Bài 1: Truyền thuyết có mấy cụ thể ?
Giúp bài này với!!! Mình cần gấp!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
I. Mở bài:
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được
các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là
thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở
thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc,
đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó
phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ,
tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là
câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu
bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối
thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối
tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết
giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ
hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta
nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.
Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
___________B ___T_____ B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
__________T ___B ____T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
____________T____ B________ T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
_____________B ___T _____B
.................................................. .......
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
__________T_____ B _________T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
____________B _________T ________B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
_________B ________T __________B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
___________T _________B __________T
.................................................. ...........
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của
thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc
chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam
như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử
dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng
đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường
luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của
nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của
người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một
giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.
Đoạn 1 (Từ đầu … đến “đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời kì lạ của Gióng.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “giết giặc, cứu nước”): Gióng gặp sứ giả và sự lớn nhanh kì lạ của Gióng.
- Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “từ từ bay lên trời”): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.
- Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời
tham khảo :
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"
Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.
Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.
Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.
Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.
Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.
Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.