Câu 30 : Kinh tế của lãnh địa mang tính chất gì?
A.Trao đổi buôn bán với các lãnh địa khác.
B. Tự cung tự cấp.
C. Phụ thuộc vào thành thị.
D. Nông dân vừa lao động vừa làm thêm nghề thủ công.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong lãnh địa nông nô không có sự trao đổi với bên ngoài vì họ tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ họ tự làm ra, họ chỉ mua muối, sắt và các thứ họ chưa làm ra được.
- Do không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài nên kinh tế lãnh địa mang tính chất tự cung tự cấp
Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa tự làm ra được ; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài. Như thế, địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
A kinh tế lãnh địa la kinh tế tự túc, tự cấp, khép kín,lạc hậu
B kinh tế thành thị là kinh tế hàng hóa,buôn bán tự do,hàng hóa được trao đổi
Câu 4: Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở Châu âu?
A. Sản xuất bị đình trệ.
B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.
C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.
Tham khảo
Câu 1
Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
- Nền kinh tế trong các thành thị có điểm khác với nền kinh tế lãnh địa:
Nội dung | Kinh tế lãnh địa | Kinh tế thành thị |
Sản xuất chủ yếu | Nông nghiệp | Thủ công nghiệp |
Tính chất | Tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài. | Nền kinh tế hàng hóa. Người thợ thủ công chỉ sản xuất một mặt hàng rồi đem trao đổi, mua bán lấy những thứ cần thiết để sử dụng. |
Vai trò | Kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến | Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển |
câu 2
a)Nông nghiệp:
-Quyền sở hữu ruộng đất nói hung thuộc về làng xã.hia nhau cày cấy phải nộp thuế,đi lính,làm lao dịch cho nhà vua.Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.
-Nghề trồng dâu,nuôi tằm cũng được khuyến khích.
b)tHỦ CÔNG NGHIỆP
-Xây dựng một số xưởng thủ công,đúc tiền,rèn vũ khí,may mũ áo,xây dựng cung điện,chùa chieefn.
-Nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt lụa
Câu 3
Lý Công Uẩn rời đô về thành Đại La vì nó ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn vịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu 4 phương, rất thích hợp cho nhà vua
Câu 4
- Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
Câu 5
* Về tư tưởng:
- Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia, v.v...
* Văn học:
Có tứ đại danh tác: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
* Lịch sử:
- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.
- Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…
* Về khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, cố cung Bắc Kinh, v.v....
Câu 6
* Cơ sở kinh tế:
- Sản xuất nông nghiệp:
+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
* Cơ sở xã hội:
- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:
+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.
Câu 1: Giai đoạn phát triển cường thịnh của chế độ phong kiến châu Âu diễn ra:
A. từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII. C. từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV.
B. từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV. D. từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIV.
Câu 2: Xã hội phong kiến ở phương Đông có những giai cấp cơ bản nào?
A. chủ nô và nô lệ. C. tư sản và vô sản.
B. địa chủ và nông dân lĩnh canh. D. lãnh chúa và nông nô.
Câu 3: Đánh giá nào đúng về các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVII?
A. Là cuộc cách mạng về hàng hải và tri thức.
B. Là cuộc cách mạng tư sản.
C. Là cách mạng về du lịch.
D. Là chiến tranh xâm lược.
Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất ?
A.Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.
B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến còn thành thị là của lao động tự do và thương nhân.
C. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp, còn trong thành thị trao đổi sản phẩm.
D. Trong lãnh địa chủ yếu là “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán.
Câu 5: Quê hương của phong trào văn hóa Phục hưng là nước:
A. Pháp. B: Nga. C. Anh . D. Ý
Câu 6: Việc Ngô Quyền quyết định bỏ chức tiết độ sứ thể hiện điều gì?
