Dựa vào nội dung và nghệ thuật các bài thơ đã học( chương trình ngữ văn 8,tập 2), em hãy phân tích cái hay của các biện pháp nghệ thuật. Ví dụ: bài thơ ngắm trăng phân tích nghệ thuật đối ở hai câu thơ cuối. Nhân đối với minh nguyệt, nguyệt đối với thi gia( đối trong câu), nhân đối với nguyệt, minh nguyệt đối với thi gia( đối ngoài câu), hs chú ý từ song, từ song có nghĩa là gì.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
học tốt
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Tham Khảo
Tham khảo!
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".
Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực. Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia".
Hai chữ đầu của hai câu thơ là hình ảnh người và trăng (Nhân - nguyệt, nguyệt - thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sông trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ớ đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày. Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chôn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ "hướng" không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm:
"Nguyệt tòng song khích khán thi gia".
Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng dâu chỉ còn là đốì tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ "nhân" trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân. Cuộc sống trong tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, tràn ngập sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.
Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
Chúc bạn học tốt nha!
"Bánh trôi nước" là một bài thơ rất hay của bà chúa thơ Nôm -Hồ Xuân Hương viết để nói về hình ản của người phụ nữ dưới thời phong kiến. Câu văn "Thân em vừa trắng vừa tròn" thể hiện nên cái sự duyên dáng, sự đẹp đẽ hiền hậu và đầy sức sống của người dưới thời phong kiến, sau khi đọc câu này chắc các bạn đều nghĩ rằng phụ nữ thời đó rất sung sướng, cuộc sống của họ không có gì phải lo âu. Nhưng khi đọc tiếp "Bảy nổi ba chìm với nước non" thì nó lại thể hiện lên sự long đong. bấp bênh của người phụ nữ, thể hiện cái sự đau đớn, cay nghiệt mà người phụ nữ phải trải qua, họ phải sống phụ thuộc, sống dựa dẫm vào người đàn ông, họ chẳng có quyền lợi gì trong xãz hội cả, dù họ than khóc, khẩn cầu thì cũng chẳng ai quan tâm hay để ý, mà nếu có thì chắc gì họ đã giúp đượcvì người quan tâm cũng chỉ là người phụ nữ như họ mà thôi!"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" và "Mà em vẫn giữ tấm lòng son"gợi lên việc dù có đau khổ hay bất hạnh nhưng người phụ nữ không vì thế mà đánh mất đi lòng tự trọng vốn có của họ, họ vẫn kiên quết chịu đựng, chung thủy với người đàn ông, họ vẫn giữ bên họ tấm lòng chung thủy, son sắt. Em cảm thấy người phụ nữ dưới thời phong kiến rất khổ cực, cuộc sống của họ bất công, mặc dù họ rất đẹp, duyên dáng và đầy sức sống, họ luôn phải khổ sở như vaayjnhuwnghoj vẫn là một con người rất chung thủy.
Bài ktra 1 tiết của mình đấy!!! Tự biên, tự diễn mà điểm vẫn cao mới hay chớ (do cô dặn chuẩn bị 2 đề cô cho mà quên làm mất) Ahihi...
Còn nữa,NHỚ K CHO MÌNH ĐÓ
Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…) để làm nổi bật nội dung của bài thơ, ví dụ như:
- Trong phần 1, tác giả đã tập trung phân tích yếu tố hình thức, biện pháp tu từ ẩn dụn chuyển đồi cảm giác và sự lặp lại của từ nghe ở đầu các dòng thơ để cho thấy vẻ đẹp, nét tinh tế của bài thơ Tiếng gà trưa:
Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giá (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ "nghe" có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người.
- Trong phần 2, tác giả tập trung khai thác cái hay của các từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ để làm nổi bật nội dung của bài thơ như:
+ Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng.
+ Việc đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ + trở nên đẹp lộng lẫy.
+ Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ...
= Chính cái cảnh đẹp có thật mà xuất hiện như do một phép lạ là tiếng gà trưa đã đưa anh chiến sĩ trở lại kỉ niệm về người bà tần tảo, suốt đời lo toan để cháu được vui sướng.