K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ngữ văn nhé:1) Ngày xửa ngày xưa. (2) Ô, ngày xửa ngày xưa là lúc nào nhỉ? (3) Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy. (4) Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống. (5) Nàng dệt hoa. (6) Chàng dệt gấm. (7) Tấm vải hoa của nàng là đất. (8) Mảnh gấm của chàng là trời. (9) Nàng khéo tay, dệt nhanh. (10) Chàng vụng tay, dệt chậm....
Đọc tiếp

ngữ văn nhé:

1) Ngày xửa ngày xưa. (2) Ô, ngày xửa ngày xưa là lúc nào nhỉ? (3) Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy. (4) Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống. (5) Nàng dệt hoa. (6) Chàng dệt gấm. (7) Tấm vải hoa của nàng là đất. (8) Mảnh gấm của chàng là trời. (9) Nàng khéo tay, dệt nhanh. (10) Chàng vụng tay, dệt chậm. (11) Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng. (12) Nàng mới ra chân trời ngó xem, rồi bảo chàng: để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng. (13) Nhưng đất dồn lại nên sinh ra núi ra khe. (14) Bây giờ họ lại phải đo trời đo đất.

(Theo Ma Văn Kháng, Vùng biên ải)

Chỉ ra câu rút gọn và câu đặc biệt được dùng trong đoạn văn. (1,0 điểm)

Nêu tác dụng của những câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được. (1,0 điểm)

Câu 2. Nối một vế câu ở cột (A) cho phù hợp với vế câu ở cột (B)? (2,0 điểm)

(A)

 

(B)

1. Trạng ngữ chỉ thời gian.

 

a. Vì cái quý giá trong sạch của trời. (Thach Lam)

2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

 

b. Bao giờ cũng vậy, sự cùng quấn khiến người ta hay nghĩ ngợi và giận dữ. (Tô Hoài)

3. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

 

c. Bất thình lình trời đổ mưa.

4. Trạng ngữ chỉ cách thức.

 

d. Trong cái vỏ xanh kia (Thạch Lam)

Câu 3. Hãy biến đổi câu sau: "Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ." thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt. (2,0 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 10 - 15 câu nói về miền quê hương em, trong đó có ít nhất 3 câu dùng trạng ngữ (gạch chân dưới những trạng ngữ được dùng). Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó?

2
8 tháng 3 2019

Câu 1 (2,0 điểm)

Chỉ ra được

  • Câu rút gọn được dùng trong đoạn: câu (4).
  • Câu đặc biệt được dùng trong đoạn: câu (1).
  • Tác dụng của câu rút gọn: làm cho câu gọn hơn, tránh lặplại cụm từ Ngày xưa ở câu (3).
  • Tác dụng của câu đặc biệt: xác định thời gian, tạo ấn tượng mạnh mẽ về thời gian đó.

Câu 2 (2,0 điểm)

1-b; 2-a; 3-d; 4-c

Câu 3 (2,0 điểm): Biến đổi câu: "Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ" thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt bằng cách thay dấu phẩy (,) bằng dấu chấm (.) như sau: "Ngày ngày đến lớp. Tôi đi trong rừng cọ."

- Ngày ngày đến lớp. (câu đặc biệt)

Câu 4 (4,0 điểm)

  • Yêu cầu: Biết viết đoạn văn (miêu tả, biểu cảm,...) về miền quê hương, biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.
  • Sử dụng hợp lí 3 trạng ngữ.
  • Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó.
25 tháng 2 2020

bài bạn trên làm là đúng nha

23 tháng 3 2019

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.                  Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Phần 1: Từ đầu đến Làm nên đất nước muôn đời…: Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

Đáp án cần chọn là: B

8 tháng 10 2017

trạng ngữ trên không được gọi là câu vì nó không đủ chủ ngữ ,vị ngữ

nếu là giải thích trạng ngữ thì nó cho biết thời gian

8 tháng 10 2017

Nhầm rồi bạn ơi thế đêm khuya, khuya khoắt đâu phải chỉ thời gian mà là xác định sự nhấn mạnh vào từ "đêm"

1. Đọc thầm bài văn: Vương quốc vắng nụ cười​       Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm bài văn:

Vương quốc vắng nụ cười​

      Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.

Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.

Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.

(còn nữa)
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau:

Câu 3. (1 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy?

A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh.
C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt.

Câu 4. (0,5 điểm) Nói chính xác là trong vương quốc chỉ có ai cười được?

A. Nhà vua
B. Người lớn
C. Rất ít trẻ con.

Câu 5. (0,5 điểm) Ai là người nhận ra những “mối nguy cơ” về vương quốc buồn tẻ?

A. Người dân
B. Nhà vua
C. Các vị đại thần

Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “buồn chán”?

A. Vui vẻ
B. Chán ăn
C. Buồn bã

Câu 7. (1 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình của vương quốc?

A. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về chữa bệnh.
B. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
c. Nhà vua cử đại thần mở lớp dạy học, chuyên về môn cười.

Câu 8. (0,5 điểm) Câu: “- Dẫn nó vào!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu cảm

Câu 9. (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.” là:

A. Thần
B. Thần vừa tóm được
C. Một kẻ đang cười

Câu 10. (1 điểm) Trạng ngữ trong câu “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.” là:

..........................................................................................................................................................................................................

Đây là trạng ngữ chỉ :...................................................................................................

Câu 11. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc?

2
3 tháng 5 2022

Câu 3:a.   Câu 4:c.    Câu 5: b.    Câu 6:a.   Câu 7: b.   Câu 8:a.   Câu 9:a.   Câu 10: ngày xửa ngày xưa; trạng ngữ chỉ thời gian.    Câu 11: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

 

3 tháng 5 2022

 3:a.    4:c.     5: b.     6:a.    7: b.    8:a.    9:a.    10: ngày xửa ngày xưa; trạng ngữ chỉ thời gian.     11: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

BA CÔ TIÊN  Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé mặc dầu tuổi đã lên sáu nhưng chú vẫn bé tí ti, chú chỉ bé vỏn vẹn bằng ngón tay cái của mọi người. Chính vì vậy ai cũng gọi chú bé là chú bé Tí Hon.        Nhà Tí Hon rất nghèo, bố mẹ chú phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ, họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không có tiền để có một cuộc sống no đủ. Tí Hon nhìn thấy bố mẹ vất vả...
Đọc tiếp

BA CÔ TIÊN

  Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé mặc dầu tuổi đã lên sáu nhưng chú vẫn bé tí ti, chú chỉ bé vỏn vẹn bằng ngón tay cái của mọi người. Chính vì vậy ai cũng gọi chú bé là chú bé Tí Hon.

        Nhà Tí Hon rất nghèo, bố mẹ chú phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ, họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không có tiền để có một cuộc sống no đủ. Tí Hon nhìn thấy bố mẹ vất vả nên chú rất thương, chỉ muốn đi làm kiếm tiền để đỡ gánh nặng cho bố mẹ.

        Một hôm, Tí Hon nói với bố mẹ rằng chú muốn đi chăn trâu để phụ giúp gia đình. Bố mẹ chú thì thấy chú còn quá nhỏ, trong khi đó đàn trâu con nào cũng to lớn hơn chú gấp nhiều lần nên bố mẹ Tí Hon không cho chú đi. Nhưng với sự năn nỉ kiên trì của Tí Hon thì bố mẹ chú cũng đành bằng lòng cho chú đi chăn thử. Tí Hon mặc dù nhỏ bé nhưng chăn trâu rất giỏi, chú không để con trâu nào ăn hại lúa ngô của bà con trong vùng, con nào con nấy cũng ăn no căng cả bụng. Cả làng ai nấy cũng đều khen Tí Hon. Nhà địa chủ cũng rất ưng Tí Hon chăn trâu. Một hôm, cánh đồng làng không còn cỏ, Tí Hon phải dắt trâu lên trên núi để cho trâu kiếm cỏ ăn. Đang chăn trâu thì Tí Hon thấy có một bông hoa hồng to bằng chiếc nón nở trên cành cây. Tí Hon dắt trâu tới gần cây đó, cậu leo lên tai trâu rồi khẽ chuyển sang cành cây vào leo vào giữa bông hoa. Vào bông hoa Tí Hon thấy rất ngạc nhiên và thích thú vì bên trong bông hoa có ba cô tiên người cũng bé tí hon như cậu, một cô áo xanh, một cô áo vàng còn cô còn lại thì mặc áo đỏ. Ba cô tiên thấy tí hon thì vui mừng hỏi han rồi đem bánh kẹo ngon cho Tí Hon ăn. Tí Hon chưa ăn ngay mà lại bỏ số bánh kẹo các cô cho vào túi, thấy lạ nên ba cô tiên hỏi:

