Em biết j về thừa cân béo phì ? Bằng những hiểu biết của em về các biện pháp phòng chống thừa cân béo phì em hãy kể về hoạt động cụ thể ở nhà hoặc ở trường mà em biết để phòng chống bệnh trên. Làm thế nào để biết mình có bị thừa cân béo phì hay không?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thừa cân, béo phì là tình trạng tích lũy năng lượng dư thừa dưới dạng mỡ trắng, ảnh hưởng đến vóc dáng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Chứa đầy triglyceride (acid béo và glycerol) đẩy nhân tế bào lệch sang một bên, tạo hình giống chiếc nhẫn, kích thước dao động từ 25 đến 200 micron.
Giúp dự trữ năng lượng cho cơ thể, cách nhiệt và là vùng đệm cơ học.
Tế bào mỡ trắng có thể tăng về kích thước lên gấp 20 lần so với ban đầu song song với sự gia tăng về số lượng.Nghiên cứu cho thấy, mỡ trắng chiếm tỉ lệ “áp đảo” với 93 – 97% tổng lượng mỡ cơ thể. Còn loại mỡ thứ hai là mỡ nâu có chức năng sinh nhiệt, được coi là loại “mỡ tốt” lại chỉ chiếm 3 – 7% và rất ít khả năng tăng lên.
Trung bình một người có tới 10 – 30 tỷ tế bào mỡ trắng, chúng được ví như vô số “chiếc túi cao su” có thể co giãn để hấp thụ và “giữ” đầy các hạt mỡ bên trong làm tăng sinh bất thường kích thước khối mỡ trắng. Điều này lý giải tại sao một người có trọng lượng 50 – 70kg nhưng khi “phát phì” có thể lên tới hơn 100kg, thậm chí là 200 – 400kg.
Mặc dù có vai trò dự trữ năng lượng nhưng khi tích tụ quá mức mỡ trắng sẽ gây ra những tác động xấu lên các chức năng của cơ thể. Bởi vậy, mỡ trắng bị xem là “mỡ xấu” khi tích tụ quá mức.
cách phòng chống bệnh: ăn rau; năng tập thể dục thể thao; không nên ngời ì ra 1 chỗ
Do đó, giải pháp quan trọng để phòng chống tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em rất cần các bậc cha mẹ phải thay đổi tư duy, phải có sự hiểu biết trong việc chọn lựa các thực phẩm lành mạnh cho con (nên ăn giảm đường, giảm béo, nhiều rau củ quả, hạn chế thức ăn nhanh, chọn sữa phù hợp…), thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ vận động, chơi thể thao ít nhất 60 phút mỗi ngày, theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ mỗi tháng hay mỗi quý để kiểm soát việc tăng cân, tăng chiều cao sao cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của con.
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. "Cân nặng nên có" của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25-30. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư. Nỗi lo béo phì làm mọi người cảm thấy tự ti về bản thân mình.
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. "Cân nặng nên có" của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25-30. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư. Nỗi lo béo phì làm mọi người cảm thấy tự ti về bản thân mình.
Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành phố lớn[1]; 10,7% ở lứa tuổi 15-49 và 21,9% ở lứa tuổi 40-49.[cần dẫn nguồn] Tỷ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (2013) và 12,2% ở Thành phố Hồ Chí Minh (2013).[cần dẫn nguồn]
Mục lục
- 1Phân loại
- 2Yếu tố nguy cơ
- 2.1Chế độ ăn
- 2.2Lười vận động
- 2.3Do di truyền
- 2.4Điều kiện sống
- 3Nguy cơ
- 4Phòng ngừa
- 5Tham khảo
- 6Chú thích
- 7Liên kết ngoài
Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]
Béo phì là điều kiện sức khỏe mà trong đó lượng chất béo trong cơ thể tích lũy quá nhiều đến mức mà nó gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.[2] Nó được xác định bằng chỉ số BMI (body mass index) và hơn nữa là được đánh giá qua sự phân bố mỡ thông qua tỉ lệ eo-hông và tổng các yếu tố rủi ro về tim mạch.[3][4] BMI có quan hệ gần gũi với tỷ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể.[5]
Dữ liệu tham khảo dựa trên số liệu từ 1963 đến 1994, và điều này không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng gần đây về cân nặng.[6]
BMI | Phân loại |
---|---|
< 18,5 | dưới chuẩn |
18,5–24,9 | Bình thường |
25,0–29,9 | thừa cân |
30,0–34,9 | béo phì cấp độ I |
35,0–39,9 | béo phì cấp độ II |
≥ 40,0 | béo phì cấp độ III |
BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) theo công thức:
{\displaystyle \mathrm {BMI} } {\displaystyle ={\frac {{\text{W}}({\text{kg}})}{\left({\text{H}}({\text{m}})\right)^{2}}}}
Với, W là cân nặng, và H là chiều cao.
