K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2021

Em hãy hoá thân thành một lon nước ngọt bị vứt bỏ nằm chỏng chơ ở một góc sân trường

 

23 tháng 10 2021

BPTT liệt kê

Tác dụng: Giúp cho câu văn thêm chân thực

Cho thấy các công việc của gia đình An Tiêm khi sống trên đảo. 

6 tháng 4 2017

* Những từ ngữ thay thế có giá trị tương đương về liên kết là:

Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Nàng bảo chồng:

- Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.

An Tiêm lựa lời an ủi vợ:

- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:         Hôm đi đày, tuy ai nấy hết lời can ngăn nhưng vợ Mai An Tiêm vẫn nhất quyết theo chồng ra hải đảo. Nàng bồng cả con trai đi theo. Tất cả mọi người đều cho là việc rồ dại. Còn nàng thì tin ở lời chồng: “Trời sinh voi trời sinh cỏ. Lo gì!”.            Nhưng khi bước chân lên bãi cát hoang vu mịt mù, người thiếu phụ đó cũng không ngăn nổi cảm giác...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

         Hôm đi đày, tuy ai nấy hết lời can ngăn nhưng vợ Mai An Tiêm vẫn nhất quyết theo chồng ra hải đảo. Nàng bồng cả con trai đi theo. Tất cả mọi người đều cho là việc rồ dại. Còn nàng thì tin ở lời chồng: “Trời sinh voi trời sinh cỏ. Lo gì!”.

            Nhưng khi bước chân lên bãi cát hoang vu mịt mù, người thiếu phụ đó cũng không ngăn nổi cảm giác tủi thân, nức nở gục vào vai chồng:

- Chúng ta đành chết mất ở đây thôi.

             Mai ôm con, bảo vợ:

- Trời luôn có con mắt. Cứ phấn chấn lên. Đừng lo!

             Hơn một tháng đầu, đời sống của vợ chồng đã tạm ổn. Nhà ở thì chui trong hốc đá đã được đan phên che sương gió. Nước uống thì đã có suối. Muối không có thì đã có nước biển. Nhưng còn việc kéo dài sự sống? Hai vợ chồng nhìn vào bồ gạo đã vơi: “Nếu chúng ta có được một nắm hạt giống thì quyết không lo ngại gì cả!”.

             Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương Tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi. Dây bò đến đâu, những quả xanh non mơn mởn nhú ra đến đấy. Ít lâu sau nữa, vợ chồng ra xem thì quả nào quả ấy đã lớn lên như thổi, da xanh mượt, tròn to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị thanh thanh dịu ngọt. Càng ăn càng mát đến ruột gan. Mai reo lên:

- Ồ! Đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa Tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương Tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi!

           Từ hôm đó, hai vợ chồng cố trồng thêm thật nhiều dưa. 

Câu 1. Hãy chỉ ra những chi tiết trong ngữ liệu trên có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống đó?

Câu 2. Có thể xem chi tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kì ảo không? Vì sao?

Câu 3. Em thấy Mai An Tiêm trong đoạn trích trên là người như thế nào?

Câu 4.

a. Dấu ngoặc kép trong đoạn dưới đây có công dụng gì?

          Nhưng còn việc kéo dài sự sống? Hai vợ chồng nhìn vào bồ gạo đã vơi: “Nếu chúng ta có được một nắm hạt giống thì quyết không lo ngại gì cả!”.

b. Dấu phẩy trong câu sau có công dụng gì?

Ít lâu sau nữa, vợ chồng ra xem thì quả nào quả ấy đã lớn lên như thổi, da xanh mượt, tròn to bằng đầu người.

c. Các dấu gạch ngang trong đoạn trích trên có công dụng gì?

Câu 5. Qua ngữ liệu trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về thông điệp được gửi gắm trong câu chuyện.

