K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2019

Đề 1 hay đề 2 vậy bn ???

Câu chuyện cô bé bán diêm

Thế là vào đêm giao thừa, cô bé bán diêm đã cùng bà “bay lên trời với Thượng đế”. Từ đây, em sẽ có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, không phải lo lắng gì nữa. Nhưng, có thật là em sẽ vui vẻ suốt cả ngày không, có thật là em sẽ hoàn toàn vô tư sống trên thiên đường?

Bà dắt tay cô bé bán diêm về trời. Em đã gặp được biết bao là thiên thần bé xíu, xinh xinh, mỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại. Chưa bao giờ em thấy nơi nào tràn ngập màu sắc như thế này. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt em, vì quá hạnh phúc, vì xúc động. Em tiến vào trong thiên đường. Ở đây có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Bỗng, em thấy một bóng hình quen thuộc, rất quen thuộc, gần gũi với em. Em reo lên thật to:

– Mẹ! Mẹ! Mẹ ơi!

Rồi em chạy đến ôm chầm lấy mẹ. Hai mẹ con cùng khóc nức nở. Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời em. Vừa có bà, vừa có mẹ, em sẽ mãi được chở che, bao bọc. Niềm vui ấy đã theo cô bé bán diêm suốt cả ngày. Cô bé cứ luôn nghĩ “mình đã có một mái ấm gia đình ấm áp, đầy đủ, tràn ngập yêu thương”. Đầy đủ? Có thật sự là đầy đủ không? Cô bé chợt nhớ đến bố: “Không biết khi không thấy mình, bố có lo lắng không, có đau khổ không, rồi bố sẽ sống thế nào trong những ngày còn lại”. Những ý nghĩ ấy cứ quanh quẩn trong đầu óc cô bé cả đêm. Sáng hôm sau, em xin bà cho em đến gặp Thượng đế để xin bề trên cho em được nhìn thấy bố. Một tia sáng lấp lánh chiếu rọi xuống những đám mây. Em thấy thế giới mà trước kia em đã sống.

Bố em bước ra khỏi căn nhà lụp sụp với cái dáng khật khưỡng của kẻ say rượu. Vừa đi bố vừa lầm bầm điều gì đó, nhưng em biết là bố đang tìm em. “ Một ngày trôi qua rồi mà bố mới nhớ đến đứa con gái của mình” – em buồn bã nghĩ. Bố đi khắp con phố mà không thấy em đâu. Có lẽ là bố đang tức giận lắm. Nhưng mà bố vẫn tiếp tục đi tìm. Bố tới những nơi gần đó. Hỏi thăm mọi người về em. Chắc lúc đầu bố tìm em chỉ để lấy tiền bán diêm thôi, nhưng bây giờ thì bố lo lắng thật. Bố chạy thật nhanh, mồ hôi chảy đẫm áo, quanh quẩn nhìn khắp nơi. Em xúc động lắm. Em chỉ muốn chạy thật nhanh xuống nói với bố hãy lên trời cùng em. Bố tìm em tới tận trưa. Rồi ông đi qua một nhà thờ. Mọi người bàn tán xôn xao lắm. Bố hỏi một người, và người đó nói rằng họ vừa tổ chức tang lễ cho một cô bé bán diêm bị chết vì rét. “Đó chính là mình” – em bần thần nghĩ. Và ở dưới kia, người bố cũng rất sững sờ. Ông cứ đứng yên một chỗ, đôi mắt nhìn vô định. Một giọt nước mắt chảy xuống. Ông hét lên một tiếng đầy đau khổ:

– Trời ơi! Con ơi! Con của bố!

Rồi ông như không thể đứng vững, ông ngã xuống con đường đầy tuyết. Bất ngờ, cô bé bán diêm hốt hoảng gọi to:

– Bố!

Cô bé lại khóc, nhưng không phải vì xúc động nữa, mà vì đau khổ. Em thấy thương bố. Liệu có phải chính em đã làm bố đau khổ? Có phải em là người có lỗi? Em day dứt, ân hận. Trong tiếng khóc, em nói với bà:

– Bà ơi… bà có thể…xin cho Thượng đế… cho bố cháu lên… thiên đường này.., không ạ?

Người bà ôm chầm lấy cô bé, lau nước mắt rồi an ủi:

– Cháu nín đi… cháu nín đi…

Cô bé được đưa vào phòng nghỉ ngơi. Em cần thời gian để trấn tĩnh.

Vài ngày sau, em thấy bố em ngồi một góc trong căn nhà, ngắm nhìn tấm ảnh duy nhất của em mà bố còn giữ. Không rượu chè nữa, bố cứ ngồi im như vậy, tay mân mê tấm hình đó. Trong nhà đã tối, giờ lại càng âm u và buồn tẻ. “Đã mấy ngày rồi mà bố cứ ngồi thế này ?” – em lo lắng. Đôi mắt bố sưng lên vì khóc nhiều. Em thấy thương bố da diết. Rồi bỗng, bố đứng dậy, tay nắm chặt. Bố phải đi xin việc và khó khăn lắm mới được nhận vào hàng bán bánh kẹo. Bố đã phải năn nỉ người ta suốt mấy ngày, và cũng vì người ta thương bố quá. Lâu sau đó, cô bé bán diêm mới lại nhìn xuống thế giới của bố. Em rất bất ngờ khi thấy bố đang làm việc tốt trong cửa hàng. Bỗng có một em bé nghèo đang ăn xin trên đường. Bố vội vã chạy ra, mang cho em bé một chiếc bánh thật ngon mà bố vừa mua được. Em bé ấy cười hiền lành, và bố cũng vậy. Ở đâu đó trên thiên đường, cô bé bán diêm cũng cười thật tươi.

Lúc ấy, cô bé bán diêm mới thực sự hạnh phúc. Cô bé có thể hoàn toàn vui vẻ sống bên bà và mẹ, vì cô bé tin rằng bố em cũng đang rất hạnh phúc. Nhưng có một điều mà em không biết, đó chính là dòng chữ mà em đã ghi sau tấm ảnh là điều khiến cho bố em thêm sức mạnh để sống tiếp. Em ghi gì trên đó, em cũng quên rồi nhưng bố em thì nhớ mãi: “Bố ơi, con yêu bố lắm, con tin là bố có thể luôn sống tốt trên thế giới này”.

Mở bài

- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc


 
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.

- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.

2. Thân bài

a. Cây đào nhìn từ xa:

- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.

- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.

- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.

- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.


 
b. Cây đào nhìn cận cảnh:

- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.

- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.

- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.

- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.

- Nhuỵ hoa vàng tươi.

- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.

- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.

3. Kết bài

- Em rất yêu cây đào trước ngõ.

- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.

- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.

1. Mở bài

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu?

- Từ bao giờ?

2. Thân bài

a. Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm?

- Màu sắc của cánh hoa, nhụy hoa?

- Cây phượng gắn bó với học sinh ra sao?

b. Tả tiếng ve:

- Cùng với hoa phượng ve ở đâu cũng kéo về, tiếng ve như thế nào?

- Mọi người xung quanh có nhận xét gì khi nghe tiếng ve kêu?

- Tiếng ve đã làm cho mùa hè trở nên như thế nào?

c. Tình cảm học sinh đối với hàng phượng vĩ và tiếng ve:

- Yêu quý, nhớ nhung khi mùa hè qua đi ...

- Thương cho những chú ve kêu suốt đến khô cả xác.

3. Kết bài

- Em sẽ làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây phượng sau khi mùa hè qua: Dọn dẹp vệ sinh xung quanh cây, tưới nước ...

Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.

1. Mở bài

- Em dự định miêu tả cảnh gì?

- Đó là cảnh mà em đã trực tiếp được chứng kiến hay đã xem nó trên truyền hình.

2. Thân bài

- Miêu tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó:

   + Cảnh trước khi cơn bão đến.

   + Khung cảnh chung khi cơn bão tràn qua?

   + Xóm làng (thành phố, ...), cây cối, sức vật, con người như thế nào sau cơn bão?

- Trận bão đã để lại những thiệt hại khủng khiếp như thế nào? (cây cối đổ nát, nhà cửa tốc mái, ...)

3. Kết bài

- Bài học rút ra sau khi chứng kiến trận bãolà gì? (phải tôn trọng những quy luật của thiên nhiên và có các bước phòng trống bão).