Dân số châu Á có chỉ số BMI thấp hơn người Caucasian, do đó một số quốc gia đã định nghĩa lại béo phì; Nhật Bản gọi béo phì khi BMI lớn hơn 25[7] trong khi Trung Quốc là trên 28.[8]
Yếu tố nguy cơ[sửa | sửa mã nguồn]
Chế độ ăn[sửa | sửa mã nguồn]
Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc tĩnh lại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên. Nhiều người thường khó kiểm soát chế độ ăn của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ cần ăn dư ra 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số calo này nhỏ có thể không nhận ra dễ dàng, nhất là khi ta ăn những thức ăn giàu năng lượng. Các loại thức ăn giàu chất béo thường ngon miệng nên người ta dễ bị ăn quá thừa mà không biết. Mỡ có độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo hơn để dự trữ dưới dạng triglyxerit, trong khi đó đường cần năng lượng để chuyển thành axit béo tự do trước khi dự trữ. Vì vậy, khẩu phần ăn nhiều mỡ dẫn đến thừa calo và tăng cân.
Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protit, lipid, gluxit trong thức ăn đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ. Như vậy, một khẩu phần không chỉ nhiều chất béo mới gây béo mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt đều gây béo. Các thói quen khác như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...), thích ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có thể dẫn đến nguy cơ bị béo phì.
Lười vận động[sửa | sửa mã nguồn]
Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể do đó có vai trò hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa cân - béo phì. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hóa tích cực. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại. Một điểm đáng lưu ý là những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng nhưng khi điều kiện làm việc thay đổi & lối sống thay đổi, hoạt động thể lực giảm, nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều họ thường dễ bị béo. Điều này giải thích cho hiện tượng béo phì ở tuổi trung niên, các vận động viên sau khi giải nghệ hay những công nhân lao động chân tay sau khi về hưu.
Do di truyền[sửa | sửa mã nguồn]
Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì. Theo Grant và Clark (1976) trẻ có cha mẹ béo phì thường bị béo phì. Một nghiên cứu ở Thái Lan trên trẻ từ 6-13 tuổi (1996) cho thấy tỉ lệ con cái có cha mẹ béo phì bị béo phì nhiều hơn gấp 3,1 lần so với những trẻ em có cha mẹ không bị béo phì. Trong số trẻ béo phì, khoảng 80% có cha hoặc mẹ bị béo phì, 30% có cả cha và mẹ bị béo phì. Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì thì nguy cơ béo phì cho những thành viên khác là rất lớn. Tuy nhiên trên cộng đồng, vai trò của yếu tố di truyền này không lớn. Mặt khác, một gia đình có nhiều thành viên bị béo phì có thể còn liên quan đến chế độ ăn uống chung của toàn hộ gia đình đó.
Nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định xem nguyên nhân của tình trạng béo phì có tính gia đình là do di truyền hay do môi trường. Hiện nay người ta đã có những bằng chứng kết luận rằng: béo phì thường do yếu tố môi trường tác động lên những cá thể có khuynh hướng di truyền. Và dinh dưỡng giữ vai trò hàng đầu trong số các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiện tượng thừa cân - béo phì.
