Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển. Thuộc quyền hạn nào của trẻ em? *
A. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng B. Quyền sống C. Quyền vui chơi, giải trí D. Quyền được chăm sóc sức khỏe
Câu 21. Quyền được bảo vệ trẻ em không bao gồm những quyền nào sau đây?
A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
B. Quyền được khai sinh có quốc tịch.
C. Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm.
D. Quyền được học tập dạy dỗ.
Câu 22. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình là:
A. Tôn trọng, kính yêu, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
B. Gây gổ, đánh cãi với anh/chị/em.
C. Nói dối ông bà mua đồ dùng học tập để xin tiền đi chơi.
D. Không giúp đỡ cha mẹ công việc nhà.
Câu 23. Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào?
A. Quyền được bảo mật thông tin.
B. Quyền được giáo dục.
C. Quyền được khai sinh, có quốc tịch.
D. Quyền được chăm sóc.
Câu 24. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em?
A. Gia đinh chăm sóc, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển.
B. Xây dựng tổ chức giúp đỡ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.
C. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
D. Bảo vệ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em.
Câu 25. Câu nào dưới đây thể hiện quyền trẻ em?
A. Trẻ người non dạ.
B. Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan.
C. Trẻ lên ba cả nhà học nói.
D. Trẻ non dễ uốn.
Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển. Thuộc quyền hạn nào của trẻ em?
=> quyền sống
Theo Luật trẻ em, Cấp độ nào cần được coi trọng ưu tiên? Cấp độ này bao gồm những biện pháp bảo vệ gì?
=>
Cấp độ phòng ngừa
- Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
- Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:
+ Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
+ Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;
+ Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;
+ Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.
Cấp độ hỗ trợ
- Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
- Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:
+ Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
+ Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;
+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện Điều kiện sống cho trẻ em.
Cấp độ can thiệp
- Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:
+ Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;
+ Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
+ Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.
+ Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên và định kỳ tiếp xúc với trẻ em hoặc đại diện trẻ em; tiếp nhận, chuyển và theo dõi, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức liên quan đến trẻ em. Đúng hay sai?
=>
Đáp án: Đúng
Vì có Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát thì trẻ em sẽ không làm điều gì sai trái, trái pháp luật.
umk để xem