K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2020

Đoạn 1 (Từ đầu … đến “đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời kì lạ của Gióng.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “giết giặc, cứu nước”): Gióng gặp sứ giả và sự lớn nhanh kì lạ của Gióng.

- Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “từ từ bay lên trời”): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.

- Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời


 

25 tháng 9 2020
4 phần
23 tháng 1 2022

tham khảo :
 

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

 

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

23 tháng 1 2022

nhầm đề rồi bn ơi mồng 8/3 mà k phải 10/3 đâu

Các bạn ơi ! Các bạn có thể giúp mik phiếu bài tập này không ? Do mik còn phải làm mấy môn khác nên không có thời gian làm bài ! Mong các bạn giải nhanh giúp mik, mik cần gấp!  Thiêng liêng hai tiếng gia đìnhNơi mọi người sống hết mình vì taCon cháu cha mẹ ông bàXung quanh tất cả đều là người thânCho ta cuộc sống tinh thầnCho ta vật chất không cần nghĩ suyCha mẹ ta thật diệu kỳYêu thương ta nhất từ khi lọt lòngMẹ...
Đọc tiếp

Các bạn ơi ! Các bạn có thể giúp mik phiếu bài tập này không ? Do mik còn phải làm mấy môn khác nên không có thời gian làm bài ! Mong các bạn giải nhanh giúp mik, mik cần gấp! 

 

Thiêng liêng hai tiếng gia đình
Nơi mọi người sống hết mình vì ta
Con cháu cha mẹ ông bà
Xung quanh tất cả đều là người thân

Cho ta cuộc sống tinh thần
Cho ta vật chất không cần nghĩ suy
Cha mẹ ta thật diệu kỳ
Yêu thương ta nhất từ khi lọt lòng

Mẹ cho ta bú ẵm bồng
Cha nuôi ta lớn tính công thế nào
Như là biển rộng trời cao
Cha làm bệ phóng dẫn vào tương lai

  1. Đoạn thơ trên được tác giả viết theo thơ nào ? Chỉ ra dấu hiệu của thể thơ đó?

  2. Em hiểu nghĩa của từ gia đình là gì? Đặt câu với từ gia đình?

  3. Hay câu thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

  4. Từ đoạn thơ trên hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu suy nghĩa của em về công lao của cha mẹ đối với con cái.

0
14 tháng 9 2016

 

Tham khảo nhé bạn tốt

Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.

Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới thủy cung.

Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗngh ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời.

ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.

Sống ở trần thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng. ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: “Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nauy mai khó là tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói:

- Ta và vàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ.

Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết.

Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhưng tình nghĩa vẫn không phai. Hơn thế, nghĩa “đồng bào” trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nước ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, nhưng đều là anh em ruột thịt một nhà.


 

19 tháng 9 2016

cái này mk cx đang rất cần 

 

6 tháng 6 2019

Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.
Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn trải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị đánh đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.
Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù.
Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.
Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ quan tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.
Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, đã khuyên chúng ta:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

loigiaihay.com

Bình luận

Bài tiếp theo 

Báo lỗi - Góp ý

CÁC BÀI LIÊN QUAN: - Văn nghị luận lớp 9



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/suy-nghi-cua-anh-chi-khi-nhin-nhung-em-be-khong-noi-nuong-tua-c36a13686.html#ixzz5q29XK54v

~Hok tốt~

7 tháng 6 2019

Hiện tại, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang tổ chức quản lý, nuôi dưỡng thường xuyên cho 104 đối tượng xã hội . Trong đó có 17 người già cô đơn, 39 trẻ mồ côi, 15 người tâm thần, 19 người tàn tật. Trong khi đó, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.080 trẻ em khuyết tật, tàn tật, hơn 31.600 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chưa kể tới con số hơn 30.000 trẻ em đang sống trong các hộ nghèo. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự giúp đỡ của doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Toàn tỉnh đã cấp được 100 máy trợ thính và đo, lắp chân giả miễn phí với trị giá 160 triệu đồng cho người tàn tật; trợ giúp cho người khuyết tật gần 1.100 xe lăn trị giá 1,3 tỷ đồng và 50 xe đạp cho trẻ mồ côi trị giá 50 triệu đồng; tổ chức dạy nghề may và thêu ren cho 370 người với kinh phí gần 1 tỷ đồng. Tính đến nay, tỷ lệ trẻ em khuyết tật được chỉnh hình đã đạt 51%. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã đưa 242 em nhỏ khuyết tật đi khám sàng lọc và phẫu thuật, điều trị khuyết tật vận động, 256 em đi phẫu thuật nụ cười, 143 em được phẫu thuật mắt, 13 em được phẫu thuật tim bẩm sinh… Hội Người tàn tật, trẻ mồ côi tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành vận động ủng hộ kinh phí xây dựng nhà tình thương tặng cho người khuyết tật với kinh phí 355 triệu đồng.  Đó là những con số từ văn bản báo cáo của các cơ sở, ngành hữu quan, một kết quả thật sự đáng trân trọng. Tuy nhiên, trong các hội nghị luận đàm về công tác bảo trợ xã hội vẫn có phần lớn số ý kiến cho rằng, đối tượng bảo trợ xã hội lớn nhưng nguồn lực đầu tư vào các chính sách, chương trình bảo trợ cho các đối tượng này còn thấp. Việc triển khai, thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật và trẻ mồ côi ở một số địa phương, cơ sở còn chậm. Y thức nhân đạo trong cộng đồng còn hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi còn hạn chế. Các cơ quan chức năng, ngành, đoàn thể  chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát  chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú.