0
 Nàng tiên cá nhỏ sống trong một vương quốc dưới nước cùng với cha của nàng – vua biển cả, bà nội nàng và năm người chị, mỗi người chỉ hơn kém nhau có một tuổi. Khi mỗi một nàng tiên cá được 15 tuồi, nàng được phép bơi lên mặt nước để nhìn ngắm thế giới phía trên. Khi các chị nàng đủ tuổi, mỗi người họ bơi lên mặt nước và khi trở về, nàng tiên cá lắng nghe một cách...
Đọc tiếp
 

Nàng tiên cá nhỏ sống trong một vương quốc dưới nước cùng với cha của nàng – vua biển cả, bà nội nàng và năm người chị, mỗi người chỉ hơn kém nhau có một tuổi. Khi mỗi một nàng tiên cá được 15 tuồi, nàng được phép bơi lên mặt nước để nhìn ngắm thế giới phía trên. Khi các chị nàng đủ tuổi, mỗi người họ bơi lên mặt nước và khi trở về, nàng tiên cá lắng nghe một cách thèm muốn những miêu tả của các chị nàng về mặt đất và loài người.

Khi đến lượt nàng tiên cá nhỏ, nàng bơi lên mặt nước và thấy một con tàu với một chàng hoàng tử đẹp trai và đem lòng yêu chàng từ ngoài xa. Một cơn bão lớn kéo đến và nàng tiên cá cứu được chàng hoàng tử trước khi chàng chết đuối. Nàng mang hoàng tử còn đang mê man vào bờ gần một ngôi đền. Nàng đợi ở đó đến khi một cô gái từ ngôi đền đi đến và tìm thấy chàng. Chàng hoàng tử chưa bao giờ nhìn thấy nàng tiên cá nhỏ.

Nàng tiên cá nhỏ hỏi bà nội nàng nếu con người không chết đuối thì họ có bất tử không. Bà nội nàng giải thích rằng tuổi thọ của con người ngắn hơn của loài tiên cá 300 năm, nhưng khi tiên cá chết, họ sẽ biến thành bọt biển, trong khi con người có một linh hồn bất diệt sống trên Thiên đàng. Nàng tiên cá nhỏ, ao ước có được chàng hoàng tử và một linh hồn bất diệt, cuối cùng tìm đến Phù thủy Biển. Phù thủy Biển trao cho nàng một lọ thuốc để nàng có được đôi chân, đổi lại nàng phải đưa lưỡi của nàng cho mụ, vì nàng có một giọng hát mê hồn, hay nhất trần gian. Tuy nhiên, Phù thủy Biển cảnh báo nàng, một khi trở thành con người, nàng sẽ không bao giờ trở lại biển được nữa. Chất thuốc đó uống vào sẽ khiến nàng cảm thấy như có một lưỡi kiếm xuyên qua người, khi hồi phục, nàng sẽ có một đôi chân tuyệt đẹp và có thể nhảy múa đẹp hơn bất cứ con người nào. Tuy nhiên, mỗi bước đi sẽ khiến nàng cảm thấy như đi trên những lưỡi dao sắc, khiến chân nàng chảy máu. Thêm vào đó, nàng sẽ chỉ có thể có được một linh hồn nếu nàng có được nụ hôn của tình yêu chân thật và nếu chàng hoàng tử yêu và cưới nàng, thì một phần linh hồn của chàng sẽ chảy sang người nàng. Nếu không, khi chàng hoàng tử cưới một người con gái khác, thì bình minh ngay ngày hôm sau, trái tim nàng tiên cá nhỏ sẽ tan vỡ, nàng sẽ chết và tan biến thành bọt biển.