Điều kiện sống[sửa | sửa mã nguồn]
Ở các nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tỉ lệ người béo ở tầng lớp nghèo thường thấp. Nguyên nhân chính là do nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế, năng lượng tiêu hao nhiều không chỉ do lao động chân tay nặng nhọc mà tiêu hao năng lượng còn tăng lên do đi lại chủ yếu bằng phương tiện thô sơ hay đi bộ. Ngược lại, ở cộng đồng có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn, tỷ lệ béo phì thường cao hơn. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết như vậy. Hiện tượng "gánh nặng kép" đã xuất hiện ở nhiều nước Châu Á nghĩa là tồn tại đồng thời cả tình trạng thừa cân - béo phì và cả suy dinh dưỡng, thậm chí thừa cân - béo phì gặp không ít ở các cộng đồng nghèo. Điều này gắn liền với quá trình đô thị hóa đã quan sát thấy ở nhiều nước đang phát triển. Mặt khác, ở các nước công nghiệp phát triển, sự thiếu ăn không còn phổ biến nữa, tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với các tầng lớp khá giả hơn. Nguyên nhân là do tầng lớp nghèo vẫn giữ thói quen ăn uống có nguy cơ đối với thừa cân, còn tầng lớp khá giả lại có xu hướng kiểm soát tốt hơn tình trạng béo phì so với tầng lớp nghèo.
Nguy cơ[sửa | sửa mã nguồn]
Béo phì có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, khớp xương và xương. Có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như:
- Cao huyết áp
- Tiểu đường
- Bệnh tim
- Tai biến mạch máu
- Các bệnh hô hấp
Phòng ngừa[sửa | sửa mã nguồn]
- Tập thể dục ít nhất 3 lần (mỗi lần ít nhất 30 phút) mỗi tuần.
- Tăng cường vận động: đi bộ, chơi thể thao, làm vườn,...
- Sử dụng giấm táo mật ong dạng viên hoặc dung dịch. Giấm táo giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể và gan, giảm lượng calo đưa vào cơ thể mỗi ngày,qua đó giúp giảm mỡ (mỡ dưới da, mỡ nội tạng) và giảm cân nặng cơ thể mà không gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, giấm táo còn giúp ngăn ngừa hội chứng rối loạn chuyển hóa, từ đó giúp cơ thể giảm cân một cách khỏe mạnh.
- Bỏ thuốc lá.
- Ăn nhiều trái cây và rau.
- Uống ít rượu.
Tham khảoTrên mạng nha~!
Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ được mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, trẻ sinh vào mùa đông hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý: không được bú sữa mẹ thường xuyên, hay bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.
Để điều trị bệnh còi xương, cần cho trẻ tắm nắng buổi sáng và uống vitamin D, chứ không phải uống các chế phẩm có chứa canxi và ăn thêm xương. Những trẻ phải uống vitamin D hoặc có bệnh cấp tính kèm theo như tiêu chảy, viêm phổi… cần được các thầy thuốc chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn. Việc điều trị chỉnh hình được đặt ra với những trẻ bị biến dạng xương nặng, khi bệnh đã khỏi.
Sở dĩ trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng phần lớn là do cơ thể bị thiếu vitamin D, khiến cho việc canxi đưa vào cơ thể nhưng lại không được vận chuyển tới nơi cần thiết là hệ xương để phát triển. Ngoài ra còn do sự thiếu hụt các vi chất cần thiết khác như vitamin A, kẽm.
Việc cơ thể thiếu vitamin D thường gặp ở trẻ ít được cha mẹ cho tắm nắng, trẻ sinh non hoặc trẻ quá bụ bẫm. Ngoài ra còn do vitamin D bị mất khi đi qua thận và những trẻ kháng vitamin D.
Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng chính là chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Đối với trẻ sơ sinh thì không được bú mẹ sớm và thường xuyên, trẻ nhỏ thì bị tiêu chảy kéo dài khiến cho việc hấp thu vitamin D và các dưỡng chất quan trọng khác bị cản trở.
Nếu bị còi xương, suy dinh dưỡng, nhẹ thì trẻ ngủ không ngon, quấy khóc, thường xuyên giật mình, đặc biệt là ra nhiều mồ hôi trộm, chậm phát triển các kỹ năng vận động như bò, đi, đứng… Bên cạnh đó, bệnh còi xương suy dinh dưỡng còn để lại di chứng nặng như chuỗi hạt sườn, cổ chân, cổ tay, chân cong vòng kiềng...