    - Kẹo chúng tôi cho, sao Tí Hon không ăn?

Tí hon đáp:

    - Tôi không ăn, tôi mang về cho bố mẹ tôi ăn, nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ tôi thì vất vả, tôi thương bố mẹ tôi lắm.

Ba cô tiên cùng nói:

    - Tí Hon cứ ăn đi, chúng tôi còn nhiều kẹo bánh mà. Ăn xong chúng tôi sẽ giúp Tí Hon .

       Một lát sau, đợi trâu ăn no cỏ. Tí Hon và ba cô tiên nhỏ bé leo lên ngồi trên sừng trâu và cùng đàn trâu đi về. Về đến nhà Tí Hon, ba cô tiên thấy đúng như Tí Hon kể, nhà của cậu rất nghèo, gian nhà thì xác xơ, ba cô tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ của chú về.

      Ba cô tiên cầm bút thần vẽ một đám ruộng to, trên ruộng là những bông lúa nở chín vàng ươm như màu nắng, cô tiên áo xanh thì vẽ rất nhiều quần áo thật đẹp. Vừa vẽ xong thì tất cả ruộng, lúa và quần áo đều biến thành thật. Vừa lúc ấy Tí Hon và bố mẹ về đến nơi.

    - Ồ, nhà đẹp thế? Ruộng của ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ?

    Ba cô Tiên ở trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói :

    - Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ nay hai bác không còn nghèo nữa. Có ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc áo, mặc áo vào là lớn bổng lên.

    Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai trông thấy ba cô Tiên đâu nữa. Còn Tí Hon lúc này rất to lớn, khoẻ mạnh làm việc rất chăm chỉ, khéo léo chẳng kém gì ba cô Tiên hoa hồng.      (Theo NXB Kim Đồng)

1.     Văn bản Ba cô tiên thuộc thể loại truyện gì? Căn cứ vào dấu hiệu nào em xác định được như vậy? 

2.     Vì sao ba cô tiên trong truyện lại giúp đỡ cậu bé Tí Hon? 

3.     Em hãy suy đoán và giải nghĩa từ “năn nỉ” “vất vả”. 

4.     Câu văn in đậm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng. 

5.     Em hãy chỉ ra một chi tiết kì ảo có trong truyện. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về chi tiết kì ảo đó. 

6.     Qua câu chuyện trên, nhân dân ta muốn gửi gắm chúng ta lời khuyên gì? Trong gia đình, em đã (sẽ) thực hiện lời khuyên đó như thế nào?

1
19 tháng 3 2022

1. Truyện cổ tích.Em xác định được căn cứ vào những chi tiết kì ảo không có thật và các loại nhân vật trong câu chuyện.

2. Bởi vì cậu là một đứa con hiếu thảo,một người chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc của mình.

3. Năn nỉ: xin xỏ ai đó về một điều gì đó

  Vất vả: chỉ làm việc nhiều, liên tục, mệt mỏi.

4. Điệp từ (từ có). Làm cho người đọc thấy rõ những thứ tuyệt vời mà ba cô tiên đã tặng cho Tí Hon.

