K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2019

a, Truyện dân gian gồm:

Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười

b, Ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh

- Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

- Gió đưa cây cải về trời

Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay.

c, Viết hai câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh

+ Bầy chim sẻ hót líu lo trên cành cây cạnh đầu hồi nhà.

+ Tiếng bầy dế rích rích… ri ri dưới mặt đất còn ẩm hơi nước sau cơn mưa.

+ Dáng mẹ liêu xiêu trong nắng chiều.

a) Điền vào chỗ trống:– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví...
Đọc tiếp

a) Điền vào chỗ trống:
– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)
– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành, dành) … dụm, để …, tranh …, … độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm …, dũng …, … khí, … vả.

b) Tìm từ theo yêu cầu:
– Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:
+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo).
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ).
– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với chân thật;
+ Đồng nghĩa với từ biệt;
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài.

c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:
+ Đặt câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội.

1
31 tháng 5 2019

a. Điền vào chỗ trống

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:

    + chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành

    + mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:

    + dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.

    + liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

b. Tìm từ theo yêu cầu:

- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

    + Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...

    + Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...

- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:

    + Trái nghĩa với chân thật là giả dối.

    + Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.

    + Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã

c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:

- Câu với mỗi từ: lên, nên.

    + Trời nhẹ dần lên cao.

    + Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng

- Câu để phân biệt các từ: vội, dội

    + Lời kết luận đó hơi vội.

    + Tiếng nổ dội vào vách đá.

Hãy tìm luận điểm của bài văn sauÔng cha ta vẫn thường dạy dỗ con cháu rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.Câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá (một biện pháp tu từ dân gian phổ biến) để ngụ ý một bài học về việc tiếp thu thêm kiến thức. Rằng, chỉ cần đi một ngày đường xa xôi, thì sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ, nhiều kiến thức bổ ích.Đây là một phương pháp học tập...
Đọc tiếp

Hãy tìm luận điểm của bài văn sau

Ông cha ta vẫn thường dạy dỗ con cháu rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá (một biện pháp tu từ dân gian phổ biến) để ngụ ý một bài học về việc tiếp thu thêm kiến thức. Rằng, chỉ cần đi một ngày đường xa xôi, thì sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ, nhiều kiến thức bổ ích.

Đây là một phương pháp học tập vô cùng đúng đắn dù là trong quá khứ hay hiện tại. Ai cũng quen với việc học ở trường lớp, với các kiến thức đã được biên soạn sẵn trong sách giáo khoa và được thầy cô giải thích lại. Thế nhưng đó đâu phải là tất cả của biển tri thức. Chỉ học tập ở lớp, ở trường thì chưa bao giờ là đủ cả. Chúng ta phải bước ra ngoài kia, gặp gỡ, nhìn ngắm những điều mới lạ khác. Bắt gặp những vấn đề khác để giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình. Theo đó, khối lượng hiểu biết của chúng ta sẽ ngày càng nhân rộng hơn. Vốn hiểu biết ấy không chỉ giới hạn ở kiến thức bình thường, mà còn cả về cách ứng xử, cách thực hiện các kĩ năng của cuộc sống hay đơn giản chỉ là cách ta chủ động tìm kiếm cho bản thân các tri thức mới.

Như vậy, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về sự chủ động tích cực trong việc học tập. Chúng ta không nên chỉ chờ đợi sự dạy dỗ của thầy cô, mà nên chủ động tìm hiểu thêm những điều mới bên ngoài quyển sách giáo khoa. Đồng thời, câu tục ngữ còn khẳng định sự quan trọng của phần “hành”. Rằng học thì phải đi đôi với hành. Ta học được điều đó trên giấy vở, thì phải bước ra ngoài kia để nhìn ngắm sự thật, cảm nhận sự thật. Đó mới là điều nên làm, chứ không phải suốt ngày giam mình trong bốn bức tường cùng những quyển sách. Cách học ấy không thể khiến ta hoàn toàn chinh phục được kho tàng tri thức.

Qua đó, ông cha ta đã phê phán những người lười học, học thụ động. Chỉ học tập khi bị yêu cầu, bắt buộc và trong một giới hạn rõ ràng. Đồng thời, còn thể hiện sự không đồng tình với những trường hợp gò bó bản thân lại trong giới hạn lý thuyết, mà không giải phóng bản thân, tìm kiếm thêm những kiến thức mới, những chân trời mới.

Như vậy, ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã rất tiến bộ trong cách nhìn nhận về việc học tập và phương pháp học của con cháu. Vì thế, ông cha ta vẫn nhấn mạnh rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

1
1 tháng 4 2022

Luận điểm:

Ông cha ta vẫn thường dạy dỗ con cháu rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

 Vì thế, ông cha ta vẫn nhấn mạnh rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

23 tháng 6 2017

 Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các danat ộc ngày càng bền chăt.

 
28 tháng 5 2019

Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết . Nhà Bác ở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn.

(nhà sàn, râm bụt, đạm bạc, tinh khiết, tự tay)

9 tháng 10 2019

Sơ đồ cách thức phát triển từ vựng:

Tổng về từ vựng lớp 9

 

5 tháng 1 2017

Phép đối trong tục ngữ cao dao thể hiện sự hài hòa, cân đối, giúp việc diễn đạt ý được khái quát, cô đọng. Giúp người nghe, người đọc dễ nhớ, dễ thuộc

- Không thể dễ dàng thay thế các từ vì kết cấu tục ngữ vô cùng chặt chẽ.

- Thông thường, phép đối dựa vào biện pháp ngôn ngữ về vần, từ, câu đi kèm, đặc biệt biện pháp ngôn từ về câu

b, Cách nói trong tục ngữ hàm súc, cô đọng, đồng thời nhờ sự hỗ trợ tích cực của phép đối mà tục ngữ dễ nhớ, dễ lưu truyền hơn.