấy tên Giang, là một học sinh giỏi của trường ở thành phố, hè về thăm nội như em nhưng cũng không quên mang theo sách để ôn bài.

Hình ảnh của Giang cứ ám ảnh em hoài. Em thèm có được giọng tập đọc khi trầm khi bổng, khi lảnh lót bay cao, khi xao xuyến nao lòng người như bạn. Phải chi em được quen với Giang nhỉ. Phải chi em cũng đọc được như Giang? Em sẽ sang kết bạn với Giang. Rồi hai đứa chia ra hai giọng đọc để đọc một bài thơ, để kể một câu chuyện hay, rồi em sẽ tò mò hỏi Giang bao nhiêu điều ở trên thành phố đầy những chuyên hấp dẫn mà em chỉ nghe thôi. "Nhưng cái chính yếu nhất là nhờ bạn bày cho mình cách tập đọc" em nghĩ thế.

Buổi tối cơm nước xong, trăng thanh gió mát, ngoại đang nằm trên võng bỏm bẻm nhai trầu, em sà vào lòng ngoại thủ thỉ nói cái ý định thầm kín của mình. Ngoại mỉm cười ve vuốt tóc em và em ngủ lúc nào không biết.

14 tháng 3 2018

Trong lớp, người bạn thân nhất của em chính là bạn Hoàng. Chủ nhật vừa rồi,em sang nhà Hoàng  chơi. Em thấy bạn đang học bài.  Lúc ấy bạn thật chăm chú.

Lúc đó, trời đã tờ mờ tối. Những tia nắng đã dần dần tắt trên những mái nhà. Bóng tối đang dần bao phủ xuống làng em. Những ánh đèn từ mỗi ngôi nhà đã bắt đầu bật sáng. Đó cũng là lúc Hoàng ngồi học bài. Hoàng có một góc học tập riêng rất ngay ngắn và gọn gàng. Một cái bàn bằng gỗ kê cạnh cửa sổ. Hoàngkéo ghế gỗ vào ngồi rồi  bắt đầu học bài. Ánh đèn điện  thắp sáng,  in bóng bạn trên bức tường trắng. Lúc đó bạn mặc một chiếc áo thun ngắn tay để lộ ra cánh tay chắc nịch, trắng hồng . Chiếc quần bò lửng , ôm lấy vóc hình nở nang của một cậu học sinh  lớp Năm đang lớn. Chiếc quạt thổi nhè nhẹ làm cho mái tóc cắt ngắn bay bay. Bên trái là chiếc tủ làm bằng gỗ chứa rất nhiều truyện cổ tích.. Chúng được bạn xếp ngay ngắn y như một thư viện nhỏ. Bên phải là chồng sách  gọn gàng và chiếc đồng hồ bàn nhỏ nhắn . Dưới chân bàn là một chú cún con rất dễ thương. Chắc bạn yêu quý  thú cưng lắm đây.

Bây giờ, Hoàng lúi húi bên một hộp bút sáp màu. Một tờ giấy trắng tinh đã trải ra trước mặt bạn. Một tay bạn giữ tờ giấy còn tay bên kia bạn đang cầm một chiếc bút chì đưa nhanh thoăn thoắt. Một ngọn núi đã hiện ra trên tờ giấy. Rồi bạn vẽ cánh đồng lúa chín mùa  thu. Bạn vẽ con sông Kiền hiền hòa chảy qua làng bạn. Bạn vươn vai xong lại vẽ tiếp. Bên này là người mẹ thân của Hoàng đang cấy lúa. Bạn vẽ dòng nước xanh mát uốn khúc lượn quanh. Bọn dùng  viên tẩy xóa những nét thừa. Đã đến lúc bạn tô màu. Bạn tô mái nhà đỏ như son. Tô hàng cây xanh tốt tươi, vui mắt. Bạn tô cánh đồng lúa chín rộ. Vẽ xong bạn giơ bức tranh lên hỏi em: “ Bạn thấy tớ vẽ như thế nào.? “ . Em liền reo lên: “ Ôi, Bức tranh này thật đẹp!”.  Bạn mỉm cười sung sướng. Nụ cười thật tươi nở  trên khuôn mặt tròn trịa , trắng hồng của bạn.

Hoàng đúng là bạn tốt của em. Ngắm bạn học bài , em thấy bạn rất siêng năng cần cù.  Hoàng mong ước mơ trở thành họa sĩ .  Em mong  ước mơ của bạn  sớm thành hiện thực. Hoàng của em là thế đó.

23 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

23 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

! Mình tự làm đó