A. Quyền độc lập tự chủ, khẳng định chủ quyền dân tộc.
B. Nước ta phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc.
C. Thể hiện sức mạnh của dân tộc ta.
D. Thể hiện uy quyền của Ngô Quyền.
Câu 7: Kinh đô của nước ta thời nhà Ngô đóng ở:
A. Cổ Loa (Hà Nội) B. Hoa Lư (Ninh Bình)
C. Thiên Trường (Nam Định) D. Bạch Hạc (Phú Thọ)
Câu 8: Đánh giá việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua như thế nào?
A. Bà có cảm tình với Lê Hoàn.
B. Bà muốn lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu hai triều.
C. Bà bị thế lực mạnh của Lê Hoàn ép phải làm như vậy.
D. Bà hi sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc.
Câu 9: Quân đội thời Tiền Lê có bao nhiêu đạo?
A. 9 đạo B. 10 đạo C. 11 đạo D. 12 đạo
Câu 10: Nhà Lý đổi tên nước thành.
A. Đại Việt C. Đại Nam
B. Đại Cồ Việt D. Việt Nam
Câu 11: Em hiểu như nào về kế sách giành thế chủ động trước cuộc xâm lược của quân Tống?
A. Đánh bại các cuộc nổi dậy của các tù trưởng miền núi.
B. Tuyển thêm quân.
C. Tăng cường luyện tập.
D. Mở cuộc tiến công vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở gần biên giới.
Câu 12. Vì sao Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa khi đang ở thế thắng trước quân xâm lược Tống (1077)?
A. Không muốn làm tổn thương danh dự nước láng giềng.
B. Tinh thần nhân đạo, tầm nhìn xa trông rộng của Lý Thường Kiệt.
C. Không muốn tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng ở thế cùng lực kiệt.
D. Muốn tha cho tướng giặc một con đường sống.
Câu 13: Lý Công Uẩn dời đô về Đại La là vì:
A. đây là quê hương của vua Lý
B. đây là vị trí thuận lợi để phát triển đất nước.
C. đây là vị trí phòng thủ.
D. đây là cố đô xưa.
Câu 14: Nhà Trần có những biện pháp gì để phát triển sản xuất nông nghiệp?
A. Chia cả nước thành nhiều lộ.
B. Cử nhiều tướng giỏi cầm quân để nhân dân yên tâm công tác.
C. Đẩy mạnh công cuộc khai hoang, đắp đê, nạo vét kênh mương.
D. Giảm thuế.
Câu 15: Nhà Trần chia nước ta thành bao nhiêu lộ? Đứng đầu mỗi lộ là ai?
A. 12 lộ - đứng đầu là chánh, phó An phủ sứ.
B. 14 lộ - đứng đầu là chánh, phó Tôn nhân phủ.
C. 16 lộ - chánh, phó Đồn điền sứ.
D. 18 lộ - đứng đầu là chánh, phó Quốc sử viện.
Câu 16: Nhà Trần ban hành bộ luật mang tên là:
A. Hình thư C. Hồng Đức
B. Quốc triều hình luật D. Hoàng triều hình luật.
Câu 17: Phân biệt điểm khác giữa Tá điền và nông dân công xã?
A. Tá điền được làng xã chia ruộng đất.
B. Tá điền gắn chặt thân phận trong lãnh địa phong kiến.
C. Tá điền không có ruộng, phải cày cho địa chủ theo hình thức phát canh thu tô.
D. Tá điền sản xuất trong lĩnh vực Thủ công nghiệp.
18 : Kinh đô nước ta thời Ngô đóng ở:
A. Cổ Loa (Hà Nội).
B. Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Thiên Trường (Nam Định).
D. Bạch Hạc (Phú Thọ).
19: Quốc hiệu nước ta thời Đinh là:
A. Vạn Xuân. B. Đại Việt.
C. Đại Cồ Việt. D. Đại Nam.
20: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đặt niên hiệu là:
A. Thiên Đức. B. Thái Bình.
C. Thiên Phúc. D. Hưng Thống