Đề 4: Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.

1. Mở bài

- Lời xưng hô.

- Lời chúc.

- Dẫn dắt để giới thiệu về khu phố, thôn xóm hay bản làng của mình vào một ngày đông.

2. Thân bài

- Miêu tả những nét đặc trưng của mùa đông (nhất là mùa đông nơi em đang ở).

  • thời tiết, hình ảnh ông mặt trời, gió, sương, ...

  • thiên nhiên, cảnh vật

- Miêu tả những sinh hoạt đời thường ở khu phố, thôn xóm,... của em trong những ngày đông ấy.

- Những ngày đông giá lạnh ấy gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ ra sao?

3. Kết bài

- Ấn tượng sâu đậm nhất của em về những ngày mùa đông ấy là gì? (co ro trong áo ấm, xum xoe bên bếp lửa mẹ nấu, ...)

- Lời chào tạm biệt.

- Lời chúc và nhắn nhủ.

:D

1. Mở bài

- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc

- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.

- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.

2. Thân bài

a. Cây đào nhìn từ xa:

- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.

- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.

- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.

- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.

b. Cây đào nhìn cận cảnh:

- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.

- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.

- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.

- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.

- Nhuỵ hoa vàng tươi.

- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.

- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.

3. Kết bài

- Em rất yêu cây đào trước ngõ.

- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.

- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

22 tháng 9 2021

Home » Văn học » Những bài văn thuyết minh về cây lúa Việt Nam hay nhất

Những bài văn thuyết minh về cây lúa Việt Nam, văn lớp 9!

Những bài văn thuyết minh về cây lúa Việt Nam hay nhất

Written by Joy SeveraIn Văn học          5 / 5 ( 5 bình chọn )

Cây lúa là một loại cây vốn đã rất quen thuộc và gần gũi đối với mọi người dân Việt Nam, cây lúa không chỉ là cây lương thực chính đã gắn bó với người dân từ bao đời này mà nó còn là một biểu tượng cho đất nước. Cây lúa nước hết sức bình dị, thân thuộc nhưng cũng không kém phần cao quý.

Cây lúa

Cây lúa

Cây lúa xuất hiện rất nhiều trong văn học, thơ ca với nhiều chủ đề khác nhau. Trong chương trình văn lớp 9 đã có đề bài thuyết minh về cây lúa Việt Nam mà các em học sinh phải trình bày. Nếu đang cần tài liệu tham khảo hãy cùng đọc ngay những bài văn mẫu về đề bài trên để các bạn có thêm ý tưởng cho bài văn của mình, chúng tôi tổng hợp những bài văn hay nhất, mới nhất từ nhiều nguồn khác nhau chắc chắn đây sẽ là tài liệu tốt cho các bạn.

8 bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa

Nội dung [Ẩn]

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 1Bài văn thuyết mình về cây lúa số 2Bài văn thuyết mình về cây lúa số 3Bài văn thuyết mình về cây lúa số 4Bài văn thuyết mình về cây lúa số 5Bài văn thuyết mình về cây lúa số 6Bài văn thuyết mình về cây lúa số 7Bài văn thuyết mình về cây lúa số 8Bài văn thuyết mình về cây lúa số 1

thuyết minh về cây lúa
Chào các bạn, tôi là cây lúc của quê hương Việt Nam đây. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt này vì thế chúng tôi từ xưa đến nay luôn là một thứ lương thực không thể thiếu trong đời sống của mọi người. Sau đây, tôi sẽ kể cho bạn nghe về họ lúa chúng tôi.
Tôi có nguồn gốc từ một loài cây có hạt mọc ở ven sông, sau đó được con người đưa về nuôi cấy và lai tạo để cho ra đời giống lúa như ngày hôm nay. Nhưng cũng có những tài liệu cho rằng, tổ tiên của chúng tôi là những cây dại mọc vùng Đông Nam Á và Ấn Độ. Họ nhà lúc chúng tôi thuộc lớp hai lá mầm, thân cỏ và rễ chùm. Cuộc đời của họ lúa chúng tôi được phát triển theo vòng tuần hoàn khép kín.
Đầu tiên chúng tôi chỉ là những hạt thóc nhỏ bé, nhưng sau đó những bác nông dân đem chúng tôi đi ngâm ủ cẩn thận trong những điều kiện nghiêm ngặt. Có trải qua được quá trình ấy, chúng tôi mới nảy mầm và trở thành những cây mạ con. Rồi dưới đôi bàn tay kì diệu của các bác nông dân, chúng tôi chóng lớn và bước vào thời kì con gái, rồi lớn dần và ra hoa ra quả và thu hoạch. Nghe qua thì có vẻ dễ lắm đấy nhưng đó lại là một quá trình đầy gian nan và vất vả, đều đòi hỏi một quy trình khép kín nhất định.
Ban đầu là giai đoạn chọn giống. Giai đoạn này đòi hỏi các bác nông dân phải kiên trì chọn lấy từng hạt giống tốt nhất, loại bỏ những hạt sâu hạt bệnh rồi mới đem đi ngâm ủ. Đây là quy trình khá khắt khe vì các bác ấy phải tuân thủ theo đúng quy định về độ ấm của nước, độ thoáng của không khí, có như vậy chúng tôi mới có cơ hội nảy mầm.
Sau thời gian ngâm được từ mười năm đến hai mươi ngày thì các bác đem chúng tôi ra những thửa ruộng đã được cày sới tơi xốp. Các bác đi đến đâu thì rắc những hạt mầm chúng tôi xuống đất. Ngày nối ngày thoắt cái đã qua một tháng. Những hạt mộng ngày nào giờ đã trở thành những cây mạ cao lớn.
Mạ lúc này đã cao khoảng mười năm cm chỉ cần độ hai mươi ngày nữa chúng tôi sẽ trở thành những thiếu nữ xanh mướt và bước vào giai đoạn thì con gái. Giai đoạn này, lá của chúng tôi cứng và đanh hơn, thân chúng tôi đan vào nhau tạo thành những khóm lúa. Cánh đồng lúc này như trở thành một dải lụa xanh mà cô thôn nữ nào đánh rơi mất, một cơn gió thổi qua thôi cũng làm cho dải lụa ấy gợi lên những lượn sóng mềm mại.
Cũng có khi nó êm đềm và tĩnh lặng, những chiếc lá như những thanh gươm đâm thẳng lên trời. Giai đoạn này chúng tôi cần hơn hết là sự chăm sóc của những bác nông dân. Những bác nông dân phải theo dõi chúng tôi thường xuyên, bón phân và bắt sâu để đảm bảo cho chúng tôi phát triển khỏe mạnh. Chẳng bao lâu sau, thân chúng tôi bắt đầu tách ra làm lộ ra những chiếc đòng đòng cứ nhô cao nhô mãi cho đến khi vững lá mới thôi.
Trên những thân chiếc đòng đòng ấy là những hạt lúa còn nguyên bụng sữa, chờ cho ánh nắng chiếu vào mình. Người nông dân gọi đây là giai đoạn phơi nắng. Dưới ánh nắng từ mặt trời, những đứa con mũm mĩm của chúng tôi cứ săn lại dần, năng trĩu tinh túy của đất trời mà dần dần ngả xuống, nom chẳng khác nào tấm lưng còng của người nông dân dưới trưa hè. Đợi khi những bông lúa ấy vàng ươm , cũng là lúc những bác nông dân gặt chúng tôi về tuốt lấy những hạt thóc căng tròn, chọn lựa giống cho năm sau và đêm đi sát để thu lấy những hạt gạo trắng phau và thơm phức. Vậy là kết thúc một vòng đời của chúng tôi.
Nhưng bạn chớ thấy tôi nhỏ bé mà không nâng niu nhé! Bạn biết không chính những hạt gạo là nguồn cung cấp lương thực cho nông dân, xuất khẩu gạo cũng trở thành một ngành kinh tế then chốt rồi đấy. Rồi các loại bánh như bánh trưng, bánh nếp.. đều được làm từ loài lúa chúng tôi đây. Không những vậy chúng tôi còn đi vào những bài hát quen thuộc với làng quê như Hạt gạo làng ta.
Bạn thấy không , chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng lại có rất nhiều lợi ích.Vậy mà có những người coi thường chúng tôi quê mùa, không ngon. Nhưng bạn biết không, chúng tôi chính là minh chứng cho sự cần cù và tần tảo của người nông dân vì vậy trân trọng chúng tôi chính là bạn đang trân trọng người nông dân quê mình đấy.