Nàng tiên cá nhỏ uống thuốc và gặp được hoàng tử. Chàng say đắm vẻ đẹp và sự duyên dáng của nàng mặc dù nàng bị câm. Trên hết, chàng yêu thích điệu nhảy của nàng. Nàng tiên cá nhảy múa vì chàng dù mỗi lần chân chạm đất, nàng như dẫm lên dao sắc. Khi cha hoàng tử yêu cầu chàng cưới công chúa của vương quốc láng giềng, chàng hoàng tử nói với nàng tiên cá nhỏ là chàng sẽ không đồng ý, bởi chàng không yêu công chúa. Chàng còn nói chàng yêu người con gái của ngôi đền bên bờ biển mà chàng nghĩ là người đã cứu chàng. Nhưng hóa ra nàng công chúa lại là người con gái của ngôi đền, được gửi đến đó để học hành. Chàng hoàng tử yêu nàng công chúa nước láng giềng và đám cưới được cử hành ngay sau đó.

Hoàng tử và công chúa kết hôn, trái tim của nàng tiên cá nhỏ tan vỡ. Nàng nghĩ đến tất cả những thứ nàng đã từ bỏ, những nỗi đau mà nàng đã phải chịu đựng. Nàng tuyệt vọng, nghĩ rằng cái chết đang chờ đợi nàng, nhưng trước khi bình minh đến, các chị nàng mang cho nàng một con dao mà Phù thủy Biển cho họ, đổi bằng bộ tóc dài của các chị nàng. Nếu nàng tiên cá nhỏ đâm hoàng tử với con dao ấy mà để máu chàng chảy xuống chân nàng, nàng sẽ trở lại là tiên cá, tất cả những nỗi đau nàng chịu đựng sẽ chấm dứt và nàng sẽ sống cho hết tuổi thọ của mình.

Nàng tiên cá không thể giết chàng hoàng tử đang ở bên cô dâu của chàng vì chàng không hề biết sự thật. Khi bình minh đến, nàng gieo mình xuống biển. Cơ thể nàng tan thành bọt biển, nhưng thay vì thôi tồn tại, nàng cảm thấy được ánh mặt trời ấm áp; nàng đã trở thành một linh hồn, một người con gái của không trung. Những người con gái khác nói với nàng rằng nàng trở thành người giống họ vì nàng đã cố gắng bằng tất cả tấm lòng vì một linh hồn bất diệt. Nàng sẽ có được một linh hồn của riêng nàng bằng cách làm điều thiện trong 300 năm; với mỗi một đứa trẻ ngoan nàng tìm được, thời hạn đó sẽ rút ngắn một năm, và với mỗi một đứa trẻ hư hỏng, nàng sẽ khóc và mỗi giọt nước mắt sẽ thêm một tháng vào thời gian thử thách và cuối cùng, nàng sẽ bay vào vương quốc của Chúa

8
14 tháng 2 2018

câu chuyện này hay đó mình được xem rồi.

14 tháng 2 2018

Nghỉ đi bạn , mk đọc rồi . Chuyện này dường như là ai cx biết , ko cần đăng lên đâu

        “...Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng...
Đọc tiếp

        “...Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín đem về tặng cho bà con lối xóm. Còn một số quả An Tiêm giữ lại lấy hạt để gieo trồng. Đó chính là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta vẫn ăn ngày nay.

      Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xa là hòn đảo An Tiêm ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.”          (Trích truyền thuyết Mai An Tiêm)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2: Truyền thuyết giải thích nguồn gốc quả dưa hấu gắn với nhân vật  và địa danh nào?

Câu 3: Vì sao vua Hùng “rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà” sau khi đã đầy họ ra đảo ?

Câu 4: Hãy thử tưởng tượng, nếu rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, em sẽ làm gì? 

1
14 tháng 3 2022

1. PTBĐ chính: tự sự

2. gắn với nhân vật Mai An Tiêm ở đảo hoang.

3. Bởi vì vua Hùng nghĩ rằng đứa con của mình đã biết cách nuôi sống bản thân, gia đình hơn trước đây.

4. Em sẽ không nản chí, bỏ cuộc. Em sẽ luôn kiên trì, chăm chỉ học tập và làm việc để có thể giải quyết hoàn cảnh khó khăn mà mình gặp phải.

