K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2018

b, Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: “Tnú không cứu được vợ con”- cụ Mết nhắc tới bốn lần nhấn mạnh

    + Khi chưa cầm vũ khí chiến đấu, thì ngay cả những người thân Tnú không giữ được

    + Cụ Mết khẳng định, đấu tranh cần có vũ khí, đó là con đường duy nhất bảo vệ được những điều thân yêu, thiêng liêng

- Chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế xương máu của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí phải ghi nhớ, truyền dạy cho thế hệ sau

Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đem”. Hãy cho biết” a/ Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn? b/ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu...
Đọc tiếp

Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đem”. Hãy cho biết”

a/ Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?

b/ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”?

c/ Câu chuyện của Tnú cũng như lời của dân làng Xô Man nói lên chân lý lớn lao của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu?

d/ Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?

1
19 tháng 10 2017
  • Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú hiện lên với những phẩm chất đáng quý.
    • Là một người luôn yêu thương vợ con, tìm cách để bảo vệ hai mẹ con Mai khi bị giặc bắt và đánh đập dã man.
    • Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại dân làng Xô Man cũng như đánh đập và giết chết vợ con anh một cách tàn nhẫn.
    • Tnú là người có lòng yêu nước sâu sắc, yêu buôn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ.
    • Cuộc đời Tnú đầy đau khổ do tội ác của giặc gây nên. Vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt => Cuộc đời đau thương.
    • Từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một em bé liên lạc chưa biết chữ thành một du kích gan dạ, dũng cảm của buôn làng. Từ truyền thống kiên cường, bất khuất của núi rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về anh lại làm đẹp thêm cho truyền thống đó.
    • Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
      • Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
      • Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
      • Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
  • Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Bởi hai bàn tay không thì làm sao mà thắng giặc. ngùn ngụt căm thù như lửa cháy, nhưng “Tnú chỉ có hai bàn tay trắng” thì làm sao cứu được vợ con; không những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man.
    • Cụ Mết nhấn mạnh điều này nhằm nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất – nó là điều sống còn cho dân làng Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. Vì đây chính là sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây Nguyên, của cả dân tộc lúc này: “để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác”.
    • Qua lời nhắc nhở của cụ Mết với dân làng xô man, tác giả đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Đây cũng là chủ đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Làng Xô Man ở Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mĩ bằng con đường ấy để làm sáng ngời lên chân lí của dân tộc và của thời đại. Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man. Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, để ghi truyền cho con cháu.
  • Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã góp phần không nhỏ làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm.
    • Cụ Mết là người kể lại chuyejn cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên chân lí lớn lao của dân tộc và thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”
    • Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
    • Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong rừng xà nu bạt ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí tưởng của anh.
26 tháng 2 2017

c, Câu chuyện Tnú với dân làng Xô man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, phải chống lại mọi kể thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khí, hi sinh tính mạng

30 tháng 5 2019

a, Người anh hùng được cụ Mết kể: Tnú. Với phẩm chất, tính cách:

    + Gan dạ, dũng cảm, trung thực (còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho Quyết)

    + Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (giặc bắt, tra tấn, lưng ngang dọc vết bị chém nhưng vẫn gan góc

- Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt mười ngón tay)

- Kiên cường đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù

- Tnú may mắn hơn thế hệ đàn anh mình như anh hùng Núp và A Phủ:

    + Không sống kiếp tù đày cam chịu

    + Được giác ngộ lí tưởng cách mạng từ khi từ nhỏ

3 tháng 3 2016

DÀN Ý

a.Ý nghĩa của câu nói:

Phải cầm vũ khí của mình khi kẻ thù đã cầm vũ khí

Phải sử dụng bạo lực của chính nghĩa để đáp lại bạo lực phi nghĩa của quân thù.

b)Sự thể hiện qua hình t­ượng:

Sẽ ra sao nếu kẻ thù đã cầm súng mà ta ch­a kịp cầm lấy giáo ?

Khi đó ta vẫn có thể có lí t­ưởng cách mạng, chí trung kiên, lòng căm thù, sức mạnh và tinh thần dũng cảm, như­ Tnú đã từng có.

