K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2018

 Môi trường là 1 nỗi lo đối với m.n nơi đây do rác có mặt ở nhìu nơi. Khí thải từ nhà máy làm 0 khí 0 còn trong lành sạch sẽ nữa.Con ng tàn phá rừng và nạn chày rừng do mùa khô kéo dài vẫn xảy ra ở vùng nông thôn này

         Chúng ta vẫn chưa biết chính chúng ta đã phá hoại ~ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp này..

23 tháng 2 2018

Năm ngoái, những học sinh xuất sắc của trường ......... được Ban Giám hiệu thưởng cho một chuyến du lịch miền Nam.

Con tàu tốc hành đưa chúng em từ Hà Nội vào thăm thành phố mang tên Bác đang vun vút lao trên tuyến đường sắt xuyên Việt. Phong cảnh hai bên đường thật tuyệt vời! Việt Nam quả là một giang sơn gấm vóc! Cô giáo Lan, trưởng đoàn thông báo tàu chuẩn bị vượt đèo Hải Vân, đèo dài nhất trên lộ trình Bắc Nam - một cảnh quan nổi tiếng của nước ta.

Kia rồi! Đèo Hải Vân đã hiện ra trước mắt. Dãy Trường Sơn sừng sững chắn ngang. Từ xa, chúng em đã nhìn thấy con đường đèo ngoằn ngoèo uốn khúc vắt từ sườn núi này sang sườn núi nọ.

Đã đến chân đèo. Con tàu giảm tốc độ, ì ạch kéo các toa đầy hành khách từ từ leo dốc. Dù đã được lắp thêm một đầu máy đẩy phía sau, nó vẫn trườn đi một cách nặng nhọc. Có lúc, đoàn tàu chui vào đoạn đường hầm hun hút, tối om xuyên qua lòng núi. Có lúc, nó bám cheo leo vào sườn núi, hoặc lượn vòng như con rắn khổng lồ. Không gian tĩnh mịch và thoáng đãng. Thỉnh thoảng, có tiếng chim rừng lảnh lót trong nắng sớm.

Xa xa, biển Đông bao la tít tắp nối liền với chân trời. Những chỗ biển ăn sâu vào chân núi tạo thành những vũng, những vịnh xinh xinh, nước xanh ngăn ngắt. Thỉnh thoảng hiện ra trong tầm mắt du khách những cồn cát trắng có rặng dừa xanh viền quanh làng chài ven biển. Dăm ba chiếc thuyền sau một đêm ra khơi đang từ từ về bến. Đoàn tàu lướt đi trong mây gió bồng bềnh. Xuống đến chân đèo, ta thấy biển xanh hiện ra gần gũi lạ thường. Hành khách có thể nhìn rõ từng cánh chim hải âu chao mình trên sóng rồi bay vút lên cao. Từng đợt sóng dào dạt vỗ bờ, bọt tung trắng xoá. Gió biển mát lộng mang lại sự sảng khoái lạ thường cho du khách.

Đèo Hải Vân phân chia rõ rệt khí hậu hai miền Bắc Nam. Hình như mọi cơn gió lạnh, mọi trận mưa phùn đều dừng lại phía Bắc đèo. Tạo hoá sắp đặt mới khéo làm sao! ở đây có đủ trời mây, non nước hữu tình. Đèo Hải Vân là một cảnh quan hùng vĩ hiếm có của nước ta. Ai đã qua đây một lần, ắt không thể nào quên.

28 tháng 4 2017

Em tên là Ngọc Anh. Em học lớp 2E, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm. Ngôi trường của em rất rộng rãi và sạch đẹp. Khuôn viên trường được tô điểm bởi rất nhiều loài hoa khác nhau. Những khẩu hiệu và nhiều bức tranh vẽ của học sinh được treo ngay ngắn trên nền tường vàng nhạt. Dưới mái trường thân thương ấy, chúng em luôn cố gắng học tập thật tốt, đoàn kết và yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô. Em rất yêu ngôi trường của em.

8 tháng 9 2021

Em tham khảo:

     Trong cuộc đời học sinh, kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường là một kỉ niệm khó quên. Qua văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh đã thể hiện xuất sắc những cảm xúc của ngày đầu đáng nhớ ấy. Trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Cậu bé thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ. Khi bước vào trường cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn, cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật, không có những đối thoại ồn ào, không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Những biến thái tâm lý tinh vi, những dòng văn giản dị giàu cảm xúc, lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.