Để công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật trẻ mồ côi đạt được hiệu quả hơn nữa, vừa qua, BTV Tỉnh ủy đã có Kết luận số 27-KL/TU ngày 8/9/2011 chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân tiếp tục thực hiện chỉ thị số 28-CT/TU ngày 12/5/2008 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi. Giải pháp để thực hiện là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về Luật Người khuyết tật. Từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật và trẻ mồ côi. Thực hiện tốt các chương trình nhân đạo về người tàn tật và trẻ mồ côi như: xây dựng quỹ “người khuyết tật, trẻ mồ côi” vào ngày 18/4 hàng năm; tổ chức chương trình dạy nghề, trợ giúp xe lăn và xe đạp, chương trình xây nhà đại đoàn kết… cho người tàn tật. Vận động sự đóng góp về vật chất, tinh thần của các tổ chức và cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước để hỗ trợ người tàn tật, trẻ mồ côi, giúp họ từng bước cải thiện cuộc sống hòa nhập với cộng đồng. Tăng cường công tác điều tra, khảo sát tổng hợp nắm chắc số lượng, phân loại người khuyết tật, trẻ mồ côi và có cơ chế chính sách phù hợp để chăm sóc, giúp đỡ lâu dài. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện cho người tàn tật, trẻ mồ côi ngày càng tiếp cận thuận lợi, bình đẳng và chất lượng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn hơn. Đó là nền tảng cơ bản để từng bước đưa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi đi vào thực chất và đạt được hiệu quả cao hơn.

5 tháng 12 2017

Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
 

11 tháng 4 2019

Dàn ý nè bạn

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên) Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông Tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.

2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:

  • Ngoại hình:
    • Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.
    • Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.
    • Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô,...
    • Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,...
    • Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào.
  • Việc làm và tính cách: Hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh.
    • Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.
    • Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.
    • Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.
    • Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.
    • Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành sứ mệnh.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.

Tham khảo

Buổi tối hôm đó, nằm thiu thiu ngủ trên đùi của bà. Sau khi nghe kể một câu chuyện cổ tích: Ngày xửa ngày xưa .... cái thuở hồng hoang ấy, cái hồi mà thần tiên sống lẫn lộn giữa loài người. Rồi giấc mơ đến với tôi từ lúc nào và điều kì lạ là trong giấc mơ tôi đã gặp một ông tiên giống hệt ông ngoại tôi đã mất.

Ông tiên này có bộ râu thật đẹp, bạc trắng như râu mấy chú hát tuồng hay đeo. Da dẻ ông hồng hào, tôi quan sát kĩ thấy ông chưa có nếp nhăn nào cả. Không biết ông đã bao nhiêu tuổi rồi mà đôi mắt ông còn tinh anh lắm. Khuôn mặt ông phúc hậu, nhân từ, nhìn tôi như nhìn thấy cháu ruột của mình. Ông mặc bộ đồ trắng, trắng lắm, không phải bằng vải mà hình như bằng mây khói thì phải. Tóc của ông như sương tuyết nửa búi cao nửa xoã xuống hai bên. Trông ông mờ ảo như ngọn núi Sơn Chà khi gió mùa kéo về mây giăng tứ phía. Như có cảm giác gặp lại ông ngoại, tôi vòng tay cúi đầu thật thấp và lí nhí: "Chào ông ạ!" Ông cười thật to, làm tôi giật cả người. Cây phất trần đưa qua đưa lại trên đầu tôi làm cho tôi có cảm giác thật dễ chịu. Giọng ông ôn tồn, tình cảm: "Ta không phải là ông ngoại của con, ta là ông Bụt trong truyện Tấm Cám đây. Ta đã giúp đỡ rất nhiều người bằng phép thuật của mình. Đó là những người đau khổ, chịu nhiều áp bức bất công. Nhiệm vụ của ta đấy con ạ!" Tôi muốn ông giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khổ chưa được đến trường, những đứa bé bất hạnh, mồ côi, những mảnh đời tội nghiệp đang cần những bàn tay phù trợ như ông. Và một điều nữa nhờ ông nhắn lại với ông ngoại tôi rằng: Tôi rất nhớ ông ngoại và cố gắng học thật giỏi, sống thật ngoan để ông ngoại dưới suối vàng được yên lòng và vui vẻ. Ông tiên cười thật hiền và nói sẽ làm được những điều tôi mong muốn.

"Chà! Muỗi cắn thế mà con bé ngủ ngon thật". Tiếng bà ngoại tôi kéo tôi trở về với thực tại. Tôi rất tiếc vì chưa được nói chuyện nhiều với ông tiên, nhưng qua giấc mơ này tôi lại thêm quý mến ông, dù trong tôi vẫn còn lảng vảng một câu hỏi: Có thật là đã có ông tiên không nhỉ?

11 tháng 4 2019

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.