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 2

văn thuyết minh về cây lúa

“Trời cao đất rộng thênh thang
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng
Cá tươi gạo trắng nước trong
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê.”

Những câu thơ trên hàm ý muốn nhắn nhủ cho mỗi chúng ta về tinh yêu quê hương với những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mang với hương lúa nồng nàn tình người, tình quê. Cây lúa là một trong những biểu tượng của quê hương Việt Nam, chính vì vậy mỗi người con Việt Nam khi xa quê đều nhớ về quê hương với cánh đồng lúa bao la, bát ngát mênh mông. Cây lúa vừa mang tính biểu tượng, bên cạnh đó nó cũng là nguồn lương thực chính của Việt Nam và hầu hết các nước châu Á.
Cây lúa và hình ảnh con trâu đi trước cái cầy đi sau đã là một hình ảnh bình dị, gần gũi thân thuộc và đi vào tiềm thức con người Việt Nam. Cây lúa đã gắn bó với người nông dân chân lấm tay bùn Việt Nam qua hàng bao đời nay. Là một nước nông nghiệp chính vì vậy lúa là loại cây lương thực chính với số lượng lớn ở Việt Nam.
Ở châu Á thì lúa được coi là cây lương thực chính trong năm loại cây lương thực: ngô, lúa mì, sắn, khoai tây và là nguồn lương thực quan trọng cho hầu hết các nước châu Á và trong đó có Việt Nam lúa là cây trồng nông nghiệp gắn bó với người nông dân Việt Nam bao đời nay nên lúa là cây trồng nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng đem lại nguồn thu nhập kinh tế chính cho người nông dân. Lúa được xếp vào loại cây ngũ cốc.
Lúa là thực vật được xếp vào các loài cỏ đã thuần dưỡng vì vậy lúa có thân mềm, lá lúa dài mềm, thuôn nhọn về phía đầu lá, cây lúa thường có hình dáng nhỏ và cao khoảng 50cm. Để tạo ra những hạt gạo trắng ngần yêu cầu sự đòi hỏi chăm sóc, tưới tiêu rất cẩn thận của người nông dân. Lúa là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn nên cây lúa có bộ rễ chùm. Lúa là loại cây thân mềm nên được người nông dân trồng sát nhau xếp thành từng hàng, từng lối thẳng hàng.
Người nông dân thường trồng lúa thẳng hàng, thành từng cụm để thuận tiện chăm sóc, tưới tiêu vừa tạo vẻ đẹp bình dị, nên thơ cho cánh đồng lúa và khi những làn gió khẽ lướt qua làm những cây lúa rung rinh, chuyển động, xô nhau theo làn gió tạo nên những làn sóng nhỏ đuổi nhau, khung cảnh ấy đẹp bình dị và thơ mộng biết bao, nó khiến tâm hồn ta trở nên trong trẻo và thuần khiết hơn.
Cây lúa có hai mầu lá xanh và vàng. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà cây lúa có màu khác nhau. Khi mới trồng và trong giai đoạn phát triển lúa có màu xanh và khi lúa chín cây lúa tự chuyển sang màu vàng. Đặc biệt trong giai đoạn lúa chín, những bông lúa sẽ tỏa ra hương thơm rất đặc biệt, đó là hương thơm rất khó để có thể diễn tả được, phải tự bản thân mình tận hưởng mùi hương ấy mới có thể thấy hết sự trong trẻo nồng nàn trong hương thơm ấy.
Hạt thóc sau khi được thu hoạch sẽ được phơi khô rồi mang đi xát vỏ ngoài sẽ thu được hạt gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Tuy chỉ là những phụ phẩm nhưng trấu cũng có những công dụng của nó như để lót chuồng ủ làm phân, làm đất trồng cây. Còn cám sẽ được người dân tận dụng làm tức ăn cho gia súc, gia cầm.
Để trồng được một cây lúa cho ra những hạt thóc chắc mẩy ta cần chọn những hạt thóc chắc mẩy không sâu bệnh để làm giống. Rồi lấy những hạt thóc đó gieo xuống vùng đất thích hợp, để một thời gian chờ những hạt thóc đó lên mầm phát triển thành mạ. Khi chúng lên mạ, những cây lúa con (mạ) sẽ được người dân mang ra đồng cấy, chăm bón để trở thành những cây lúa trưởng thành. Trong giai đoạn này yêu cầu người dân chăm sóc cây kỹ lưỡng và chế độ nước tưới tiêu và phân bón hợp lý sau khoảng thời gian cần thiết lúa sẽ trổ bông và chín.
Lúa là loại cây trồng gắn bó với mỗi người nông dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử bởi lúa có những công dụng thiết thực trong cuộc sống. Trước hết cây lúa sản sinh ra những hạt gạo nguồn lương thực chính trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mỗi chúng ta. Gạo còn là một trong những loại lương thực xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước.
Với những lợi ích kinh tế của việc trồng lúa dần dần trồng lúa trở thành một nghề chính gia tăng kinh tế trong từng hộ gia đình. Gạo không chỉ nấu lên thành cơm, mà ngày nay gạo còn biến thành các món ăn khác nhau. Với những lợi ích công dụng của mình, cây lúa dần dần trở thành cây trồng chính trong các loại cây nông nghiệp ở Việt Nam.

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 3

thuyết minh về cây lúa hay nhất

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. (Ca dao)

Hai câu ca dao ấy thật nhẹ nhàng đã đi sâu vào trái tim của hàng triệu, hàng triệu trái tim Việt Nam mỗi khi nhớ về chốn làng quê thanh bình với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Và có lẽ, sẽ chẳng ai có thể quên được hình ảnh cây lúa nước – một biểu tượng một nét vẽ đơn sơ, bình dị mà rất đỗi xinh tươi trong bức tranh về làng quê Việt Nam.

Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chủ yếu của thế giới và là loại cây lương thực chủ đạo ở Việt Nam. Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á của châu Á và ở châu Phi. Thêm vào đó, cây lúa còn là loài thực vật thuộc một loại cỏ đã được con người thuần dưỡng, đưa vào nhân giống, cấy ghép và phát triển. Và như vậy, với nguồn gốc ấy, cây lúa có thể phát sinh, phát triển một cách nhanh chóng trong điều kiện khí hậu, thời tiết ở Việt Nam.