18 tháng 8 2022

ủa phải là Huyện nga sơn chưs

4 tháng 10 2018

biện pháp nhân hóa -> làm cho các sự vật trở nên sinh động hơn, làm cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn 

. Khoanh tròn những dấu chấm dùng sai trong đoạn văn dưới đây. Nhà bạn Nam có bốn người: bố me Nam. Nam và bé Hồng Hà 5 tuổi. Bố Nam là bộ đội, còn me Nam. Là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Bố mẹ Nam. Rất hiền và rất quan tâm đến việc học hành của Nam. Gia đình bạn Nam. Lúc nào cũng vui vẻ. 2. Đoạn văn dưới đây không sử dụng dấu chấm. Em hãy chép lại đoạn văn này sau khi...
Đọc tiếp

. Khoanh tròn những dấu chấm dùng sai trong đoạn văn dưới đây. Nhà bạn Nam có bốn người: bố me Nam. Nam và bé Hồng Hà 5 tuổi. Bố Nam là bộ đội, còn me Nam. Là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Bố mẹ Nam. Rất hiền và rất quan tâm đến việc học hành của Nam. Gia đình bạn Nam. Lúc nào cũng vui vẻ. 2. Đoạn văn dưới đây không sử dụng dấu chấm. Em hãy chép lại đoạn văn này sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu. Nội tội Tôi sống xa nội tôi từ thuở nhỏ bạn biết không, nội tôi chỉ sống một mình cô quạnh trong vùng quê hẻo lánh chiều chiều, khi con chim đã về đến tổ với bầy đàn, với đồng loại thân quen thì thênh thang ở một góc trời, dáng một người già lúc mờ lúc tỏ dáng nội đấy, còm cõi bên bếp thổi cơm tối tối, khi mọi nhà quây quần trò chuyện thì nội tôi co ro trong tấm chăn mỏng để đi tìm giấc ngủ của người cô đơn. (Văn Trần Thiên Trúc) 3. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong từng câu văn dưới đây: a. Con ong xanh biếc to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Nó dừng lại ngước đầu lên mình nhún nhảy rung rinh giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc đi ngang sục sạo tìm kiếm. (Vũ Tú Nam) b. Khi mới nhú lộc bàng màu hung nâu. Chỉ vài ba ngày sau nó chuyển sang màu xanh nõn chúm chím như những búp hoa. (Trần Hoài Dương) 4. Ngắt đoạn văn dưới đây thành 6 câu: Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế ăn xong, chim bảo người em vào mang túi ba gang đi lấy vàng chim bay qua núi cao biển rộng rồi đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu người em đi khắp đảo, ngắm nhìn thoả thích rồi mới lấy một ít vàng bỏ vào túi xong xuôi, chim lại đưa người em trở về nhà từ đó, người em trở nên giàu có. 5. Trong đoạn văn dưới đây, người viết dùng sai dấu chấm. Em hãy sửa lại và chép đoạn văn đã sửa lỗi vào chỗ trống. (Nhớ viết hoa những chữ đầu câu.) 2 Búp măng non cảm thấy thật sung sướng và tự hào. Măng non cùng với các bạn khác. Được ông Mặt Trời chiếu sáng và lớn lên mạnh mẽ. Từ búp măng non, chú đã trở thành. Cây tre nhỏ giống như mẹ. Những cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới. 6. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây: Đang đi, Vịt con thấy một bạn đang nằm trong một cái túi trước ngực của mẹ. Vịt con cất tiếng chào: - Chào bạn☐ Bạn tên là gì thế☐ - Chào Vịt con ☐Tôi là Chuột Túi. Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện về mẹ không☐ Vịt con gật đầu. Chuột Túi liền kể: - Tôi còn bé nên được ở trong cái túi trước bụng của mẹ tôi. Thật là êm ái ☐Đã bao lần, mẹ tôi mang tôi chạy băng qua cánh rừng, qua đồng cỏ mênh mông để tránh hổ dữ. Mẹ thở hổn hển, ướt đẫm mồ hôi. Ôi ☐ Tôi yêu mẹ biết bao☐ (Theo Nguyễn Thị Thảo) 7. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Đến trưa, Mèo Mướp ngủ dậy. Đói bụng quá, nó ra suối đế câu cá. Nhưng Mèo Mướp ngồi từ trưa đến chiều mà chẳng câu được con cá nào. Bỗng nó thấy hoa mắt chóng mặt rồi chẳng biết gì nữa... Đúng lúc ấy, Mèo Tam Thể đi học về thấy Mèo Mướp ngất xỉu bên bờ suối. Nó vội cõng Mèo Mướp về nhà. 8. Trong các câu dưới đây, người viết dùng sai dấu phẩy. Em tìm chỗ sai, sửa lại rồi chép câu đã sửa vào chỗ trống: a. Hôm ấy, cô giáo Gà Mái Mơ, tổ chức cho cả lớp đi cắm trại. .......................................................................................................................................................... b. Các bạn nhỏ dựng trại, bên hồ nước trong xanh và múa hát thật vui vẻ. .......................................................................................................................................................... c. Gà Tơ ấp úng xin lỗi cô giáo và hứa sẽ đi học, thật chăm. .......................................................................................................................................................... d. Từ đó trở đi, chẳng đợi mẹ phải gọi, hôm nào Gà Tơ cũng dậy thật sớm để đi học. .......................................................................................................................................................... 9. Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Bỗng một hôm An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh An Tiêm nghĩ thầm: “Quả mà chim ăn 3 được thì chắc hẳn người cũng ăn được” chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá rêu ẩm. 10. Điền dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Quanh ta mọi vật mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ báo phút báo giờ. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ ngày xuân thêm tưng bừng. Như mọi vật mọi người bé cũng làm việc. Bé làm bài bé đi học. Học xong bé quét nhà nhặt rau chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn bận rộn mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp cũng vui. (Tô Hoài) 11. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn sau: a. Dưới đường lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây dân chài đang tung lưới bắt cá. b. Những con chim pít báo hiệu mùa màng từ miền xa lại bay về. Ngoài nương rẫy lúa đã chín vàng rực. Ở đây mùa hái hạt bao giờ cũng trúng vào tháng mười, tháng mười một, những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm. c. Từ chiếc tổ nhỏ được lót rơm êm như nệm đôi chim non xinh xắn bay ra. d. Giữa đám lá xanh to bản một búp xanh vươn lên. e. Xa xa giữa cánh đồng đàn trâu đang lững thững từng bước nặng nề trở về làng.