29 tháng 2 2016

Cái này là câu hỏi trong GDCD lóp 7 nek!

BẠn muốn phiên bản tiếng anh hay tiếng việt Mình có 2 bản lun!

mk sẽ gửi bản TV trc nha!

        Môi trường là 1 nỗi lo đối với m.n nơi đây do rác có mặt ở nhìu nơi. Khí thải từ nhà máy làm 0 khí 0 còn trong lành sạch sẽ nữa.Con ng tàn phá rừng và nạn chày rừng do mùa khô kéo dài vẫn xảy ra ở vùng nông thôn này

         Chúng ta vẫn chưa biết chính chúng ta đã phá hoại ~ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp này..

Mệt quá!!!!!! Đánh hết nổi rồi 

29 tháng 2 2016

Chuyến đi thăm quan Ao Vua vừa qua đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và thích thú trong chuyến đi ấy.
Đêm trước hôm khởi hành, em hồi hộp và bồn chồn nên khó ngủ. Em tưởng tưởng ra cảnh núi non điệp trùng, dòng suối trong vắt uốn lượn và em vui đùa với các bạn ở đấy.
Sáng hôm sau, đúng 6 giờ sáng đoàn thăm quan của chúng em bắt đầu khởi hành. Trên xe xôn xao tiếng nói cười của các bạn học sinh. Ai cũng háo hức mong chờ đến địa điểm thăm quan chứ không riêng mình em. Trên đường đi em ngồi bên cửa sổ nhìn ngắm phong cảnh hai bên đường. Xa xa kia có những cánh đồng xanh bát ngát, những chú bò nhởn nhơ gặm cỏ và các bác nông dân cặm cụi cày cấy. Những hình ảnh làng quê này tuy thật bình dị nhưng ở Hà Nội đông đúc, chật chội nơi em ở sao có được…
Sau hai giờ đồng hồ, ô tô dừng chuyển bánh. Khi xuống xe em bỗng thấy choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng nhiều núi non. Khí hậu thật trong lành và mát mẻ. Mặt hồ trong xanh trôi êm ả với đàn cá vàng tung tăng bơi lội. Ao Vua có nhiều cây cối, suối thác như vậy vì nó trải dài dưới chân núi Tản Viên huyền thoại. Nơi đây thật thích hợp cho những họa sĩ nhí trường em trổ tài.
Các thầy cô đưa chúng em đi bơi. Nước bể xanh biếc. Rất nhiều em Tiểu học xuống bơi. Các em vui đùa té nước thật thích thú. Vẻ mặt mỗi em đều hiện lên nụ cười hạnh phúc rạng rỡ.
Rồi chúng em đi ăn trưa. Các thầy cô trải bạt cho chúng em ngồi. Những món ăn thật đơn giản và ngon miệng: Cơm nắm muối vừng, trứng luộc, bánh mì kẹp chả, còn hoa quả gồm có vải và dưa hấu. Ai cũng ăn nhiều vì đói. Mọi người nói chuyện và cười đùa vui vẻ.
Nghỉ ngơi một chút rồi chúng em được đi thăm quan động Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong động chúng em vừa đi vừa nghe cô giáo kể chuyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Giọng cô trầm bổng vọng lại từ tiếng nói từ người xưa. Chúng em còn biết thêm về Đức Thánh Tản Viên, một vị thần tốt bụng giúp đỡ nhân dân cày cấy, dệt lụa, chữa bệnh, trị thủy…. khiến cuộc sống nhân dân ấm no và đầy đủ.
Ra khỏi động chúng em tới thăm vườn 54 dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tượng cô gái mặc trang phục dân tộc khác nhau. Này áo hoa cô gái người Mường, kia váy hội của bông hoa rừng H’ Mông…. Xung quanh tượng là những bồn hoa rực rỡ sắc màu.
Tạo hóa thật khéo sắp đặt cho nơi đây một cảnh quan hùng vĩ vừa có núi non vừa có sông nước. Phong cảnh thật hữu tình biết mấy. Nó đem đến cho em những giây phút thanh thản cho tâm hồn.
Thấm thoát đã 4 giờ chiều. Chúng em cùng các thầy cô lên xe trở về ngôi trường thân yêu của mình.
Qua chuyến đi này em cảm thấy gắn bó hơn với bạn bè, thầy cô và thêm yêu mái trường Kinh Bắc. Em còn được biết nhiều hơn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và Đức Thánh Tản Viên. Nhờ đó em thấy thêm yêu quê hương đất nước, thêm tự hào về truyền thống của cha ông ta.