Nếu như những loài cây lương thực khác trên thế giới như khoai tây, bắp, lúa mì, sắn sống ở trên cạn thì cây lúa lại hoàn toàn khác. Lúa là loài cây thủy sinh, sống và phát triển chủ yếu ở môi trường nước. Thông thường, mỗi cây lúa cao khoảng 1 đến 1,8 mét. Thêm vào đó, lúa là loài cây rễ chùm, vì vậy, nó có thể bám chắc vào trong lòng đất để hút dưỡng chất, cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển.
Lúa là loài cây thân thảo, thân cây được chia làm các mắt khác nhau, bên trong thường rỗng. Ở mỗi làng quê, vào vụ gặt, lũ trẻ con thường dùng thân cây lúa để làm nên những chiếc kèn, âm thanh của những tiếng kèn ấy nghe thật vui tai, như góp phần xóa đi cái nắng nóng của mùa hè và sự mệt nhọc của những ngày mùa. Lá cây lúa hình dẹt dài và mỏng mọc bao phủ bên ngoài thân cây.
Tùy vào từng thời kì mà lá cây lúa có độ dài và màu sắc khác nhau. Thì con gái, lúa khoác lên mình những chiếc áo xanh mát và đến gần mùa thu hoạch thì lá lúa chuyển sang màu vàng. Đặc biệt, sau một thời gian gieo trồng, cây lúa trổ bông. Bông lúa thường dài từ 35 đến 50 xăng-ti-mét, chứa rất nhiều hạt lúa, rủ xuống trông rất tuyệt. Những bông lúa ấy chính là sự kết tinh những tinh hoa của trời đất và tấm lòng, sự cần cù, chăm chỉ của những người lao động nơi chốn làng quê.
Ở nước ta hiện nay thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm (thu hoạch vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch) và vụ mùa (thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 âm lịch). Song, để cây lúa có thể sinh trưởng, phát triển cần phái trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước tiên, người nông dân phải tìm được giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi gieo trồng cây lúa.
Sau khi đã chọn được giống lúa phù hợp, người nông dân sẽ tiến hành ủ giống, đến lúc những hạt lúa giống nảy mầm, người ta sẽ gieo chúng xuống đất, chăm sóc nó đến lúc những mầm xanh nhú lên, những cây mạ xanh ra đời. Trong lúc chờ mạ lớn và cứng cáp hơn, người ta sẽ cày, bừa đất, chờ đến khi cây mạ cứng cáp rồi sẽ đem cấy xuống ruộng.
Những ruộng lúa lúc vừa cấy xuống khoác lên mình một màu áo xanh mơn mởn. Để rồi, đến lúc thì còn gái, cánh đồng lúa trở mình, mặc một chiếc áo xanh sẫm và bắt đầu hình thành bông, những bông lúa bên trong mang dòng sữa trắng ngần, ngọt ngào và thơm phức tỏa ngát cả vùng quê.
Sau một thời gian, lúc lúa ngả sang màu vàng, những bông lúa đã chín, người ta gặt nó mang về nhà rồi tuốt lúa, phơi và xát lúa để tạo nên những hạt gạo. Tuy nhiên, trong quãng thời gian từ lúc cấy lúa đến lúc thu hoạch, những con người nơi đây phải thường xuyên thăm đồng, bắt sâu, bón phân, cung cấp thêm nước để cây lúa có đủ điều kiện tốt nhất để phát triển. Quả thực, quá trình phát triển cây lúa rất phức tạp, bởi vậy đòi hỏi ở người gieo trồng rất nhiều công sức và phải chăng vì thế, nhân dân ta xưa nay vẫn thường có câu:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần  (Ca dao)
Thêm vào đó, cây lúa giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Từ thời xa xưa, Lang Liêu đã lấy gạo làm bánh kính dâng lên vua cha. Và cũng kể từ đấy, cây lúa đã trở thành một nét đẹp, một biểu tượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đời sống của chúng ta ngày nay, cây lúa vẫn luôn giữ một vai tò đặc biệt quan trọng. Hạt lúa chính là nguồn lương thực chủ yếu cho chúng ta mỗi ngày.
Những hạt lúa, hạt gạo ấy chính là “hạt ngọc trời”. Gạo không chỉ dùng làm lương thực chính mỗi ngày mà nó còn là nguồn nguyên liệu làm nên nhiều thứ bánh khác nhau là đặc sản của mỗi miền, đó là bánh đa, là bánh tẻ, là bánh cuốn,… Không chỉ có hạt gạo, thân cây lúa sau khi gặt và phơi khô được gọi là rơm, nó là nguồn thức ăn cho gia súc trong nhà, đồng thời, nó là những “chiếc nệm” giữa ấm cho gia súc trong những ngày mùa đông giá rét.
Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa khác nhau và nước ta là một trong số những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Điều đó thêm một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy vai trò, vị trí to lớn của cây lúa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 4

thuyết minh về cây lúa Việt Nam
Trên triền đê dài miên man, lộng gió của cánh đồng quê nội, tôi chậm rãi ghé sát mình vào một mảnh ruộng để cảm nhận hương thơm dịu ngọt của đất. Văng vẳng bên tai tôi lời nói nhè nhẹ của chị lúa: “Chào bạn! Bạn có biết về cuộc đời họ lúa nước mình không? Mình giới thiệu với bạn này”.
Giọng lúa như tâm tình, thủ thỉ. Tổ tiên của mình bắt nguồn từ xa xưa, được con người phát hiện và thuần chủng nên trở thành cây lúa giống ngày hôm nay đấy. Họ hàng mình đông vui lắm nào là BC, bắc thơm, nếp cẩm, nếp cái nữa… Giống lúa Mộc Tuyền ngày trước phổ biến lắm, bạn biết không cây lúa trưởng thành cao gần bằng đầu người đó. Hạt lúa thơm ngon nhưng chưa đem lại năng suất cao bởi vậy không được bà con nông dân canh tác.
Chúng mình là những giống lúa mới được nhà khoa học Lương Đình Của nghiên cứu lai tạo làm tăng thêm sức kháng thể và mang lại năng suất cao hơn, chất lượng cũng được nâng lên. Bạn thấy không, chúng mình thuộc thân cỏ khá mềm yếu, nên mọi người đoàn kết sống gần nhau, nương tựa vào nhau để gió không dễ dàng quật đổ.
Lúa nước chúng mình thuộc loại rễ chùm nên đứng khá vững trên mảnh ruộng màu mỡ. Một cây lúa trưởng thành cao khoảng 70- 80 cm và có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625 km. Những cánh lá của mình dài, có lớp lông phủ trên bề mặt như những lưỡi gươm khua trong gió vậy.
Mình kể bạn nghe về cuộc đời mình nhé. Ở miền Bắc theo thời tiết,các bác nông dân trồng chúng mình theo hai vụ: chiêm và mùa. Vụ chiêm bắt đầu từ tháng giêng tới tháng sáu, còn vụ mùa từ tháng bảy tới tháng mười một. Tháng còn lại ruộng được cày ải và nghỉ ngơi để tiếp nối thời vụ năm sau. Khi mình còn là hạt thóc mẩy, căng tròn, người nông dân gieo chúng mình trên lớp bùn phì nhiêu, được che khum, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, từng mầm lá nảy lên biếc rờn.
Lúc đó mình được gọi là mạ. Mạ đem ra ruộng cấy thì mình tên là lúa đó. Sống trong không gian khoáng đạt hơn, như bạn biết đấy, nghề nông phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Như dân gian thường nói:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên
Mình nghe chị gió tâm tình, thấy họ hàng lúa nước còn thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của ruộng bậc thang, còn dọc dải đất miền Trung có khi mưa bão, bà con bị mất trắng. Bạn biết không, chỉ sau một tháng trên ruộng, lúa chúng mình đang độ thì con gái. Cả cánh đồng lúc ấy căng tràn sức sống, mơn mởn, đó là giai đoạn chúng mình trưởng thành. Lúc này các bác nông dân bón một số loại phân bón như NPK, Kali…
Cụm rễ làm việc siêng năng, bấu vào đất mà hút chất dưỡng chất chuẩn bị cho lúa trổ đòng. Những bông lúa trĩu nặng hạt tròn mẩy khiến thân lúa mình uốn cong. Suốt hai thời vụ, người nông dân thường xuyên ra thăm ruộng để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm như bạc lá hay khô vằn. Công việc nặng nhọc, vất vả bởi các bác thường dọn cỏ, bắt sâu trên lá. Thật đúng là:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Hạt thóc của chúng mình khi vàng ươm được máy gặt về. Những bó lúa đầy hạt là thành quả cho cả quá trình lao động miệt mài của người lao động. Sau khi lúa gặt về, chỉ còn lại trên cánh đồng những gốc rạ khẳng khiu. Cả cuộc đời mình gắn bó với người nông dân như thế đấy.
Mình đang sống và cống hiến sức mình cho cuộc đời, bạn ạ. Nhờ có hạt thóc nhỏ giúp nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo trên thị trường quốc tế. Hạt ngọc thực làm cuộc sống dân ta trở nên no đủ hơn. Nhìn những cô cậu học trò khôn lớn mình cũng thấy phần nào tự hào về đóng góp của mình.
Mặt trời ngả bóng về phía tây, tôi tạm biệt các bạn lúa. Đi trên triền đê lộng gió trở về làng, tôi phóng tầm nhìn rộng hơn, cả cánh đồng vẫn dập dờn trong gió, ghé đầu vào nhau trò chuyện. Qua câu chuyện ngắn ngủi của lúa giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về cây lương thực này.

