K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Quận 9, ngày 07 tháng 04, năm 2018

Trinh thân mến,

Dạo này bạn có khỏe không? Chắc bạn còn nhớ cô lớp trưởng nhỏ nhắn ngày nào phải không? Thấm thoát đã hai năm rồi còn gì, chúng mình xa nhau cũng khá lâu rồi nhỉ! Chắc là Trinh cũng đồng ý với mình, cuộc sống ngày nay hối hả và hiện đại hơn ngày trước. Nào là xe cộ, nhà cao tầng … Đặc biệt là từ lúc máy vi tính trở nên thông dụng, ít ai còn nghĩ đến việc rèn chữ, luyện văn. Nhưng đối với mình, con chữ là nết người, vì thế mình đã ra sức luyện tập để được tham dự cuộc thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Mình cũng nghe nói, Trinh chưa hào hứng lắm, có lẽ vì bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi và vì thế mà mình đã viết những dòng tâm sự này để chia sẻ cùng bạn.

Trinh thân!

Nghe mẹ kể, ngay từ bé, mình đã thích cầm viết rồi. Mình nghịch lắm, chỉ toàn cầm bút vẽ bậy lên tường. Còn mẹ mình thì mỉm cười, tuyên bố : “Bé con này mai mốt sẽ viết chữ đẹp và vẽ đẹp lắm đây!”. Mọi trong gia đình mình cũng tin tưởng và mong muốn thế. Rồi đến khi mình vào Mầm non, mình càng thích viết, thích vẽ. Trong lớp, mình luôn được cô khen về chữ viết, về những bài viết chữ theo mẫu. Có lúc, những bức tranh của mình cũng được treo lên cho toàn trường cùng xem. Thế là những năm Mầm non trôi qua thật vui vẻ và thú vị.

Nhưng khi mình lên lớp Năm, bài tập, bài học nhiều hơn, mình dần quên đi sự ham mê Mỹ thuật, mà thay vào đó là kỹ năng viết văn của mình được bộc lộ. Những con điểm 8, điểm 9 luôn đỏ chói trong quyển ở tập làm văn của mình. Mình liên tục được cô giáo đưa đi thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường rồi cấp Quận rồi có cả cấp Thành phố nữa chứ! Đến bây giờ, mình vẫn không sao quên được những nét chữ tròn trịa, mềm mại của cô đã chỉ dạy cho mình. Rồi lên lớp Bảy, mình được dự thi “Văn hay chữ tốt”. Mình luôn thầm hỏi : “Phải chăng, những năm tháng được rèn chữ, luyện văn ở tiểu học là bệ phóng cho mình?”.

Chắc chắc là thế Trinh à! Trinh biết không, mình đang rất hào hứng vơi cuộc thi đó đấy. Mình luôn suy nghĩ rằng : “Trong cuộc sống, có biết bao kiến thức mình cần phải học nhưng trước hết, phải học làm người đã!”. Nhưng nếu để học làm người thì văn thơ là phương tiện truyền đạt hay nhất, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Đến bây giờ, mình có thể khẳng định là mình yêu văn thơ. Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” đã truyền cho mình niềm đam mê đó.

Có những bài văn làm cho hàng mi mình đẫm nước mắt, làm cho mình luôn băn khoăn, luôn suy nghĩ. Hay là khi đọc tác phẩm văn học, mình thấy những tác phẩm đó đã truyền cho mình những bài học quí giá. Những lời văn truyền cảm mà sâu lắng, trong sáng mà sâu sắc vô cùng đã dạy mình biết yêu thương con người, biết quan tâm, sẻ chia, biết ước mơ, hy vọng vào những điều tốt đẹp. Những bài thơ về quê hương làm mình cảm thấy tâm hồn trong trẻo và và nhẹ nhõm :

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”

Nhưng làm mình hỏi thầm lòng nhiều nhất là những câu thơ viết về cha mẹ. Mình nhớ nhà thơ Ngọc Sơn đã viết :

“Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương”

Nhẹ nhàng và sâu lắng, nhà thơ Quế Mai đã ca ngợi tình mẹ:

“Đôi tay cảm nhận nhịp con thở
Những đêm con sốt cao
Đôi tay lạnh mát đặt lên đầu
Cho con bớt ốm…”

Những câu thơ, những mạch văn trong sáng luôn làm con tim ta lúc thổn thức, lúc chạnh lòng và xúc động.