0
8 tháng 10 2019

an lạc=>lỗi lạc

tưng tửng=>tưng hửng

thỉnh=>trẩy

cổng=>công

#Châu's ngốc

8 tháng 10 2019

Cho mình hỏi : VÌ SAO KHÔNG ĐÚNG?

“...Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quân lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng rỡ, thu...
Đọc tiếp

“...Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quân lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín đem về tặng cho bà con lối xóm. Còn một số quả An Tiêm giữ lại lấy hạt để gieo trồng. Đó chính là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta vẫn ăn ngày nay.

      Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xa xưa là hòn đảo An Tiêm ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.”       

                                                                                      (Trích truyền thuyết Mai An Tiêm)

Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về thể loại truyện truyền thuyết(1đ)? Hãy kể tên 3 truyện truyền thuyết mà em biết?(0,5đ)

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? (0,5)

Câu 3: Hãy phân tích cấu tạo của câu sau: “Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu.”

Câu 4: Truyền thuyết giải thích nguồn gốc quả dưa hấu gắn với nhân vật  và địa danh nào? (0,5(

Câu 5: Vì sao vua Hùng “rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà” sau khi đã đầy họ ra đảo ?(0,5)

nhớ trả lời hết nha

Câu 6: Hãy thử tưởng tượng, nếu rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, em sẽ làm gì?  (1đ)

0