+Từ những nguyên nhân khiến trẻ còi xương suy dinh dưỡng, các bậc cha mẹ cần lưu ý tránh để trẻ thiếu hụt vitamin D bằng cách thường xuyên cho trẻ tắm nắng, cùng với đó là bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá…Tuy nhiên, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của trẻ em Việt lại không đảm bảo các vi chất cần thiết cho sự phát triển của xương.
Chẳng hạn như những trẻ ăn quá nhiều tinh bột, quá nhiều đạm sẽ gây tình trạng tăng đào thải canxi qua đường nước tiểu. Nhưng cũng có trường hợp lo sợ con béo phì, hoặc cho rằng việc sử dụng quá nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu ở trẻ, các bậc cha mẹ lại giảm lượng dầu mỡ trong quá trình chế biến bữa ăn cho trẻ, nhất là trẻ ở độ ăn dặm. Việc bữa ăn quá ít dầu mỡ khiến cho dung môi hòa tan các vi chất dinh dưỡng thiết hụt, khiến cho vitamin D không được hấp thu.
Để trị bệnh còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ, bên cạnh chế độ sinh hoạt khoa học, luyện tập phù hợp, cha mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm bột đường, đạm, béo, rau củ. Đặc biệt để trị còi xương cho bé, nhất thiết phải bổ sung đầy đủ nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương là Canxi, cùng 2 dẫn chất không thể thiếu là vitamin D và MK7 (vitamin K2 tự nhiên có nhiều nhất trong đậu tương lên men). Bên cạnh đó trẻ cần được bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết cho sự phát triển xương là Kẽm, Magie, Boron, Mangan, Đồng…
+Còi xương ở trẻ vốn không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng để lại biến chứng khôn lường trong đó có suy dinh dưỡng. Còi xương suy dinh dưỡng hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những giải pháp đơn giản, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể làm được đó là cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D, bổ sung canxi với lượng phù hợp, nhất thiết phải có kèm theo dẫn chất là vitamin D và MK7.
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp thì việc nắm chính xác các thông tin về bệnh như cơ chế lây truyền, cách phòng tránh… chính là cách đơn giản nhất để mỗi người dân góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về dịch bệnh bệnh viêm phổi cấp, mời các bạn cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp từ trang tin chính thức của Bộ y tế và ý kiến các chuyên gia y tế.
Virus nCoV là gì?
Hay còn gọi là coronavirus, một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Đây là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Cùng với nCoV, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.
Thời gian ủ bệnh do virus nCoV là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh được hiểu là khoảng thời gian từ khi bị lây nhiễm virus cho tới khi khởi phát các triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh viêm phổi cấp ước tính trong khoảng 14 ngày.
Các triệu chứng khi nhiễm virus nCoV là gì?
Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển, thậm chí tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Sốt, ho khan và khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của virus Ncov
Virus nCoV có tồn tại ở bề mặt đồ dùng không? Nếu có thì tồn tại trong bao lâu?
Virus nCoV có tồn tại ở bề mặt đồ dùng. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ 2019-nCoV có khả năng sống trên bề mặt trong bao lâu. Mặc dù thông tin ban đầu gợi ý rằng virus có thể sống vài giờ trên bề mặt.
Nguy cơ khi mắc 2019-nCoV ở những người khác nhau có khác nhau không?
Thông thường trẻ nhỏ, người già và những người đang bị bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và bệnh hô hấp sẽ có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn người khác.
Virus nCoV lây lan như thế nào?
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục.
Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Cơ chế lây bệnh của virus Ncov
Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì?
Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV.
WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp.
Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi
Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không?
Kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chủng mới của virus corona là virus. Do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị.
Virus có lây truyền trong không khí hay không?
Có 2 con đường lây lan virus này bao gồm: Một là giọt bắn, bắn trực tiếp từ người bệnh sang người tiếp xúc. Khả năng lây lan phụ thuộc vào việc giọt bắn đi tới đâu, ở đây khoảng cách khoảng 2 mét. Trên 2 mét thì bạn có thể tránh được. Loại thứ hai là khí dung. Kích thước và trọng lượng của một số loại virus rất nhẹ. Nó có thể lơ lửng trong không khí khi mình ho, có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ khác. Do đó khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn. Chúng ta cần hiểu rõ hai loại này.