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 5

thuyết minh về cây lúa nước
“Hạt gạo làng ta
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy” (Trích “Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)
Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có một tuổi thơ êm đềm gắn bó với mái đình, cây đa, bến nước và đặc biệt là triền đê lộng gió bên cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa không chỉ là thứ hạt vàng, hạt ngọc của đất trời đem lại sự sống cho chúng ta mà từ khi nào đã đi vào cả trong nỗi nhớ niềm thương của mỗi người con đất Việt.
Đã bao giờ bưng bát cơm thơm dẻo trên tay, ta tự hỏi cây lúa có từ bao giờ? Phải chăng cây lúa có từ “ ngày xửa ngày xưa”, khi những câu ca bắt lên khắp các nẻo đường rộn rã của những bà, những chị đi thăm đồng? Hay phải chăng cây lúa hoài thai từ thuở hồng hoang dựng nước, khi Lang Liêu biết trồng lúa để làm những bánh vuông tròn mà cúng Tiên vương?
Thật khó mà nói được cái nguồn gốc xuất phát của thứ cây dẻo dai mà kiên cường ấy! Chỉ biết rằng, cây lúa hay nghề trồng lúa đã có ở nước ta từ rất lâu đời. Giống như một giá trị trường tồn vĩnh cửu, bốn ngàn năm lịch sử đã qua đi, đất nước từng ngày thay đổi với những diện mạo mới, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với nghề trồng lúa nước, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Khắp các làng quê Việt nam, đi đâu ta cũng thấy cánh đồng thẳng cánh với những cây lúa xanh rì trĩu bông. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Lúa nước không chỉ là một nghề giúp người nông dân của ta kiếm sống mà còn làm nên một nền văn hóa của những vùng đất phù sa xứ sở.
Một năm có hai vụ lúa chính: Vụ chiêm và vụ mùa. Người nông dân chọn hạt giống, ngâm thóc giống, nâng niu đến khi đưa những mầm non mới nhú ấy xuống mặt đất, rồi dày công chăm sóc, chăm đồng thăm ruộng, nâng niu chăm sóc như người mẹ chăm con. Phải trải qua cả một quá trình như thế, mới có những cây lúa trĩu bông. Cũng giống như nhiều loại cây khác, lúa nước cũng có nhiều giống lúa như: lúa móng chim, lúa di hương, lúa ba giăng, lúa gié, lúa mộc tuyền,…
Nhưng quý nhất vẫn là cây lúa tám xoan, lúa dự, cho những hạt gạo trắng như hạt ngọc trời, ăn dẻo và thơm. Lúa nếp cũng có nhiều loại: nếp cái hoa vàng, thường được các bà các mẹ chọn để đồ xôi, cất rượu; rồi nếp rồng, nếp nàng tiên, nếp mỡ… Con trâu, cây lúa, cánh đồng từ bao giờ đã trở thành người bạn của nhà nông. Chẳng phải vì thế mà ta vẫn thường nghe những câu hát:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.” (ca dao)
Trồng lúa là nghề căn bản của nhà nông. Người nông dân quanh năm dầm sương dãi nắng, cần cù ngày này qua tháng nọ bám lấy ruộng đồng: cày bừa, cấy hái, tát nước, bón phân, làm cỏ, bắt sâu,…Với người dân cày, cánh đồng mảnh ruộng là món gia tài nhỏ nhỏ cả một đời vun vén.
Miền Nam thường sạ lúa thì người miền Bắc kì công lại gieo mạ và cấy lúa. Khi vụ mùa vừa kết thúc, vào tiết lập xuân, người nông dân tiến hành chọn hạt giống, ngâm thóc giống rồi quăng bùn gieo mạ. Khi cây mạ non cao chừng mười phân và thời tiết thuận lợi, người nông dân sẽ đem mạ ấy cấy xuống đồng ruộng đã được cày xới tơi xốp. Công việc giản dị ấy đã đi vào lời một bài hát ru của tuổi thơ như thế:
“Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.” (Trích “Bầm ơi!” – Tố Hữu)
Lúa thì con gái xanh ngắt một màu. Những cơn mưa rào cuối xuân đầu hè được gọi là cơn mưa vàng, làm cho đồng lúa tốt bời bời:
Lúa chiêm đứng nép đầu bờ
Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên. (ca dao)
Lúa đứng cây rồi lúa có đòng đòng. Lúa trổ bông tỏa hương thơm thoang thoảng. Hoa lúa màu trắng nõn. Rồi lúa ngậm sữa, lúa uốn câu. Chừng độ nửa tháng sáng, đồng lúa ửng vàng rồi chín rộ. Cả cánh đồng lúa mênh mông như một tấm thảm nhung màu vàng khổng lồ.
Đường quê thôn xóm thêm nhộn nhịp. Người ta đi hái lúa, tuốt lúa rồi đem phơi. Những khoảng sân nhà đầy ăm ắp những thóc, những rơm. Nắng vàng, rơm vàng, màu thóc vàng,… tất cả như tô điểm cho những thôn xóm những chiếc áo rực rỡ sắc màu của niềm vui và sự sung túc đủ đầy!
Cây lúa thật quý giá vô cùng! Hạt thóc người ta đem xay ra hạt gạo trắng ngần. Lớp vỏ bị tróc ra thường được gọi là trấu, dùng để nhóm lửa hoặc ủ phân cho cây trái trong vườn. Giữa lớp vỏ trấu ấy và hạt gạo trắng nõn ngọt lành là một lớp vỏ dinh dưỡng, khi xát lúa người ta thu được gọi là cám, dùng trong chăn nuôi rất thuận lợi. Đến phần thân cây lúa khi gặt về, cũng được đem ra phơi nắng thành rơm thành rạ để nhóm bếp. Những bông lúa nếp sau khi tuốt hạt thì được chọn lọc kĩ càng và dùng để làm chổi.
Hạt lúa là hạt vàng, Hạt gạo là hạt ngọc. Từ hạt gạo có thể chế biến được nhiều món ăn. Gạo xây giã thành bột để làm bánh, làm bánh đúc, bánh cuốn, bánh đa:
Bánh đúc thiếp đổ ra sàng
Thuận thiếp thiếp bán, thuận chàng chàng mua (ca dao)
Bánh chưng, bánh dày, bánh ú, bánh gai, bánh xèo,…. Hàng trăm thứ bánh, hàng trăm thức quà đều làm từ hạt gạo dẻo thơm. Ngoài ra hạt gạo ở một số vùng qua còn được dùng để làm những thức quà riêng đặc sản của vùng miền như cốm làng Vòng.
Nâng bông lúa trên tay, ta càng thêm mến yêu mến và trân trọng! Màu xanh của lá lúa là màu xanh của sự sống, là sự trường tồn mãi mãi như câu ca dao xưa:
“Khi nào cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.” (ca dao)

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 6

thuyết minh về cây lúa hay
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta. Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lông và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất.
Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dạng đặc.
Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn.
Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất.
Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc…. Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò… Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới.
Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 7

văn thuyết minh về cây lúa 9
Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước từ bao đời nay. Nghề trồng lúa được xem là nghề chính và là niềm tự hào của cha ông ta, là thước đo giá trị tinh thần và kinh tế của Việt Nam. Cho đến bây giờ mặc dù công nghiệp hóa hiện đại hóa song nghề trồng lúa vẫn được coi trọng và đầu tư. Cây lúa nước cũng vì thế mà đi vào đời sống của mỗi con người như một lẽ sống, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ở Việt Nam nghề trồng lúa nước có từ rất lâu, kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi thời kỳ lại có những bước tiến và phát minh mới để nâng cao năng suất của cây lúa nước. Cây lúa nước là cây lương thực chủ đạo của Việt Nam, mặc dù bên cạnh nó còn có các loại cây khác như ngô, khoai, sắn,… nhưng không loại cây nào có thể thay thế được vị trí, vai trò quan trọng của lúa nước.
Lúa chính là thành quả của một quá trình lao động sản xuất nhiều công đoạn, trải qua nhiều nắng mưa, nhiều mồ hôi và lo toan của người nông dân. Bởi thế người ta vẫn bảo nhau rằng:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
“Cuộc đời” của cây lúa nước cũng như sự phát triển của một đời người, đều có quá trình, có những vất vả và gian nan. Lúa được hình thành nên bởi bàn tay vất vả, khéo léo, hai sương một nắng của người nông dân. Không phải cứ gieo xuống bùn, cấy xuống bùn là chờ đến ngày trổ bông. Mỗi giai đoạn phát triển của cây lúa nước không chỉ phụ thuộc vào người nông dân mà còn bị chi phối bởi thời tiết.
Từ một hạt lúa sẽ tạo nên thành nhiều hạt lúa chắc mẩm chính là quá trình sinh sôi và phát triển của cây lúa nước. Người nông dân sẽ lựa chọn những hạt lúa tròn và chắc để làm giống, ủ vào nơi kín gió với nhiệt độ phù hợp, tránh sự xâm nhập của sâu bọ, chuột gián. Ủ trong một thời gian vài ngày thì hạt thóc giống sẽ có độ ấm và bắt đầu nhú lên những mầm trắng nhỏ xinh. Những mầm