Trinh ơi ! Nếu đã giỏi văn, sao ta không rèn chữ để cho nét chữ mềm mại hòa cùng những lời văn mang đậm nét đẹp nhân văn. Lúc đó, khi đọc những dòng văn ấy, tâm hồn ta sẽ hướng thiện, sẽ đẫm mình vào mạch văn. Mình luôn nghĩ rằng : “Nét chữ là nết người” và qua cuộc thi “Văn hay chữ tốt”, mình càng khẳng định suy nghĩ đó là đúng. Cuộc thi cũng đã gởi đến một thông điệp: “Hãy cảm nhận văn thơ, cảm nhận cuộc sống thanh bình, hãy yêu văn thơ để tâm hồn sạch trong, hãy rèn con chữ như rèn chính bản thân ta” Mình đã cảm nhận được thông điệp đó qua hai năm dự thi.

Trinh biết không, mình luôn dành thời gian buổi tối để đọc những lời văn thật nhẹ nhàng, những vần thơ xúc động, mình luôn cố gắng trau dồi thêm những bài học quý giá từ các tác phẩm và đặc biệt, mình luôn dành ra khoảng nửa tiếng để rèn chữ đấy! Mình luôn thầm cảm ơn cuộc thi đã truyền cho mình sự yêu thích văn học, đã cho mình thấy được tầm quan trọng của chữ viết. Hay là Trinh cùng mình tham gia cuộc thi này nhé! Sẽ rất bổ ích cho Trinh và cả các bạn khác nữa, được không Trinh? Trinh đã hiểu được ý nghĩa của cuộc thi “Văn hay chữ tốt” chưa? Nếu Trinh đã hiểu được rồi thì cùng mình tham gia. Nếu Trinh vẫn chưa thấy hào hứng, Trinh nên đọc và nghĩ thông điệp của cuộc thi nhé! Chúc Trinh thành công!

Thư mình cũng đã khá dài rồi, mình đành tạm biệt Trinh vậy. Nhớ cùng mình dự thi đấy! Chắc chắn mình sẽ gửi cho Trinh mấy quyển sách văn học rất hay. Còn bây giờ, lớp trưởng gửi lệnh cho lớp phó: “Học giỏi và giữ gìn sức khỏe nhé!”

Chào lớp phó 5A năm xưa
Lớp trưởng Xuân Chiêu

7 tháng 4 2018

Quận 9, ngày 25, tháng 10, năm 2009 Trinh thân mến,

Dạo này bạn có khỏe không? Chắc bạn còn nhớ cô lớp trưởng nhỏ nhắn ngày nào phải không? Thấm thoát đã hai năm rồi còn gì, chúng mình xa nhau cũng khá lâu rồi nhỉ! Chắc là Trinh cũng đồng ý với mình, cuộc sống ngày nay hối hả và hiện đại hơn ngày trước. Nào là xe cộ, nhà cao tầng … Đặc biệt là từ lúc máy vi tính trở nên thông dụng, ít ai còn nghĩ đến việc rèn chữ, luyện văn. Nhưng đối với mình, con chữ là nết người, vì thế mình đã ra sức luyện tập để được tham dự cuộc thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Mình cũng nghe nói, Trinh chưa hào hứng lắm, có lẽ vì bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi và vì thế mà mình đã viết những dòng tâm sự này để chia sẻ cùng bạn.

Trinh thân!

Nghe mẹ kể, ngay từ bé, mình đã thích cầm viết rồi. Mình nghịch lắm, chỉ toàn cầm bút vẽ bậy lên tường. Còn mẹ mình thì mỉm cười, tuyên bố : “Bé con này mai mốt sẽ viết chữ đẹp và vẽ đẹp lắm đây!”. Mọi trong gia đình mình cũng tin tưởng và mong muốn thế. Rồi đến khi mình vào Mầm non, mình càng thích viết, thích vẽ. Trong lớp, mình luôn được cô khen về chữ viết, về những bài viết chữ theo mẫu. Có lúc, những bức tranh của mình cũng được treo lên cho toàn trường cùng xem. Thế là những năm Mầm non trôi qua thật vui vẻ và thú vị.

