Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc (còn gọi là biện pháp tăng tiến). Biện pháp ấy đã được thể hiện như thế nào trong bài điếu văn?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp kết cấu tầng bậc (tăng tiến):
So sánh vượt trội:
- So sánh tương đồng:
+ Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ.
+ Các Mác tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người.
- Tăng tiến:
+ Nhưng không chỉ có thế thôi (Các Mác còn phát hiện ra giá trị thặng dư...)
+ Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Các Mác (trước hết Các Mác là một nhà cách mạng...)
-> Hiệu quả biểu đạt: Các Mác được so sánh với các đỉnh cao cùng thời (so sánh với các vĩ nhân, so sánh với những phát minh nổi tiếng không phải ai cũng làm được) không những thế, Các Mác còn vượt qua những đỉnh cao ấy. Cách lập luận đó đã làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác và sự kính trọng, tiếc thương của Ăng-ghen và nhân loại trước sự ra đi của ông (Các Mác là đỉnh cao của mọi đỉnh cao).
a, Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.
b,Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:
+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.
+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.
Các hình ảnh so sánh trong bài:
- Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước
→ Cách so sánh cụ thể, độc đáo làm nổi bật sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc
- Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… kín đáo.
→ Giá trị của tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ. Nhấn mạnh vào nhiệm vụ làm tinh thần yêu nước tiềm ẩn trở thành sức mạnh chống kẻ thù.
- Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc và điệp từ. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố. Cụm từ “Tôi yêu...” được lặp lại 4 lần.
- Qua đó tác giả đã thể hiện được tình yêu tha thiết của mình với một thành phố trẻ, phát triển vô cùng năng động của cả nước.
Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại Các Mác, tác giả sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc:
- So sánh vượt trội:
- So sánh tương đồng:
+ Đác uyn tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ
+ Các Mác tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người
- Tăng tiến:
+ Các Mác còn tìm ra giá trị thặng dư...)
+ Các Mác là một nhà cách mạng
→ Giá trị biểu đạt: Các Mác được so sánh với những đỉnh cao cùng thời (so với vĩ nhân, không phải ai cũng làm được
- Cách lập luận làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, sự kính trọng, tiếc thương của Ăng ghen và toàn nhân loại trước sự ra đi của ông