trắng ấy rất yếu ớt nên người nông dân khéo léo không làm gãy chúng, bởi đó chính là cây mạ non sau này khi cấy xuống bùn. Ngay từ công đoạn đầu đã bắt buộc kinh nghiệm, sự khéo léo và tỉ mỉ của bàn tay người nông dân để tạo ra những cây mạ cứng cáp.
Họ sẽ dùng những hạt tròn nảy mẩm đó gieo xuống luống đất sền sệt, vừa đủ nước ở ngoài cánh đồng. Chờ đến một thời đủ dài để hạt giống đó tạo thành những cây mạ non nằm sát vào nhau, màu xanh rất mượt mà. Lúc ấy cả cánh đồng đều bị sắc xanh của đám mạ non bao phủ lấy, tạo nên sự yên bình và êm ả giữa chốn quê nhà.
Khi cây mạ non đã đến thì có thể cấy được thì người nông dân lại thêm một công đoạn tiếp theo. Ruộng đồng được cày bừa và lấy nước đủ đầy thì họ bắt đầu mang đám mạ non đó cấy xuống bùn. Bàn tay khéo léo, thoăn thoắt của các mẹ, các chị đã tạo nên những hàng lúa thẳng tắp, nhìn rất đẹp mắt.
Vậy là đã hoàn thành công đoạn cấy lúa, tiếp sau đó đến giai đoạn chăm sóc lúa theo từng thời kỳ thích hợp nhất. Sau khi cấy thì người nông dân đã phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh gây hại, vì đây là thời kỳ lúa còn non, rất dễ bị sâu bệnh xâm nhập. Người nông dân đã trải qua bao nhiêu nắng mưa, nhiều đêm lo âu nghĩ mọi cách tìm ra cách phòng chống sâu bệnh hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất.
Trồng được một hạt lúa là cả một nỗi dài nhọc nhằn, lo toan. Để chúng ta ta giờ ăn một bát cơm cần phải nâng niu và trân trọng. Trải qua một quá trình chăm sóc, vụn trồng, tưới tiêu và thời tiết ưu ái thì người nông dân sẽ có một vụ mùa thắng lợi, gánh về sân những hạt thóc tròn vàng ươm.
Lúa ở Việt Nam có hai loại chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa tẻ là loại lúa hạt dài mà người dân vẫn thường dùng trong các bữa cơm, còn lúa nếp là loại lúa mình tròn mẩy người ta thường dùng để làm xôi, làm bánh. Mỗi loại lúa đều có vai trò và chức năng riêng của nó.
Lúa nước Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi gia đình, là “gia vị” không thể thiếu trong mỗi bữa cơm người Việt. Mỗi khi chúng ta ăn hạt cơm trắng tròn, dẻo thơm vẫn không quên được công lao, gian nan của những người nông dân đã làm ra chúng. Trong những bữa tiệc quan trọng thì gạo vẫn chiếm vai trò quan trọng không thể thiếu. Đặc biệt với sự tích Bánh chưng bánh giầy từ thời Hùng Vương đã đề cao vai trò của cây lúa đối với đời sống chúng ta.
Cho đến nay, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường thế giới. Đây là điều khiến cho chúng ta và hơn hết là người nông dân tự hào vì công sức mà mình bỏ ra được đền đáp. Việt Nam phát triển lên từ ngành trồng lúa nước, và nó mãi mãi là nghề truyền thống không thể thay thế.

12 tháng 4 2021

Người ta có câu ”Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn”. Bởi lẽ, sách không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.

Đối với tôi sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để tôi nhìn nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với tôi như một niềm đam mê, niềm đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn tôi. Vậy nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án “Cùng đọc sách” tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.

 

Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.

Tạm kết: Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: ”Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng”

2. Biện pháp, kế hoạch gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn

Có ai đó đã từng nói rằng: Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc, chắc chắn nghèo! Bạn có thể giàu có về vật chất nhưng về trí tuệ và đời sống tinh thần sẽ không thể đủ đầy và rộng mở nếu bạn không đọc sách.Sách mở ra cho ta thế giới mới, mang ta đến những chân trời mới và điều quan trọng hơn hết, sách là người bạn thân thiết nhất sẽ không bao giờ bỏ ta đi.Với tôi, việc đọc sách quan trọng rất nhiều. Nếu được vinh dự chọn để trở thành một Đại sứ văn hóa đọc thì tôi sẽ có những suy nghĩ, hành động và việc làm để lan tỏa tình yêu đọc sách đến với mọi người. Tôi tin tôi làm được, và bạn cũng thế.

 

Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ nguyên nhân cụ thể.Trước tiên, bản thân tôi sẽ tìm hiểu kĩ về nguyên nhân vì sao khiến mọi người không thích đọc sách.Có thể thấy rằng, từ xưa đến nay, việc đọc sách tại đất nước ta chưa được chú trọng nhiều.Ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc sách phải kể đến ngành giáo dục bởi đây là một trong những ngành ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức ngay từ khi còn nhỏ của học sinh.Hơn nữa, cha mẹ, gia đình đều không có những nhắc nhở hay định hướng cụ thể cho các em khi còn nhỏ để giáo dục các em về văn hóa đọc sách.Ngoài ra, việc các tổ chức, đoàn thể không chú trọng đẩy mạnh công tác đọc sách đã gây ra nhiều những trở ngại cho việc tiếp cận văn hóa đọc của mọi người. Và còn thêm rất nhiều những nguyên nhân khách quan khác tác động đến việc đọc sách của mọi người, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan từ chính trong suy nghĩ, nhận thức của mỗi chúng ta.Chúng ta thường có tư tưởng ỷ lại, lười nhác, đặc biệt trong việc đọc sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển rầm rộ như ngày nay, chúng ta có tư tưởng bất cứ thứ gì cũng được tìm kiếm trên các trang web. Thông tin tràn lan, cập nhật hàng ngày, đỡ mất thời gian và tiền bạc để đi mua sách.

Trước những thực trạng và nguyên nhân trên, bản thân tôi muốn đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách. Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách, bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.

 

Thứ hai, cần lập ra kế hoạch cụ thể khi bạn đọc sách. Nếu bạn đọc một cuốn sách theo cách thông thường, tức là khi nào rảnh mới đọc, có nhiều khi vì quá bận rộn nên sao nhãng việc đọc sách, khiến việc đọc sách kéo dài thời gian nhiều tháng. Điều này khiến việc đọc sách không được liền mạch và đôi khi bạn sẽ phải xâu chuỗi lại những chi tiết trong cuốn sách mới có thể hình dung được đến phần mình đọc. Từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ? Mỗi ngày đọc những cuốn sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang? Khi thiết lập được kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt được những hiệu quả nhất định. Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý thức trách nhiệm đối với bản thân.

Thứ ba, việc lựa chọn những cuốn sách thực sự cần thiết với bản thân. Điều này khá quan trọng vì khi bạn cần bổ sung tri thức nào thì bạn sẽ cảm thấy có động lực và hứng thú hơn so với việc đọc những cuốn sách vô bổ, thậm chí là không lành mạnh, không mang lại lợi ích cho bộ não của bạn. Thời điểm lựa chọn một cuốn sách thích hợp đối với bản thân mình rất quan trọng.Theo tôi, đây cũng chính là lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại. Nếu bạn đang buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống, bạn được tặng một cuốn sách tiếp thêm cho bạn động lực và niềm tin, chắc chắn bạn sẽ thấy những vấn đề mình gặp phải vô cùng đơn giản và có thể giải quyết nó một cách dễ dàng. Nếu bạn đang thất tình, bạn mất niềm tin vào tình yêu, bạn tìm thấy một cuốn sách về hạnh phúc, cách tự học yêu lấy bản thân mình, bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống và còn nhiều điều đang chờ đón bạn phía trước nhiều hơn là việc ủ rũ về một mối tình dĩ vãng đã qua. Bản thân tôi cũng là người tìm được cho mình những cuốn sách hay và cần thiết trong những lúc mất niềm tin nhất. Một người bạn đã tặng tôi cuốn sách Đắc nhân tâm khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình. Cuốn sách đến với tôi đúng thời điểm và tôi tìm được trong đó nhiều ý nghĩa hơn những gì tôi nghĩ.Cuốn sách mang lại cho tôi nhiều điều bổ ích và nhờ nó, tôi đã khởi nghiệp thành công. Vậy mới thấy được, việc đọc một cuốn sách đôi khi có thể làm thay đổi cả suy nghĩ, tình cảm và thậm chí là cả cuộc đời bạn.