Nhưng khi mình lên lớp Năm, bài tập, bài học nhiều hơn, mình dần quên đi sự ham mê Mĩ thuật, mà thay vào đó là kỹ năng viết văn của mình được bộc lộ. Những con điểm 8, điểm 9 luôn đỏ chói trong quyển ở tập làm văn của mình. Mình liên tục được cô giáo đưa đi thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường rồi cấp Quận rồi có cả cấp Thành phố nữa chứ! Đến bây giờ, mình vẫn không sao quên được những nét chữ tròn trịa, mềm mại của cô đã chỉ dạy cho mình. Rồi lên lớp Bảy, mình được dự thi “Văn hay chữ tốt”. Mình luôn thầm hỏi : “Phải chăng, những năm tháng được rèn chữ, luyện văn ở tiểu học là bệ phóng cho mình?”.

Chắc chắc là thế Trinh à! Trinh biết không, mình đang rất hào hứng với cuộc thi đó đấy. Mình luôn suy nghĩ rằng : “Trong cuộc sống, có biết bao kiến thức mình cần phải học nhưng trước hết, phải học làm người đã!”. Nhưng nếu để học làm người thì văn thơ là phương tiện truyền đạt hay nhất, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Đến bây giờ, mình có thể khẳng định là mình yêu văn thơ. Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” đã truyền cho mình niềm đam mê đó.

Có những bài văn làm cho hàng mi mình đẫm nước mắt, làm cho mình luôn băn khoăn, luôn suy nghĩ. Hay là khi đọc tác phẩm văn học, mình thấy những tác phẩm đó đã truyền cho mình những bài học quý giá. Những lời văn truyền cảm mà sâu lắng, trong sáng mà sâu sắc vô cùng đã dạy mình biết yêu thương con người, biết quan tâm, sẻ chia, biết ước mơ, hi vọng vào những điều tốt đẹp. Những bài thơ về quê hương làm mình cảm thấy tâm hồn trong trẻo và và nhẹ nhõm :

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”

Nhưng làm mình hỏi thầm lòng nhiều nhất là những câu thơ viết về cha mẹ. Mình nhớ nhà thơ Ngọc Sơn đã viết :

“Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương”

Nhẹ nhàng và sâu lắng, nhà thơ Quế Mai đã ca ngợi tình mẹ:

“Đôi tay cảm nhận nhịp con thở
Những đêm con sốt cao
Đôi tay lạnh mát đặt lên đầu
Cho con bớt ốm…”

Những câu thơ, những mạch văn trong sáng luôn làm con tim ta lúc thổn thức, lúc chạnh lòng và xúc động.

Trinh ơi ! Nếu đã giỏi văn, sao ta không rèn chữ để cho nét chữ mềm mại hòa cùng những lời văn mang đậm nét đẹp nhân văn. Lúc đó, khi đọc những dòng văn ấy, tâm hồn ta sẽ hướng thiện, sẽ đẫm mình vào mạch văn. Mình luôn nghĩ rằng : “Nét chữ là nết người” và qua cuộc thi “Văn hay chữ tốt”, mình càng khẳng định suy nghĩ đó là đúng. Cuộc thi cũng đã gởi đến một thông điệp: “Hãy cảm nhận văn thơ, cảm nhận cuộc sống thanh bình, hãy yêu văn thơ để tâm hồn sạch trong, hãy rèn con chữ như rèn chính bản thân ta” Mình đã cảm nhận được thông điệp đó qua hai năm dự thi.

Trinh biết không, mình luôn dành thời gian buổi tối để đọc những lời văn thật nhẹ nhàng, những vần thơ xúc động, mình luôn cố gắng trau dồi thêm những bài học quý giá từ các tác phẩm và đặc biệt, mình luôn dành ra khoảng nửa tiếng để rèn chữ đấy! Mình luôn thầm cảm ơn cuộc thi đã truyền cho mình sự yêu thích văn học, đã cho mình thấy được tầm quan trọng của chữ viết. Hay là Trinh cùng mình tham gia cuộc thi này nhé! Sẽ rất bổ ích cho Trinh và cả các bạn khác nữa, được không Trinh? Trinh đã hiểu được ý nghĩa của cuộc thi “Văn hay chữ tốt” chưa? Nếu Trinh đã hiểu được rồi thì cùng mình tham gia. Nếu Trinh vẫn chưa thấy hào hứng, Trinh nên đọc và nghĩ thông điệp của cuộc thi nhé! Chúc Trinh thành công!