5. Chi tiết kì ảo: xuất hiện các cô tiên 

6. Nhân dân ta muốn nói rằng bản thân chúng ta phải luôn ngoan ngoãn, biết ơn , hiếu thảo với bố mẹ.

chọn H

24 tháng 2 2022

H

                             Sự tích các loài hoa Ngày xưa, chỉ ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất chưa có loài hoa nào. Mãi về sau, nhận ra sai sót ấy. Trời mới sai Thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho các loài cây. Vẽ xong, Thần muốn tặng hương cho chúng nhưng lại không mang đủ hương cho tất cả. Thần quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.Thần hỏi Hoa Hồng:- Nếu có hương...
Đọc tiếp

                             Sự tích các loài hoa

 Ngày xưa, chỉ ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất chưa có loài hoa nào. Mãi về sau, nhận ra sai sót ấy. Trời mới sai Thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho các loài cây. Vẽ xong, Thần muốn tặng hương cho chúng nhưng lại không mang đủ hương cho tất cả. Thần quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.

Thần hỏi Hoa Hồng:

- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?

- Con sẽ nhờ chị gió mang tặng cho muôn loài.

Thần liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu.

Gặp hàng Râm Bụt đỏ chót, Thần hỏi:

- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?

Râm Bụt trả lời:

- Con sẽ khiến ai cũng phải nể mình.

Nghe vậy, Thần bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa Ngọc Lan, Thần lại hỏi:

- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?

Ngọc Lan ngập ngừng thưa:

- Con cảm ơn Thần. Nhưng xin Thần ban tặng cho Hoa Cỏ ạ.

Thần ngạc nhiên hỏi:

- Hoa nào cũng muốn có hương thơm. Lẽ nào ngươi không thích?

- Con thích lắm ạ. Nhưng con đã được ban cho làn da trắng trẻo, lại ở trên cao. Còn bạn Hoa Cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất. Nếu có hương thơm, bạn ấy sẽ không bị người ta vô tình giẫm lên.

Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của Ngọc Lan, Thần Sắc Đẹp bạn tặng cho loài hoa ấy hương thơm ngọt ngào hơn mọi loài hoa.

(Sưu tầm)

a) Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những loài hoc như thế nào?

b) Theo em, tại sao Thần Sắc Đẹp quyết định như vậy?

c) Câu trả lời của Hoa Hồng thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào?

d) Câu trả lời của Ngọc Lan thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào?

e) Vì sao trong câu chuyện các từ Hoa Hồng, Râm Bụt, Ngọc Lan, Hoa Cỏ được viết hoa?

A. Vì mỗi từ đó là tên một bông hoa.

B. Vì trong câu chuyện, mỗi từ đó đều chỉ một loài hoa được nhân hóa.

C. Vì mối từ ngữ là tên chung của một loài hoa.

Trả lời:

a) Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.

b) Thần Sắc Đẹp quyết định như vậy vì Thần không mang đủ hương thơm để tặng cho các loài hoa.

c) Câu trả lời của Hoa Hồng thể hiện tấm lòng thơm thảo : biết mang đến niềm vui và hạnh phúc cho muôn loài.

d) Câu trả lời của Ngọc Lan thể hiện tấm lòng : biết nhường nhịn và chia sẻ cho những cuộc đời khó khăn hơn mình.

e) Trong câu chuyện, các từ Hoa Hồng, Râm bụt, Ngọc Lan, Hoa Cỏ được viết hoa vì :

B. Vì trong câu chuyện, mỗi từ đó đều chỉ một loài hoa được nhân hóa

3
3 tháng 1 2022

bn đừng viết như thế các bn ko hiểu đâu

3 tháng 1 2022

Sao mà không hiểu :>

3 tháng 1 2022
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh tham lam chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn, chỉ chia cho người em một túp lều lụp xụp và một cây khế. Hai vợ chồng người em cần mẫn làm ăn, siêng năng chăm chút cho cây khế nên chẳng bao lâu, cây đã ra hoa, kết quả. Những quả khế vàng ươm, trĩu trịt trên cành…”. Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào? *   A. Ngôi kể thứ nhất   B. Ngôi kể thứ ba
3 tháng 1 2022

Bngôi kể thứ ba nhé bn