Như vậy virus không lây truyền trong không khí, virus này không đủ nhẹ để bay. Chỉ khi nào giọt bắn tiếp xúc trực tiếp với bạn thì mới có khả năng. Điều này cũng giải thích cho chuyện vì sao mang khẩu trang thông thường cũng có thể ngăn ngừa được virus. Vì khẩu trang có thể cản được giọt bắn.
Đã có loại thuốc đặc hiệu để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV gây ra chưa?
Tính đến ngày 30/1/2020, mặc dù đã có trường hợp khỏi bệnh, nhưng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Theo Bộ Y tế, các cơ sở y tế tập trung điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác.
Đối với những trường hợp dương tính với virus corona sẽ được kiểm soát tình trạng suy hô hấp và hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm ho, hạ sốt, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, tăng cường sức đề kháng và điều trị bệnh nền nếu có. Việc giám sát và cách ly người nghi nhiễm nCoV cũng là vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay.
Cách phòng tránh bệnh virus corona là gì?
Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Cần che mũi và miệng khi ho, xì mũi bằng khăn/giấy dùng 1 lần
– Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng
– Tránh tiếp xúc bất kỳ ai có dấu hiệu/triệu chứng cảm lạnh hoặc triệu chứng như cúm
– Nên hạn chế đi ra ngoài, hạn chế đám đông, bớt đi lễ hội, chùa chiền
– Ăn uống điều độ, uống nhiều nước, vận động đều đặn
– Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, hạn chế ngồi phòng máy lạnh
– Nhà cửa giữ sạch sẽ, thông thoáng, có ánh nắng càng tốt
– Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị phù hợp
- Theo hiểu biết của em , thì em cho rằng : thưa cân béo phì là người đó có quá số cân nặng so vs cân nặng trung bình của độ tuổi , nhiều mỡ xệ xuống .
- Những việc làm để phòng chống thừa cân béo phì ở trường em là :
+ Giờ ra chơi , nhà trường hay trò tổ chức các trò chơi lành mạnh như : nhảy dây , chạy bộ , nhảy bao bố
+ Trong giờ thể dục , các bạn mập được thầy cô cho nhảy những bài tập giảm béo .
- Ở nhà :
+ Ăn ít đồ ăn có dầu , mỡ
+ Hạn chế ăn bánh kẹo , các đồ ngọt
+ Tăng cường ăn thêm rau , củ , quả
- Để biết mình có bị thừa cân béo phì ko , cần kiểm tra cân nặng của mk rồi so vs số cân nặng trung bình , thử véo vào tay hoặc chân xem có mềm và nhão ko ....
Chỉ ps mấy cái đó thôi , hok tốt
Thừa cân, béo phì: Là 1 người có số cân nặng hơn mức trung bình so với lứa tuổi. Người bị béo phì thường đi lại, vận động rất khó khăn, cản trở nhiều dự định và thậm chí nhiều lúc cũng gây ảnh hưởng tới những người xung quanh. Người bị béo phì ở các cơ tay, cơ chân thường tích tụ rất nhiều mỡ. Bị béo bụng là một trong những biểu hiện của bện béo phì.
Kể những hoạt động cụ thể ở nhà hoặc trường học mà em biết để phòng chống bệnh béo phì:
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng.
- Giảm bớt các loại đồ chiên, nhiều chất béo như: gà rán, khoai tây chiên,...
- Ăn nhiều rau, củ, quả,...
- Có thể làm các công việc nhà, phụ giúp bố mẹ như: lau nhà, rửa bát,...
- Cố gắng tạn dụng tối ưu nhất các thời gian rảnh để vận động, giúp tiêu hao một lượng mỡ.
Xác định mình có bị thừa cân béo phì: So cân nặng của mình với cân nặng trung bình ở độ tuổi hiện tai, so mỡ bụng, nếu mỡ bụng đến ngang ngực là đã bắt đầu bị béo phì.
Nếu đúng thì cho mình một tick nha !!!!!!!