Thư mình cũng đã khá dài rồi, mình đành tạm biệt Trinh vậy. Nhớ cùng mình dự thi đấy! Chắc chắn mình sẽ gửi cho Trinh mấy quyển sách văn học rất hay. Còn bây giờ, lớp trưởng gửi lệnh cho lớp phó: “Học giỏi và giữ gìn sức khỏe nhé!”

Chào lớp phó 5A năm xưa
Lớp trưởng Xuân Chiêu

19 tháng 3 2022

đề rất hay khuyến khích tự làm , hoạt động trong lớp em màhiha

1. Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia một số hoạt động về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức. Ví dụ như 

- Hoạt động ngoại khóa, diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông

- Tham gia thuyết trình về an toàn giao thông

- Viêt bài dự thi về ý thức tham gia giao thông một cách an toàn

- Tham gia buổi ngoại khóa với chủ đề " Chúng em an toàn với giao thông",..

Hoạt động diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông ấn tượng với em nhất vì chúng em được làm việc theo nhóm, để trao đổi ý kiến và em cho rằng đây là cách tuyên truyền về an toàn giao thông khiến học sinh cảm thấy hứng thú và không nhàm chán

2. 

- Nhà trường chủ động phối hợp, trực tiếp tuyên truyền nhắc nhở tại hiện trường đối với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng

- Nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân

-  kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường.

- Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.

20 tháng 9 2018

Em tham gia trải nghiệm "Trung Thu cho em" em thấy chả có gì là hay cả, liên hoan thằng con trai và đứa con gái vô duyên tranh nhau ăn...

Đấy là lớp mk

Ý kiến riêng

Năm nay, nhờ đạt danh hiệu học sinh giỏi, bố mẹ của tôi đã cho tôi đi dã ngoại ở Vũng Tàu.

Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây phút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! 

Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.

Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!

hok tốt !

Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước:

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây và Đông Ti-mo. Các nước này cùng có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là đều chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Vì thế, cư dân Đồng Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả khác.

Ngay từ thời đại đồ đá, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt. Cũng chính vào thời điểm này, các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện.

11 tháng 9 2016

BÀI NÀY HAY BẠN THAM KHẢO NHA PHƯƠNG ANH CHÚC BẠN HỌC TỐThihi

Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này…..Nhưng cóa lẽ là không…….Một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em” Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.
Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không… rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời…….! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt!
 

Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình,….! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phương màu vàng rơi nhè nhẹ xuống! 
Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến 

Con còn nhớ vào ngày sinh nhật của cô, chúng con góp tiền lại mua một chiếc bánh sinh nhật nho nhỏ, chỉ mong cô vui. Chúng con còn viết lên bảng những câu chúc mừng, vẽ những chiếc bánh kem, hoa, lá, có bạn còn vẽ chân dung của cô lên bảng nữa nhưng vẽ xấu lắm! Khi biết cô sắp lên lớp, chúng con ra đón cô và bịt mắt cô lại! Khi cô bước vào lớp, phòng học tối lắm, và những cây pháo nho nhỏ được thắp lên, chúng con hát Chúc mừng sinh nhật cô! Cảnh lúc ấy thật đẹp, lung linh! Lúc đó cô rất cảm động và… cô đã khóc….những giọt nước mắt hạnh phúc! Cô trò ta còn chụp hình và trét bánh kem vào mặt nữa! Lúc đó thật vui……nhưng….bây giờ… sẽ không còn cơ hội nữa! 

Vào ngày khai giảng năm học, chúng con rất buồn, không ai nở nụ cười nào. Nhưng….lúc ấy chúng con thấy được một bóng người quen thuộc- người mà chúng con thường thấy khi giảng bài, trò chuyện……chính là cô….. cô giáo dạy Văn! Bấy giờ không còn những giọt nước mắt buồn nữa thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc khi cô trở lại! Chúng con ùa ra, ôm cô, những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống! Cảm giác thật bất ngờ và hạnh phúc, một cảm giác mà không có lời văn nào diễn đạt được! 

