K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2017

Đáp án cần chọn là: B

Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đem”. Hãy cho biết” a/ Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn? b/ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu...
Đọc tiếp

Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đem”. Hãy cho biết”

a/ Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?

b/ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”?

c/ Câu chuyện của Tnú cũng như lời của dân làng Xô Man nói lên chân lý lớn lao của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu?

d/ Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?

1
19 tháng 10 2017
  • Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú hiện lên với những phẩm chất đáng quý.
    • Là một người luôn yêu thương vợ con, tìm cách để bảo vệ hai mẹ con Mai khi bị giặc bắt và đánh đập dã man.
    • Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại dân làng Xô Man cũng như đánh đập và giết chết vợ con anh một cách tàn nhẫn.
    • Tnú là người có lòng yêu nước sâu sắc, yêu buôn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ.
    • Cuộc đời Tnú đầy đau khổ do tội ác của giặc gây nên. Vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt => Cuộc đời đau thương.
    • Từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một em bé liên lạc chưa biết chữ thành một du kích gan dạ, dũng cảm của buôn làng. Từ truyền thống kiên cường, bất khuất của núi rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về anh lại làm đẹp thêm cho truyền thống đó.
    • Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
      • Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
      • Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
      • Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
  • Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Bởi hai bàn tay không thì làm sao mà thắng giặc. ngùn ngụt căm thù như lửa cháy, nhưng “Tnú chỉ có hai bàn tay trắng” thì làm sao cứu được vợ con; không những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man.
    • Cụ Mết nhấn mạnh điều này nhằm nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất – nó là điều sống còn cho dân làng Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. Vì đây chính là sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây Nguyên, của cả dân tộc lúc này: “để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác”.
    • Qua lời nhắc nhở của cụ Mết với dân làng xô man, tác giả đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Đây cũng là chủ đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Làng Xô Man ở Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mĩ bằng con đường ấy để làm sáng ngời lên chân lí của dân tộc và của thời đại. Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man. Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, để ghi truyền cho con cháu.
  • Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã góp phần không nhỏ làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm.
    • Cụ Mết là người kể lại chuyejn cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên chân lí lớn lao của dân tộc và thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”
    • Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
    • Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong rừng xà nu bạt ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí tưởng của anh.
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy...
Đọc tiếp
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” đã thấy được rồi… Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến – như là tất yếu vậy […]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít […]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất cả có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngya trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.    Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến ngày nay […].    Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được…    Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các cụ bà già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng […], cả tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya […], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú […]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tô thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối…cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.    “Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời… (Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”, trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000). Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
1
3 tháng 5 2017

- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

    + Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

    + Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

    + Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

    + Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

    + Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

    + Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.

13 tháng 4 2018

b, Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: “Tnú không cứu được vợ con”- cụ Mết nhắc tới bốn lần nhấn mạnh

    + Khi chưa cầm vũ khí chiến đấu, thì ngay cả những người thân Tnú không giữ được

    + Cụ Mết khẳng định, đấu tranh cần có vũ khí, đó là con đường duy nhất bảo vệ được những điều thân yêu, thiêng liêng

- Chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế xương máu của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí phải ghi nhớ, truyền dạy cho thế hệ sau

26 tháng 2 2017

c, Câu chuyện Tnú với dân làng Xô man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, phải chống lại mọi kể thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khí, hi sinh tính mạng

8 tháng 6 2016

I. Mở bài:

- Giới thiệu luận đề: Nhân vật trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.”

II.Thân bài:

 1. Nét chung: Họ đều là những  người con kiên cường, bất khuất của Tây Nguyên, thể hiện ở:

- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

- Quyết tâm đứng lên đáng giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.

-  Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ.

2. Nét riêng:

 a. Cụ Mết:

 - Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man trong chống Mĩ

 - Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “ như cây cổ thụ giữa buôn làng”, “ ngực căng như cây xà nu”. Hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang vang.

 - Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn giặc trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lí giản dị “ Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.

 -Cụ là niềm tin, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc.

  b. Tnú:

 - Người con ưu tú của buôn làng đã ra đi đánh giặc để trả thù cho quê hương và cho bàn thân.

 - Là người quyết liệt, mạnh mẽ - đặc trưng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ.

 -  Căm thù như lửa cháy ngùn ngụt.

   + Trả thù dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình.

-  Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của Tnú được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù.

  c. Dít:

  - Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã đội.

  -Dít gan dạ, kiên quyết nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cảm.

* Đánh giá:

 - Con người Tây Nguyên yêu nước căm thù giặc, đoàn kết đấu tranh, kiên cường bất khuất, giàu lòng yêu thương.

  - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, đậm chất sử thi.

III. Kết bài:

   Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy  hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ.   

8 tháng 6 2016

1.Nhân vật Cụ Mết.

– Là trưởng làng của làng Xô Man là một người có tiếng trong làng, ông là một người hơn 60 tuổi, nhưng vẫn có một thân hình khỏe mạnh và thân hình vững chắc, ông là một mẫu hình lý tưởng của con người làng Xô Man, mọi người trong làng đều yêu quý và kính trọng ông bởi ông là một người có kinh nghiệm và là một người có đức trong làng.

– Là một người có uy tín nên được mọi người rất kính trọng mỗi khi ông nói mọi người đều lắng nghe và tiếp thu bởi những gì ông làm đều xuất phát từ lợi ích của làng Xô Man, ông có rất nhiều những hành động đáng quý:nhường muối cho người đau, coi T Nú là con trong nhà và đãi những món ăn ngon của quê hương. Ông là người luôn tin tưởng vào cách mạng: nuôi ngầm bộ đội trong 5 năm, T Nú là nhân vật đó, ông giáo dục T Nú là một cán bộ yêu nước, và biết giữa truyền thống dân tộc.

– Ngoài ra cụ cũng giáo dục cho cả làng Xô Man: “ Cán bộ là đảng, đảng còn, nước còn”. Những lời căn dặn của cụ Mết nhằm tin tưởng một điều với đảng với dân, cụ là một người có công rất lớn trong làng Xô Man.

2. Nhân Vật T Nú

– Là một thanh niên trẻ, được cụ Mết dậy dỗ và trở thành một người chiến sĩ yêu nước anh là biểu hiện cho lòng dũng cảm, và hiện thân cho thế hệ trẻ dũng cảm ở làng Xô Man.

– Là một kiên cường trung thực cũng rất trung thành với sự nghiệp của Đảng và một lòng trung thành với đất nước.

– T Nú là một người rất kiên trì từ hồi nhỏ đã cùng Mai tiếp tế cho cán bộ và là người đưa thư, mang trí lớn vững bền từ hồi nhỏ, khi học chữ không học được đã dùng đá đập vào đầu, ..sự kiên trì của T Nú thể hiện qua rất nhiều những hành động của anh, khi bị bọn gặc bắt bị tra tấn dã man những vẫn không khai.

– Một người dũng cảm và kiên trì cho dù chết cũng không khai ra những người hoạt động cách mạng, khi thoát được tù ngục anh vẫn tham gia vào hoạt động và trở thành một mẫu người lý tưởn cho mọi người học tập và noi theo. Một người sống có lý tưởng luôn hết mình vì Tổ quốc, anh là một người có chí lớn khi bị những tên giặc xấu xa đốt hết 10 ngón tay anh vẫn chịu đựng, sự chịu đựng của anh thật đáng khen ngợi.

– Được cụ mết nuôi từ nhỏ, anh cũng là người luôn hết lòng vì dân, anh theo cụ mết đi nuôi những người cán bộ từ đó trong anh cũng nảy sinh ra mình cần là một người cán bộ yêu nước, khi lớn lên anh lập gia đình tên giặc đã giết chết những người thân của anh, sự đau đớn đó đã biến thành một sức mạnh của việc trả thù cho đất nước và cho người thân của mình, anh tham gia vào quân đội và giết chết tên chỉ huy trong hầm cố thủ của hắn. Sự căm thù đó xuất phát từ lòng yêu thương vợ con và là một người chiến sĩ yêu nước.

– Tình yêu của Mai và T Nú: hai người là những người đồng đội lớn lên cùng nhau và trải qua nhiều khó khăn, khi T Nú bị bắt vào ngục tù mai đau khổ, và khi thoát được thì Mai lại dung dung những giọt nước mắt thường T Nú, những hy sinh mất mát của T Nú đã để lại những day dứt trong lòng người đọc, T Nú hy sinh đôi bàn tay của mình, bàn tay đó là bàn tay của sự kiên trì một ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm.

– Một người chiến sĩ như T Nú đã biểu hiện cho sức mạnh của cả làng Xô Man, những cây xà nu đứng vững chắc cũng giống như T Nú dù có gặp muôn vàn khó khăn mất mát những một lòng vẫn luôn cố gắng vì đất nước.

3. Cụ Dớt và Heng và dân làng Xô Man.

– Là những người làng Xô Man và đều là những người yêu nước, đây là những con người luôn luôn vì đất nước và sự an nguy của làng xô man.

– Dân làng Xô Man cũng là những con người có tấm lòng yêu nước, luôn đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ sự an nguy của làng Xô Man, được Cụ Mết dạy cho nhiều điều nên trình độ hiểu biết và nhận thức cũng được tăng lên, khi thấy người chiến sĩ T Nú trở về thì họ rất vui mừng. Họ là hiện thân cho những rừng xà nu vững chắc họ kiên cường bất khuất và luôn gắn bó đồng lòng với nhau để đánh thắng được kẻ thù. Khi quân giặc đến thì bất kì ai cũng đều chiến đấu hết mình…

30 tháng 5 2019

a, Người anh hùng được cụ Mết kể: Tnú. Với phẩm chất, tính cách:

    + Gan dạ, dũng cảm, trung thực (còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho Quyết)

    + Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (giặc bắt, tra tấn, lưng ngang dọc vết bị chém nhưng vẫn gan góc

- Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt mười ngón tay)

- Kiên cường đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù

- Tnú may mắn hơn thế hệ đàn anh mình như anh hùng Núp và A Phủ:

    + Không sống kiếp tù đày cam chịu

    + Được giác ngộ lí tưởng cách mạng từ khi từ nhỏ

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : Bé Bi về quê    Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội. Về đến làng, ai nấy đều hồ hởi chào đón gia đình Bi. Chỉ cần nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc, bà nội đã vội chạy ra cổng để đón con và cháu. Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : 

Bé Bi về quê

    Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội. Về đến làng, ai nấy đều hồ hởi chào đón gia đình Bi. Chỉ cần nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc, bà nội đã vội chạy ra cổng để đón con và cháu. Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm đầm ấm. Ông nội nói với bé Bi :

 - Cháu về thăm ông bà lần này cũng vừa đúng dịp làng ta tổ chức lễ hội thả diều. Ngày mai, ông cháu ta cùng đi thả diều nhé !

    Cu cậu hớn hở reo vang :

 - Ơ ! đi thả điều à ? Hoan hô ông nội.

    Ăn cơm xong, hai ông cháu bắt tay nhau đi làm diều. Cậu bé hỏi ông :

 - Ông ơi, đây là diều gì mà trông lạ thế hả ông ? Nó chẳng giống với con diều mà bố cháu mua cho cháu gì cả.

    Ông nghe vậy và đáp :

 - Đây là diều sáo, một loại diều truyền thống của quê ta đấy cháu ạ.

    Khi làm xong, chiếc diều cong cong như mảnh trăng lưỡi liểm trông thật đẹp trên mặt diều còn gắn một bộ sáo. Ông bảo khi thả diều sáo còn phát ra âm thanh rất du dương.

Bé Bi trong truyện thường về quê thăm ông bà vào thời gian nào ?

A. Lễ Tết

B. Ngày hội thả diều

C. Ngày cuối năm

D. Ngày cuối năm

1
9 tháng 6 2017

Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội.

 

Vậy, bé Bi trong truyện thường về quê thăm ông bà vào ngày cuối tuần

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : Bé Bi về quê    Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội. Về đến làng, ai nấy đều hồ hởi chào đón gia đình Bi. Chỉ cần nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc, bà nội đã vội chạy ra cổng để đón con và cháu. Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : 

Bé Bi về quê

    Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội. Về đến làng, ai nấy đều hồ hởi chào đón gia đình Bi. Chỉ cần nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc, bà nội đã vội chạy ra cổng để đón con và cháu. Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm đầm ấm. Ông nội nói với bé Bi :

 - Cháu về thăm ông bà lần này cũng vừa đúng dịp làng ta tổ chức lễ hội thả diều. Ngày mai, ông cháu ta cùng đi thả diều nhé !

    Cu cậu hớn hở reo vang :

 - Ơ ! đi thả điều à ? Hoan hô ông nội.

    Ăn cơm xong, hai ông cháu bắt tay nhau đi làm diều. Cậu bé hỏi ông :

 - Ông ơi, đây là diều gì mà trông lạ thế hả ông ? Nó chẳng giống với con diều mà bố cháu mua cho cháu gì cả.

    Ông nghe vậy và đáp :

 - Đây là diều sáo, một loại diều truyền thống của quê ta đấy cháu ạ.

    Khi làm xong, chiếc diều cong cong như mảnh trăng lưỡi liểm trông thật đẹp trên mặt diều còn gắn một bộ sáo. Ông bảo khi thả diều sáo còn phát ra âm thanh rất du dương.

Chiếc diều của ông nội có điểm gì đặc biệt ?

A. Chiếc diều có hình thù ngộ nghĩnh

B. Chiếc diều hình lưỡi liềm và có sáo bên trên

C. Chiếc diều phát ra âm thanh kì lạ

1
10 tháng 8 2019

Chiếc diều của ông nội đặc biệt ở chỗ : chiếc diều hình lưỡi liềm và có sáo bên trên.