 

Thứ tư, tôi nghĩ chúng ta nên tạo ra một không gian đọc sách thoải mái.Bạn sẽ không thể ngồi trong một phòng ồn ào với tiếng cười nói để "nghiền" một cuốn sách được. Hay bạn cũng không thể đọc chúng trong những không gian tối tăm, ẩm thấp hay gò bó...Điều mà bạn cần làm là hãy tạo ra một không gian riêng cho việc đọc sách của mình thêm thoải mái và tự do tư tưởng. Hãy tìm một căn phòng tĩnh mịch, một chiếc ghế tựa và thả mình với những trang sách đầy suy tư.

Thứ năm, tôi khuyên bạn hãy thường xuyên đến thư viện. Việc đến thư viện sẽ giúp cho bạn có những lựa chọn nhất định cho những dự định đọc sách của mình. Tại nơi đây, bạn cũng sẽ có một không gian thoải mái để đọc sách hay có thể trao đổi tri thức từ những gì mình đọc được với bạn bè, mọi người xung quanh. Việc trao đổi tri thức đôi khi cũng khiến thế giới tri thức của chúng ta thêm rộng mở.

Tiếp theo, tôi khuyên bạn nếu có thời gian hãy tham gia vào những câu lạc bộ sách. Đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên hiện nay, mỗi trường học đều có một câu lạc bộ sách.Đây là nơi các bạn có thể trao đổi sách với nhau, mượn trả hay bình phẩm về một cuốn sách.Điều này giúp bạn có thêm nhiều tri thức hơn và đồng thời cũng có những nhận thức mới về những cuốn sách mình dự định sẽ đọc.

Tôi cũng khuyên bạn nên tham gia vào các sự kiện hội sách. Tại những địa điểm nhất định sẽ có những hội sách để mọi người có thể mua bán, đổi trả, trao đổi sách cũ, mới với nhau. Điều này vừa giúp bạn có thêm những lựa chọn về những quyển sách trong tủ của mình vừa tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ khi mua sách cũ.

Việc đọc sách sẽ được ý nghĩa hơn nếu bạn lan tỏa văn hóa đọc sách đến với mọi người. Là một người trẻ tuổi, hãy mang niềm đam mê và nhiệt huyết của mình để lan tỏa điều ấy đến với mọi người xung quanh. Khi ấy, việc đọc sách của bạn còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó đã được lan tỏa đến với mọi người. Bạn đọc sách, tôi đọc sách và mọi người cùng đọc sách.

Bản thân tôi đã, đang và sẽ thực hiện những kế hoạch và phương pháp trên cho việc đọc sách của mình thêm hiệu quả hơn. Tôi hi vọng bạn sẽ giúp tôi lan tỏa những cuốn sách hay, những cách đọc sách hiệu quả đến với mọi người để văn hóa đọc sách trở nên phổ biến đối với mọi người. Hãy thử tưởng tượng, một ngày bạn ra công viên, những nơi công cộng, thay vì những chiếc điện thoại trên tay, mọi người đang cầm những cuốn sách. Hãy tưởng tượng trong khuôn viên trường, các bạn học sinh sinh viên ngồi trao đổi ý nghĩa của những cuốn sách mình đọc được thay vì túm tụm lại để bàn về một chiếc váy mới mua hay một trào lưu nào đó mới mẻ của giới trẻ. Hãy thử tưởng tượng trong những ngôi nhà, sau giờ ăn cơm, cha mẹ sẽ ngồi lại và đọc cho con nghe một cuốn truyện, một cuốn sách hay về cuộc sống thay vì những chương trình giải trí trên truyền hình. Thật sự tuyệt vời biết bao...Người ta thường nói sách vừa là một người bạn, vừa là một người thầy. Cả thế giới đang nằm trong tầm tay bạn, thực hiện được hay không là do bạn... Hãy thay đổi nhận thức ngay từ hôm nay để bước đến với những thế giới tri thức ý nghĩa của nhân loại. Tôi làm được, và bạn cũng thế!

 3. Một số biện pháp giúp mọi người đọc sách nhiều hơnTổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:"hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn" và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.Mở các sự kiện trao đổi sáchTham gia các câu lạc bộ đọc sáchLập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc

Một số mẹo giúp đọc được nhiều sách hơn:

Mang sách theo bên mình mọi lúc mọi nơi để tranh thủ những lúc có thời gian rảnh rỗi đọc sách nhiều hơn. Đặc biệt là sách điện tử.Hãy tạo một danh sách các đầu sách bạn dự định sẽ đọc.Hãy đọc nhiều loại sách khác nhau. Việc này giúp giữ cho tâm trí và suy nghĩ của bạn luôn tươi mới.Chia sẻ những gì bạn đã đọc được. Việc chia sẻ những điều bổ ích mình đã đọc được là một biện pháp rất hữu hiệu để mọi người có thể biết thêm nhiều cuốn sách hay và bổ ích khác.Nghe sách nói. Điều này có thể chưa hợp lý đối với văn hóa đọc tuy nhiên nó cũng giúp bạn nắm được rất nhiều nội dung mới của những cuốn sách hay khi bạn đang di chuyển.Luôn tìm kiếm những quyển sách hay, nếu bắt gặp lướt qua ở đâu hãy chụp ảnh hoặc note lại và sau đó hãy kiếm tìm chúng.Hãy ưu tiên việc đọc sách. Một ngày chỉ có 24 giờ, hãy ưu tiên cho việc đọc sách thay vì lướt facebook hay xem Netflix.Hãy lập thời gian biểu cho việc đọc sách, điều này sẽ giúp chúng ta tạo ra thói quen đọc sách mỗi ngày.Tham khảo!

Có ai đó đã từng nói rằng: Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc, chắc chắn nghèo! Bạn có thể giàu có về vật chất nhưng về trí tuệ và đời sống tinh thần sẽ không thể đủ đầy và rộng mở nếu bạn không đọc sách.Sách mở ra cho ta thế giới mới, mang ta đến những chân trời mới và điều quan trọng hơn hết, sách là người bạn thân thiết nhất sẽ không bao giờ bỏ ta đi.Với tôi, việc đọc sách quan trọng rất nhiều. Nếu được vinh dự chọn để trở thành một Đại sứ văn hóa đọc thì tôi sẽ có những suy nghĩ, hành động và việc làm để lan tỏa tình yêu đọc sách đến với mọi người. Tôi tin tôi làm được, và bạn cũng thế.

Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ nguyên nhân cụ thể.Trước tiên, bản thân tôi sẽ tìm hiểu kĩ về nguyên nhân vì sao khiến mọi người không thích đọc sách.Có thể thấy rằng, từ xưa đến nay, việc đọc sách tại đất nước ta chưa được chú trọng nhiều.Ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc sách phải kể đến ngành giáo dục bởi đây là một trong những ngành ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức ngay từ khi còn nhỏ của học sinh.Hơn nữa, cha mẹ, gia đình đều không có những nhắc nhở hay định hướng cụ thể cho các em khi còn nhỏ để giáo dục các em về văn hóa đọc sách.Ngoài ra, việc các tổ chức, đoàn thể không chú trọng đẩy mạnh công tác đọc sách đã gây ra nhiều những trở ngại cho việc tiếp cận văn hóa đọc của mọi người.Và còn thêm rất nhiều những nguyên nhân khách quan khác tác động đến việc đọc sách của mọi người, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan từ chính trong suy nghĩ, nhận thức của mỗi chúng ta.Chúng ta thường có tư tưởng ỷ lại, lười nhác, đặc biệt trong việc đọc sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển rầm rộ như ngày nay, chúng ta có tư tưởng bất cứ thứ gì cũng được tìm kiếm trên các trang web. Thông tin tràn lan, cập nhật hàng ngày, đỡ mất thời gian và tiền bạc để đi mua sách.