Lúc trước, chúng con cứ ngỡ sẽ không nghe được giọng nói ấm áp của ngày xưa. Và lúc ấy,chúng con lại nghe được giọng nói đó, những câu hỏi nhưCon có khỏe không? Con học thế nào? Có quen với cô giáo mới không?......! Không chỉ chúng con, mà những anh chị lớp lớn- những người mà gặp cô lâu hơn chúng con, cũng ra đón cô và cũng…khóc! Chúng con còn định nâng cô lên nhưng cô không chịu! Sauk hi gặp tụi con, cô vào trong và gặp những thầy cô cũ! Thầy cô ở trường cũng rất bất ngờ! 

Nguyên này khai giảng, đột nhiên lại có cảm giác vui vẻ lạ thường mà cô T. mang đến! Khi hết chương trình chúng con lại ra ôm cô! Có bạn còn xách cặp giúp cô! Cô chủ nhiệm lớp con còn lấy máy ra chụp tụi con và cô! Khi nói chuyện với cô thỳ mới biết cô bị điều đi vào trường N.T.T- một ngôi trường thuộc loại khá giỏi! Chắc ngày hôm đó là ngày hạnh phúc nhất của chúng con! Cô còn hứa là ngày 20/11 cô sẽ về trường để thăm tụi con! Chúng con rất mừng khi cô nói như thế! 

Nhưng cuộc vui nào cũng có khi tàn, chúng con ôm cô như chưa ao giờ ôm- không muốn buông tay ra! Sợ cô đi rồi sẽ không trở lại nữa! Và lúc ấy, người khóc là cô, những giọt nước mắt yêu thương, không muốn rời xa chúng con! Giot nước mắt từ từ lăn trên má cô, nhưng con không muốn cô khóc! Các bạn đã cố gắng cười khi cô đi! Và…..cô đã đi……bong của cô từ từ mờ dần và….khuất xa tầm mắt! 

Khi kể xong mẹ em khuyên: “ Con đừng buồn nữa và cũng đừng khóc, nếu cô T. biết con buồng thì cô có vui không? Thôi, nín đi con! Cô sẽ trở lại mà! Nhưng cô đi, đâu phải là do cô muốn đâu! Nhà trường điều đi mà! Theo mẹ biết thì cô con đã dạy trường SD được 17 năm rồi! Đến lúc cô phải đi thôi! Con hãy thong cảm cho cô và hãy cố gắng học tập nha con!” Nghe lời mẹ, em không khóc nữa, nhưng hình bong của cô sẽ in mãi mãi trong tim của em và các bạn! Cô ơi….
 
11 tháng 9 2016

Mở bài:

  • Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).
  • Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

  • Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).
  • Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?
  • Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?
  • Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?
  • Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

  • Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
  • Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
16 tháng 10 2018

  Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô giáo đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh bạn ấy ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết bạn ấy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “bạn ấy trông thật khó ưa.” 

Chẳng những thế, cô giáo còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của bạn ấy và ghi chữ số 1 đỏ chói ngay phía ngoài ( lchữ số 1à hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô giáo đã nhét hồ sơ cá nhân của bạn ấy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét bạn ấy như sau: “bạn ấy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “bạn ấy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến bạn ấy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “bạn ấy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”. 

Đọc đến đây, cô giáo chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của bạn ấy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô giáo cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ. 

Hôm đó bạn ấy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô giáo đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho bạn ấy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần bạn ấy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, bạn ấy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. bạn ấy là học sinh cưng nhất của cô. 

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. bạn ấy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ bạn ấy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa.bạn ấy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó bạn ấy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. 

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô giáo.bạn ấy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô giáo sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? 

Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà bạn đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà bạn nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và thầy hiệu trưởng thì thầm vào tai cô giáo: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô giáo vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “bạn, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.” 

có gì ko được thông cảm nha

16 tháng 10 2018

Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này….. Nhưng có lẽ là không…. Một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không… rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời…….! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt!

Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình,….! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!

Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến.

Bạn tham khảo nha!

#Han Sara#