Cho ví dụ 1 bài thơ lục bát ạ?

 

15 tháng 12 2021

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.

2 tháng 3 2022

tham khảo :
  Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

2 tháng 3 2022

 Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

1 tháng 4 2022

giúp mình vơi thứ 2 mình nộp òi hôm nay thứ 6 giúp mình nha 

mình hứa sẽ tích cho các bạn 

 

17 tháng 4 2022

Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia Chăm Pa độc lập trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam, người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo như người Gia Rai, người Ê Đê, người Ra Glai và người Chu Ru. Bên ngoài Việt Nam, người Chăm có quan hệ gần gũi với người Mã Lai.

Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã băng qua đường biển vào thiên niên kỷ đầu tiên TCN từ Malaysia và Indonesia (Sumatra và Borneo), cuối cùng định cư ở miền trung Việt Nam hiện đại.

Do đó, người Chăm gốc có khả năng là người thừa kế của các nhà hàng hải Nam Đảo từ Nam Á, những người có hoạt động chính là thương mại, vận tải và có lẽ cả cướp biển. Không hề hình thành một chế độ dân tộc nào để lại dấu vết trong các nguồn tài liệu viết, họ đã đầu tư các cảng ở đầu các tuyến đường thương mại quan trọng nối Ấn Độ, Trung Quốc và các đảo của Indonesia, sau đó, vào thế kỷ 2, họ thành lập vương quốc Chăm Pa, rồi để Việt Nam dần dần chiếm lấy lãnh thổ.

Các mô hình, niên đại di cư vẫn còn được tranh luận và người ta cho rằng người Chăm, nhóm dân tộc Nam Đảo duy nhất có nguồn gốc từ Nam Á, đến Đông Nam Á bán đảo muộn hơn qua Borneo. Đông Nam Á lục địa đã được cư trú trên các tuyến đường bộ bởi các thành viên của ngữ hệ Nam Á, chẳng hạn như người Môn và người Khmer khoảng 5.000 năm trước. Người Chăm là những người đi biển thành công của người Nam Đảo từ nhiều thế kỷ đã đông dân cư và sớm thống trị vùng biển Đông Nam Á. Những ghi chép sớm nhất được biết đến về sự hiện diện của người Chăm ở Đông Dương có từ thế kỷ 2 SCN. Các trung tâm dân cư xung quanh các cửa sông dọc theo bờ biển kiểm soát xuất nhập khẩu của lục địa Đông Nam Á, do đó thương mại hàng hải là bản chất của một nền kinh tế thịnh vượng.

Văn học dân gian Chăm bao gồm một huyền thoại sáng tạo, trong đó người sáng lập ra chính thể Chăm đầu tiên là Thiên Y A Na. Xuất thân từ một nông dân khiêm tốn ở đâu đó trên dãy núi Đại An, tỉnh Khánh Hòa, các linh hồn đã hỗ trợ bà khi bà đi du lịch Trung Quốc trên một khúc gỗ đàn hương trôi nổi, nơi bà kết hôn với một người đàn ông hoàng tộc và có hai người con. Cuối cùng, bà trở lại Chăm Pa để "làm nhiều việc thiện trong việc giúp đỡ người bệnh và người nghèo" và "một ngôi đền đã được dựng lên để vinh danh bà", ngày nay được biết đến là Tháp Po Nagar. Theo em thấy , dân tộc người chăm còn lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán của người việt xưa , có thể nói dân tộc chăm là một bảo tàng lưu giữ phong tục truyền thống của việt nam ta .

tham khảo thui nhé

17 tháng 4 2022

mình chẳng biết một chút kiến thức nào về dân tộc chăm luôn

nhưng mình có biết trong dân tộc chăm có cả người lười đó bạn à