Trước những thực trạng và nguyên nhân trên, bản thân tôi muốn đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách.Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách, bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.

Thứ hai, cần lập ra kế hoạch cụ thể khi bạn đọc sách. Nếu bạn đọc một cuốn sách theo cách thông thường, tức là khi nào rảnh mới đọc, có nhiều khi vì quá bận rộn nên sao nhãng việc đọc sách, khiến việc đọc sách kéo dài thời gian nhiều tháng. Điều này khiến việc đọc sách không được liền mạch và đôi khi bạn sẽ phải xâu chuỗi lại những chi tiết trong cuốn sách mới có thể hình dung được đến phần mình đọc. Từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ?,Mỗi ngày đọc những cuốn sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang?Khi thiết lập được kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt được những hiệu quả nhất định.Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý thức trách nhiệm đối với bản thân.

Thứ ba, việc lựa chọn những cuốn sách thực sự cần thiết với bản thân. Điều này khá quan trọng vì khi bạn cần bổ sung tri thức nào thì bạn sẽ cảm thấy có động lực và hứng thú hơn so với việc đọc những cuốn sách vô bổ, thậm chí là không lành mạnh, không mang lại lợi ích cho bộ não của bạn. Thời điểm lựa chọn một cuốn sách thích hợp đối với bản thân mình rất quan trọng.Theo tôi, đây cũng chính là lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại. Nếu bạn đang buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống, bạn được tặng một cuốn sách tiếp thêm cho bạn động lực và niềm tin, chắc chắn bạn sẽ thấy những vấn đề mình gặp phải vô cùng đơn giản và có thể giải quyết nó một cách dễ dàng. Nếu bạn đang thất tình, bạn mất niềm tin vào tình yêu, bạn tìm thấy một cuốn sách về hạnh phúc, cách tự học yêu lấy bản thân mình, bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống và còn nhiều điều đang chờ đón bạn phía trước nhiều hơn là việc ủ rũ về một mối tình dĩ vãng đã qua. Bản thân tôi cũng là người tìm được cho mình những cuốn sách hay và cần thiết trong những lúc mất niềm tin nhất.Một người bạn đã tặng tôi cuốn sách Đắc nhân tâm khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình.Cuốn sách đến với tôi đúng thời điểm và tôi tìm được trong đó nhiều ý nghĩa hơn những gì tôi nghĩ.Cuốn sách mang lại cho tôi nhiều điều bổ ích và nhờ nó, tôi đã khởi nghiệp thành công.Vậy mới thấy được, việc đọc một cuốn sách đôi khi có thể làm thay đổi cả suy nghĩ, tình cảm và thậm chí là cả cuộc đời bạn.

Thứ tư, tôi nghĩ chúng ta nên tạo ra một không gian đọc sách thoải mái.Bạn sẽ không thể ngồi trong một phòng ồn ào với tiếng cười nói để “nghiền” một cuốn sách được. Hay bạn cũng không thể đọc chúng trong những không gian tối tăm, ẩm thấp hay gò bó…Điều mà bạn cần làm là hãy tạo ra một không gian riêng cho việc đọc sách của mình thêm thoải mái và tự do tư tưởng. Hãy tìm một căn phòng tĩnh mịch, một chiếc ghế tựa và thả mình với những trang sách đầy suy tư.

Thứ năm, tôi khuyên bạn hãy thường xuyên đến thư viện. Việc đến thư viện sẽ giúp cho bạn có những lựa chọn nhất định cho những dự định đọc sách của mình. Tại nơi đây, bạn cũng sẽ có một không gian thoải mái để đọc sách hay có thể trao đổi tri thức từ những gì mình đọc được với bạn bè, mọi người xung quanh. Việc trao đổi tri thức đôi khi cũng khiến thế giới tri thức của chúng ta thêm rộng mở.

Tiếp theo, tôi khuyên bạn nếu có thời gian hãy tham gia vào những câu lạc bộ sách. Đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên hiện nay, mỗi trường học đều có một câu lạc bộ sách.Đây là nơi các bạn có thể trao đổi sách với nhau, mượn trả hay bình phẩm về một cuốn sách.Điều này giúp bạn có thêm nhiều tri thức hơn và đồng thời cũng có những nhận thức mới về những cuốn sách mình dự định sẽ đọc.

Tôi cũng khuyên bạn nên tham gia vào các sự kiện hội sách. Tại những địa điểm nhất định sẽ có những hội sách để mọi người có thể mua bán, đổi trả, trao đổi sách cũ, mới với nhau. Điều này vừa giúp bạn có thêm những lựa chọn về những quyển sách trong tủ của mình vừa tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ khi mua sách cũ.

Việc đọc sách sẽ được ý nghĩa hơn nếu bạn lan tỏa văn hóa đọc sách đến với mọi người. Là một người trẻ tuổi, hãy mang niềm đam mê và nhiệt huyết của mình để lan tỏa điều ấy đến với mọi người xung quanh. Khi ấy, việc đọc sách của bạn còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó đã được lan tỏa đến với mọi người. Bạn đọc sách, tôi đọc sách và mọi người cùng đọc sách.

Bản thân tôi đã, đang và sẽ thực hiện những kế hoạch và phương pháp trên cho việc đọc sách của mình thêm hiệu quả hơn. Tôi hi vọng bạn sẽ giúp tôi lan tỏa những cuốn sách hay, những cách đọc sách hiệu quả đến với mọi người để văn hóa đọc sách trở nên phổ biến đối với mọi người. Hãy thử tưởng tượng, một ngày bạn ra công viên, những nơi công cộng, thay vì những chiếc điện thoại trên tay, mọi người đang cầm những cuốn sách. Hãy tưởng tượng trong khuôn viên trường, các bạn học sinh sinh viên ngồi trao đổi ý nghĩa của những cuốn sách mình đọc được thay vì túm tụm lại để bàn về một chiếc váy mới mua hay một trào lưu nào đó mới mẻ của giới trẻ. Hãy thử tưởng tượng trong những ngôi nhà, sau giờ ăn cơm, cha mẹ sẽ ngồi lại và đọc cho con nghe một cuốn truyện, một cuốn sách hay về cuộc sống thay vì những chương trình giải trí trên truyền hình. Thật sự tuyệt vời biết bao…Người ta thường nói sách vừa là một người bạn, vừa là một người thầy. Cả thế giới đang nằm trong tầm tay bạn, thực hiện được hay không là do bạn…Hãy thay đổi nhận thức ngay từ hôm nay để bước đến với những thế giới tri thức ý nghĩa của nhân loại. Tôi làm được, và bạn cũng thế!

Ngày hôm nay vui quá

Không khí thật tưng bừng

Ngày nhà giáo Việt Nam

Hai mươi tháng mười một

Ngôi trường em thân yêu

 Như vừa thay áo mới

Lá cờ bay phấp phới

Lừng lẫy trên trời cao

Các cô và các thầy

Áo dài trông thật đẹp

Thôi mik lười lắm

Đảm bải ko chép mạng 100%

24 tháng 1 2019

chị mùa xuân đã về

từng cành hoa khoe sắc 

cây non thay áo mới 

lão mùa đông sợ hãi

nhường chỗ cho chi xuân

từng cành quất đu đưa 

ẵm lũ con xinh xắn 

người người đi tấp nập 

mùa xuân ở muôn nơi

3 tháng 5 2016

Mình mới học đến bài 31

3 tháng 5 2016

Trường mk k học chương trình vnen

1 tháng 10 2021

Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

   Câu 2: Đáp án đúng nhất là b

Cách tóm tắt văn bản tự sự

   1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

   a. Văn bản tóm tắt dựa vào nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Vì văn bản tóm tắt đã thể hiện được nội dung, nhân vật, sự việc của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. .

b. So sánh văn bản tóm tắt với văn bản được tóm tắt:

   Về độ dài, số lượng nhân vật, sự việc đều ngắn gọn hơn nhưng vẫn truyền tải được nội dung.

   c. Các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt:

   Văn bản tóm tắt phải dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính, phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

   2. Các bước tóm tắt văn bản

      - Bước 1: Đọc kĩ văn bản để hiểu chủ đề.

      - Bước 2: Xác định nội dung chính.

      - Bước 3: Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.

      - Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt.