K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng (VD: sách, bút, điện, trăng...)

II. Từ Phức là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại thành một ý nghĩa chung.

VD: Sông núi, sách vở, xe đạp, bạn học. Từ phức chia thành hai loại: Từ ghép và từ láy

1. Từ ghép

* Khái niệm: là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa

* Phân loại từ ghép: có hai loại

- Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó là nghĩa của các từ đơn tạo thành theo quan hệ song song (hợp nghĩa), nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.

VD: Núi sông/ sông núi, thay đổi/ đổi thay, mạnh khoẻ/ khoẻ mạnh, vui sướng/ sướng vui; ông cha / cha ông; đau khổ/ khổ đau, quần áo/ áo quần, nhà cửa / cửa nhà,

- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép có sự phân biệt về nghĩa so với các từ cùng loại (tức là có chung một tiếng nào đó), nghĩa cụ thể hơn.

VD: hạt thóc, bà nội, thợ mộc…

2. Từ láy

* Khái niệm: từ láy là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm

            VD: Đẹp đẽ (tiếng gốc là “đẹp”, tiếng láy là “đẽ ”); lướng vướng (tiếng gốc là “vướng”, tiếng láy là “lướng”.)

 * Phân biệt các kiểu từ láy: Trong tiếng việt có bốn kiểu từ láy

         - Láy tiếng: các tiếng láy hoàn toàn giống nhau

            VD: Xanh xanh, ngời ngời, gâu gâu..

        - Láy âm: bộ phận phụ âm đầu các tiếng láy giống nhau

            VD: khó khăn, hăm hở, rì rào…

        - Láy vần: bộ phận vần của các tiếng láy giống nhau

            VD: lom khom, bồn chồn, lim dim…

        - Láy cả âm và vần: bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được láy lại (chỉ khác nhau về âm điệu)

            VD: khít khịt, dửng dưng, rười rượi..

* Phân biệt các dạng từ láy: có 3 dạng khác nhau:

     - Láy đôi: từ láy có hai tiếng: dào dạt, lơ mơ…

     - Láy ba: từ láy có 3 tiếng: Sạch sành sanh, dửng dừng dưng…

     - Láy tư: Từ láy có 4 tiếng: Hớt hơ hớt hải, lúng ta lúng túng…

     + Láy từng đôi một: quần quần áo áo, cười cười nói nói…

* Nghĩa của từ láy:  Nghĩa của từ láy rất phong phú, nhưng có hai dạng cơ bản sau đây:

          + Nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của tiếng gốc

VD: xanh xao> xanh;  đoàng đoàng > đoàng; lạnh lẽo> lạnh….

Thẳm -> thăm thẳm

         + Nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc:

VD: xinh => xinh xinh < xinh; đo đỏ < đỏ

         đẹp => đèm đẹp

        + Nghĩa phong phú, tinh tế hơn… so với nghĩa của tiếng gốc:

VD: Nhà thơ Tố Hữu đã dùng nhiều từ láy để miêu tả dáng vẻ tinh nghịch, hồn nhiên, yêu đời của bé Lượm trong những câu thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, chan chứa một tình cảm yêu thương tha thiết:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

3 tháng 5 2021

1. TỪ ĐƠN

 Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

– Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,…

– Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,…

– Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.

2. TỪ GHÉP

Từ ghéplà những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

2.1. Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

– Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.

– Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:

+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:

 Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi, cốt nhục,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,…

 Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vố là từ địa phương. Ví dụ: chân cẳng, bát đọi, chợ búa,…

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,…

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,…

– Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát).

– Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo.

Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn,thầy trò, vợ con…

+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,…

Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo (tre pheo) … chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.

Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách, …

+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình ngữ nghĩa AB > A+B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Do đó, nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố. Thí dụ, đất nước không phải chỉ đất và nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia trong đó có những nét tiêu biểu là đất và nước. Trường hợp non sông, sông núi, sơn hà cũng vậy. Một ví dụ khác, ruột thịt không phải chỉ ruột hay thịt nói chung mà cả hai hợp lại hợp lại để chỉ quan hệ máu mủ, huyết thống. Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự.

Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập.

Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau:

+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu tố Hán – Việt. Thí dụ: quần áo – áo quần, rủi may – may rủi, tươi tốt – tốt tươi,…

+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.

+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:

 Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại – lại đi ; cơm nước – nước cơm khác nghĩa.

• Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ – nữ nam; ông bà – bà ông, anh em – em anh, vua quan – quan vua,… không hoán vị được.

 Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn: sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.

2.2. Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:

– Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.

– Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại:

+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật , hoạt động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ :

• máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,…
• làm việc, làm thợ , làm duyên, làm ruộng, làm dâu,…
• vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,…

Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán – Việt Việt hoá khác từ ghép Hán – Việt. ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:

• vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,…
• hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,…

+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ , so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc, …

* Cre : Mạng *

* Dẹc hiểu cái màu nâu nâu ở đou ra, howei khó nhìn *

#Ninh Nguyễn

22 tháng 10 2017
  • Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

            Trong ngôn ngữ học, từ là đối tượng nghiên cứu của nhiều cấp độ khác nhau, như cấu tạo từ, hình thái hoc, ngữ âm học,                      phong cách học, cú pháp học...

Có 2 kiểu : 

1. TỪ ĐƠN

 Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

2. TỪ GHÉP

Từ ghéplà những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

2.1. Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

– Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.

2.2. Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. 

22 tháng 10 2017

từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để cấu tạo nên câu

có 4 loại : từ đơn ,từ phức,từ láy,từ ghép

16 tháng 3 2016

Cóc, ổi, xoài, mít ... mấy loại này bây giờ người ta chiết nhánh kô hà, hehehe 
hay còn nữa: các loại quả kô hạt, các loại khoai, các loại cây mọc ra từ thân như mía, tre...

16 tháng 3 2016

cây lá: nhàn ,vải,xoài,ổi, lễ ,mận ,tao nói chung 10 loại

24 tháng 6 2018

toán:

violympic toán

tiếng việt:

trạng nguyên tiếng việt

(còn 1 phần mềm nữa mink mới đăng ký nhừn ko nhớ.)

tiếng anh:

tiếng anh 123

ioe.

ks cho mik nha.

24 tháng 6 2018

Tiếng Anh 123

online math

h.h

cunghoc.vn

IOS

IOE

...

21 tháng 10 2016

CÁC LOẠI VI KHUẨN , BỌI BIỂN , CÁC LOẠI TRÙNG , CÁC LOẠI TẢO ( TẢO SILIC , TẢO CHUỖI NGỌC ,.... ) , NẤM , ......

BLA BLA ....

21 tháng 10 2016

vi-rút; vi khuẩn; ..... còn đầy

5 tháng 12 2018

1  Vịnh Hạ Long

2 Chùa Thiên Mụ

3 Hồ Hoàn Kiếm

4 Hội An

5 Phú Quốc

6 Ruộng bậc thang ở Sa Pa

7 Mũi Né

8 Đồng Bằng sông Cửu Long

9 Địa đảo Củ Chi

10 Nha Trang

   hk tốt  Châu Giang

5 tháng 12 2018

Phung Chau Giang. Thanks

23 tháng 11 2018

Kì nghỉ hè vừa qua là một kì nghỉ hè vô cùng đáng nhớ đối với em, không chỉ vì em dã có thể học đánh đàn- bộ môn nghệ thuật mà em rất thích mà còn vì em đã quen được Vũ- một người bạn mới tốt bụng và dễ mến.

Sau một năm học hành vất vả, kì nghỉ hè để xả hơi rồi cũng đến, để thưởng cho thành tích học tập chăm chỉ một năm qua của em ba đã đồng ý cho em tham gia khóa học đàn piano ở một trung tâm dàng cho thanh thiếu niên. Buổi học đầu tiên, em vô cùng hào hứng, đã chuẩn bị rất kĩ từ ngày hôm trước. Nhưng học đàn khó hơn em tưởng, nhưng niềm vui được lướt tay trên những phím đàn khiến em quên đi tất cả, đặc biệt lại có một người bạn tốt như Vũ bên cạnh. Vũ bằng tuổi với em, vì là con trai nên cậu cao hơn em hẳn một cái đầu. Vũ cũng tham gia khóa học piano và chúng em được xếp thành đôi bạn cùng tiến. Nói về Vũ, cậu là một người dễ gần, vui vẻ, hoạt bát lại có chút trầm ổn nhất là lúc cậu đưa mình trên giai điệu của tiếng đàn. Cậu bạn có làn da hơi ngăm khỏe khoắn, khuôn mặt thanh tú, đôi mắt ánh lên được sự thông minh lanh lợi. Cặp long màu đen, rậm, nổi bật sinh động. Mỗi khi cậu nở nụ cười là tưởng chừng như cả thời gian và không gian như bừng sáng, tưởng chừng như ai nhìn thấy nụ cười ấy cũng sẽ không có lí do để buồn hay khó chịu với cậu bạn.

Vũ có một khả năng lĩnh hội cao và trí nhớ tốt, những nốt nhạc Vũ chỉ cần nghe một lần là nhớ, những điều thầy giảng, không có gì là khó với Vũ cả. Em được biết là ba và mẹ của Vũ đều là giáo viên nhưng cả hai đều có sở thích về âm nhạc và cũng rất ủng hộ Vũ đi theo con đường mình thích. Bất ngờ hơn là ngoài piano, Vũ còn biết chơi trống và ghita lại còn hát rất hay. Lúc rảnh rỗi, Vũ còn đàn bằng ghita và hát cho em nghe, nhìn cậu bên cây đàn y như một người nghệ sĩ thực thụ vậy!

Vũ còn là một người rất tâm lí. Sau ngày tụi em quen nhau một tháng là đến sinh nhật của em, hôm ấy trời nắng nhẹ, sau buổi học, Vũ rủ em ra công viên chơi, cậu đánh và hát cho em nghe bài hát chúc mừng sinh nhật, chưa hết ngỡ ngàng, cậu đã lấy trong túi ra một món quà nhỏ xinh xinh tặng em. Em vừa ngạc nhiên vừa cảm động bởi chưa bao giờ em nói sinh nhật của mình cho Vũ. Có một người bạn như Vũ thật là tốt!

Vũ giống như cơn gió nhẹ thổi qua những ngày hè nóng bức của em, làm cho mùa hè trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

23 tháng 11 2018

Ng bn mới quen của mk là ánh

7 tháng 5 2017

ashamed,worried,bad mood,thirsty

7 tháng 5 2017

sad.bored,tired,sick,....

k mình nha và kb với mình