Nh­ưng ta sẽ không thể bảo vệ đ­ược hạnh phúc, tình yêu. Cũng nh­ư Tnú đã không thể bảo vệ đ­ược mẹ con Mai, và bàn tay anh còn bị kẻ thù dùng nhựa xà nu thiêu cháy.

Và sẽ ra sao khi ta cầm vũ khí đứng lên:

Cuộc khởi nghĩa hùng tráng sẽ thắng lợi. Như­ làng Xô man đã chiến thắng trong tiếng chiêng vang trời và ánh lửa. Sự sống sẽ bảo tồn và phát triển. Mai và đứa con như­ sẽ tái sinh trong Dít và bé Heng.

Kẻ thù sẽ phải đền tội ác. Tnú sẽ có thể diệt giặc - tên đồn tr­ưởng - bằng chính bàn tay đã bị kẻ thù đốt cháy.

c)Giá trị

Đây là câu chuyện của một ng­ười, một làng. Nh­ưng đặt vào hoàn cảnh Rừng xà nu đ­ược viết ra, thì đó cũng là câu chuyện của một thời đại, một đất n­ước, một cuộc cách mạng. Và có thể còn lâu bền, lớn lao hơn thế nữa.

Nh­ư vậy, đây là chân lí mang tầm lịch sử. Vì lẽ đó, nhà văn đã để cho nó đ­ược nói lên bằng giọng nói thiêng liêng, như­ để mãi mãi khắc sâu vào kí ức.

 

 

 

 

 

4 tháng 10 2018

d, Vai trò của nhân vật

- Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung

- Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước, vẻ đẹp sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh

- Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh, để đưa cuộc chiến thắng lợi cuối cùng

- Cuộc chiến khốc liệt cần đòi hỏi mỗi người Việt có sức sống mạnh mẽ, trỗi dậy

8 tháng 6 2016

I. Mở bài:

- Giới thiệu luận đề: Nhân vật trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.”

II.Thân bài:

 1. Nét chung: Họ đều là những  người con kiên cường, bất khuất của Tây Nguyên, thể hiện ở:

- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

- Quyết tâm đứng lên đáng giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.

-  Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ.

2. Nét riêng:

 a. Cụ Mết:

 - Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man trong chống Mĩ

 - Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “ như cây cổ thụ giữa buôn làng”, “ ngực căng như cây xà nu”. Hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang vang.

 - Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn giặc trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lí giản dị “ Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.

 -Cụ là niềm tin, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc.

  b. Tnú:

 - Người con ưu tú của buôn làng đã ra đi đánh giặc để trả thù cho quê hương và cho bàn thân.

 - Là người quyết liệt, mạnh mẽ - đặc trưng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ.

 -  Căm thù như lửa cháy ngùn ngụt.

   + Trả thù dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình.

-  Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của Tnú được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù.

  c. Dít:

  - Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã đội.

  -Dít gan dạ, kiên quyết nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cảm.

* Đánh giá:

 - Con người Tây Nguyên yêu nước căm thù giặc, đoàn kết đấu tranh, kiên cường bất khuất, giàu lòng yêu thương.

  - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, đậm chất sử thi.

III. Kết bài:

   Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy  hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ.   

8 tháng 6 2016

1.Nhân vật Cụ Mết.

– Là trưởng làng của làng Xô Man là một người có tiếng trong làng, ông là một người hơn 60 tuổi, nhưng vẫn có một thân hình khỏe mạnh và thân hình vững chắc, ông là một mẫu hình lý tưởng của con người làng Xô Man, mọi người trong làng đều yêu quý và kính trọng ông bởi ông là một người có kinh nghiệm và là một người có đức trong làng.

– Là một người có uy tín nên được mọi người rất kính trọng mỗi khi ông nói mọi người đều lắng nghe và tiếp thu bởi những gì ông làm đều xuất phát từ lợi ích của làng Xô Man, ông có rất nhiều những hành động đáng quý:nhường muối cho người đau, coi T Nú là con trong nhà và đãi những món ăn ngon của quê hương. Ông là người luôn tin tưởng vào cách mạng: nuôi ngầm bộ đội trong 5 năm, T Nú là nhân vật đó, ông giáo dục T Nú là một cán bộ yêu nước, và biết giữa truyền thống dân tộc.

– Ngoài ra cụ cũng giáo dục cho cả làng Xô Man: “ Cán bộ là đảng, đảng còn, nước còn”. Những lời căn dặn của cụ Mết nhằm tin tưởng một điều với đảng với dân, cụ là một người có công rất lớn trong làng Xô Man.

2. Nhân Vật T Nú

– Là một thanh niên trẻ, được cụ Mết dậy dỗ và trở thành một người chiến sĩ yêu nước anh là biểu hiện cho lòng dũng cảm, và hiện thân cho thế hệ trẻ dũng cảm ở làng Xô Man.

– Là một kiên cường trung thực cũng rất trung thành với sự nghiệp của Đảng và một lòng trung thành với đất nước.

– T Nú là một người rất kiên trì từ hồi nhỏ đã cùng Mai tiếp tế cho cán bộ và là người đưa thư, mang trí lớn vững bền từ hồi nhỏ, khi học chữ không học được đã dùng đá đập vào đầu, ..sự kiên trì của T Nú thể hiện qua rất nhiều những hành động của anh, khi bị bọn gặc bắt bị tra tấn dã man những vẫn không khai.

– Một người dũng cảm và kiên trì cho dù chết cũng không khai ra những người hoạt động cách mạng, khi thoát được tù ngục anh vẫn tham gia vào hoạt động và trở thành một mẫu người lý tưởn cho mọi người học tập và noi theo. Một người sống có lý tưởng luôn hết mình vì Tổ quốc, anh là một người có chí lớn khi bị những tên giặc xấu xa đốt hết 10 ngón tay anh vẫn chịu đựng, sự chịu đựng của anh thật đáng khen ngợi.

– Được cụ mết nuôi từ nhỏ, anh cũng là người luôn hết lòng vì dân, anh theo cụ mết đi nuôi những người cán bộ từ đó trong anh cũng nảy sinh ra mình cần là một người cán bộ yêu nước, khi lớn lên anh lập gia đình tên giặc đã giết chết những người thân của anh, sự đau đớn đó đã biến thành một sức mạnh của việc trả thù cho đất nước và cho người thân của mình, anh tham gia vào quân đội và giết chết tên chỉ huy trong hầm cố thủ của hắn. Sự căm thù đó xuất phát từ lòng yêu thương vợ con và là một người chiến sĩ yêu nước.

– Tình yêu của Mai và T Nú: hai người là những người đồng đội lớn lên cùng nhau và trải qua nhiều khó khăn, khi T Nú bị bắt vào ngục tù mai đau khổ, và khi thoát được thì Mai lại dung dung những giọt nước mắt thường T Nú, những hy sinh mất mát của T Nú đã để lại những day dứt trong lòng người đọc, T Nú hy sinh đôi bàn tay của mình, bàn tay đó là bàn tay của sự kiên trì một ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm.

– Một người chiến sĩ như T Nú đã biểu hiện cho sức mạnh của cả làng Xô Man, những cây xà nu đứng vững chắc cũng giống như T Nú dù có gặp muôn vàn khó khăn mất mát những một lòng vẫn luôn cố gắng vì đất nước.

3. Cụ Dớt và Heng và dân làng Xô Man.

– Là những người làng Xô Man và đều là những người yêu nước, đây là những con người luôn luôn vì đất nước và sự an nguy của làng xô man.

– Dân làng Xô Man cũng là những con người có tấm lòng yêu nước, luôn đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ sự an nguy của làng Xô Man, được Cụ Mết dạy cho nhiều điều nên trình độ hiểu biết và nhận thức cũng được tăng lên, khi thấy người chiến sĩ T Nú trở về thì họ rất vui mừng. Họ là hiện thân cho những rừng xà nu vững chắc họ kiên cường bất khuất và luôn gắn bó đồng lòng với nhau để đánh thắng được kẻ thù. Khi quân giặc đến thì bất kì ai cũng đều chiến đấu hết mình…

20 tháng 2 2017

Đáp án cần chọn là: B

Đành cho nhưng bạn rảnh quần đem khuya (giống mình ) Hôm rồi mình đọc được status "ức chế cuộc đời" của một người bạn. Mà đó lại là một người mình có cảm tình đặc biệt (thực ra là người yêu cũ của mình) nên mình rất lưu tâm. Mình nhắn tin hỏi bạn ấy coi có việc gì, thì được bạn tâm sự chuyện gia đình, phát sinh mâu thuẫn giữa bạn và cha của bạn.Vậy là giữa đêm, mình...
Đọc tiếp

Đành cho nhưng bạn rảnh quần đem khuya (giống mình leuleu

Hôm rồi mình đọc được status "ức chế cuộc đời" của một người bạn. Mà đó lại là một người mình có cảm tình đặc biệt (thực ra là người yêu cũ của mình) nên mình rất lưu tâm. Mình nhắn tin hỏi bạn ấy coi có việc gì, thì được bạn tâm sự chuyện gia đình, phát sinh mâu thuẫn giữa bạn và cha của bạn.

Vậy là giữa đêm, mình vẫn phải miệt mài "nói chuyện" đến mỏi cả tay qua tin nhắn. Tất cả chì vì mình sợ rằng nếu không khéo léo, rồi sẽ có lúc bạn phải ân hận giống mình. Một sự ân hận, một nỗi đau mà suốt cả cuộc đời mình sẽ không thể nào thay đổi được.

Mình không hỏi kĩ, và cũng không nghi ngờ nỗi đau mà bạn đang gánh phải. Mình cứ mặc nhiên cho rằng tất cả những gì bạn đang tâm sự với mình là hoàn toàn sự thật. Mình thậm chí còn cho rằng có thể những nỗi đau mà bạn có thể kể ra chỉ bằng 1/10 nỗi đau mà bạn thực sự đang chịu đựng. Mình thậm chí còn cho rằng có thể những hành vi sai trái mà ba của bạn đang mắc phải chỉ "xấu xa" bằng 1/10 so với thực tế mà vì bạn quá xấu hổ chẳng dám nói ra.

Nhưng bạn ơi, cho dù cha bạn có xấu xa như thế gấp một trăm, một ngàn lần đi nữa thì đó vẫn là cha của bạn. Đó là một thực tế "đau đớn" mà không ai trong bất cứ chúng ta có thể thay đổi được. Kể từ khi chúng ta được mẹ sinh ra trên cõi đời này, thì chúng ta đã gánh món nợ ân tình, ơn nghĩa sinh thành và sau này là công lao dưỡng dục của cả cha lẫn mẹ. Nếu không có công lao trời biển ấy, chúng ta có đủ hình hài, có được tồn tại được trên đời để bây giờ ngồi phán xét hay không?

Thật may là người bạn đó đủ thân tình để hiểu hết và hiểu đúng đến từng ngóc ngách những khổ đau trong cuộc đời mình. Để bạn tin rằng những nỗi đau mà bạn đang gánh chịu so với mình thì còn nhẹ nhàng nhiều lắm. Bạn cũng đủ đồng cảm để tin rằng có những thời điểm mình "hoàn toàn đúng" khi phát sinh lòng thù hận với cha. Và với những người thân thuộc, họ còn cho rằng sự thù hận như vậy là quá nhẹ so với những gì mình chịu đựng.

Mình cũng cho rằng mình luôn đúng. Mình tuyệt đối đúng. Cho tới một ngày mình cảm thấy những vết thương ngày xưa nay đã liền da. Những sai lầm, những khổ đau đã lui vào dĩ vãng. Cho tới lúc mình cảm thấy tâm thế dửng dưng, cảm xúc trơ lì và mặt mày ráo hoảnh trước những nỗi buồn trong quá khứ thì cũng là lúc trong lòng dâng lên một nỗi niềm mất mát và ân hận đến không giấy mực nào tả nổi.

Bởi vì trong những lúc bị "đàn áp" và "vùi dập" đến không thương tiếc, đã có nhiều lần mình "phản kháng". Và cứ thế, một bức tường vô hình đã được dựng lên ngăn cách cha con. Ban đầu nó thật mỏng manh, nhưng nỗi đau cứ bện chặt vào và tình cảm lại bị bào mòn đi một ít.

Tới khi mình đủ lớn, đủ va vấp và trải nghiệm để có thể hiểu (dù chỉ một phần) những suy nghĩ ẩn giấu sâu xa làm phát sinh những việc làm tiêu cực của cha ngày trước, để có thể nhẹ nhàng nhắm hai mắt lại cho một giọt nước chảy ra và quên đi mọi chuyện, sẵn sàng đào sâu chôn chặt quá khứ đau thương dạo trước thì cũng là lúc mình bàng hoàng nhận ra tình cảm cha con không thể nào quay trở lại.

Mình bắt đầu một cuộc chạy đua không mệt mỏi để phá vỡ bức tường vô hình mà ngày xưa chính mình là kẻ góp công góp sức dựng lên. Nhưng điều đó là không đơn giản. Cho dù mình đã cố hết sức và bằng mọi cách để quan tâm, lo lắng và yêu thương nhưng hai cha con vẫn không thể đối xử với nhau một cách thực sự "bình thường".

Nhìn cha ngày một già đi, bệnh tình ngày càng thêm trầm trọng mà mình lại tự trách mình vô dụng. Có nhiều đêm ngủ, nằm mơ thấy cha không còn nữa. Mình bơ vơ ôm di ảnh cha ngồi khóc bên nấm mộ, giữa đồng không mông quạnh, không một bóng người, chỉ tê tái một mùa gió chướng. Vào giây phút ấy, mọi lỗi lầm trong quá khứ của cha đối với mình nhẹ như sương khói. Oán hận đã bay đi, chỉ còn tình yêu ở lại.

Mình nói với bạn mà như tâm sự với chính bản thân mình. Rằng tất cả chúng ta, ai ai cũng chỉ có một cha một mẹ. Điều đó là bất biến, là thiêng liêng nhất và không gì có thể thay thế được.

Không gì có thể thay thế được.

Lỡ mai này cha mẹ mất đi rồi thì chúng ta sẽ mãi mãi là một "đứa trẻ" mồ côi. Cảm giác ấy mình may mắn đã được gặp trong những giấc mơ. Và mình hiểu nó kinh khủng lắm. Nó cô đơn và đau đớn lắm. Nó khiến chúng ta cảm thấy hối hận vì những tháng ngày hoang phí không ở cạnh và không được nói tiếng yêu thương với mẹ với cha.

Mình nói, và rồi gần như năn nỉ. Rằng "em hãy hứa với anh đi, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không được để lỡ miệng nói ra bất cứ một lời nào có thể cắt đứt sợi dây tình cảm cha con. Sợi dây đó bền chặt lắm nhưng cũng lại mong manh lắm. Và một khi đã đứt rồi thì không gì, không gì có thể hàn gắn lại như ngày xưa được nữa".

"Em có thể buồn chán, giận hờn, oán trách hay đau khổ. Và nếu những đau khổ mà em chịu đựng lớn đến mức có thể khiến em gục ngã thì em có thể căm thù, có thể cho rằng mình không bao giờ tha thứ, nhưng hãy cố gắng ĐỪNG BAO GIỜ NÓI RA CÂU NÓI ẤY. Đừng tự tay dựng lên bức tường ngăn cách tình cảm cha con".

Vì thời gian kì diệu lắm. Nó có thể chữa lành mọi vết thương. Rồi sẽ tới lúc mọi khổ đau tan biến và chúng ta muốn lại được chạy đến sà lòng vào cha mẹ, ôm lấy họ và cất lên tiếng nói yêu thương. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể nào vung tay, cất miệng để làm, để nói lên những điều như vậy. Thì đấy mới chính là sự đau khổ lớn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Sưu tầm.

4
6 tháng 11 2016

hay