chứng minh rằng 2 số nguyên tố>2 có hiệu là 2 thì tổng của chúng là bội của chúng là 12
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta có: p+(p+2)=2(p+1)
Vì p lẻ nên ( p + 1 ) ⋮ 2 = > 2 ( p + 1 ) ⋮ 4 (1)
Vì p, (p+1), (p+2) là 3 số tự nhiên liên tiếp nên có ít nhất một số chia hết cho 3, mà p và (p+2) nguyên tố nên ( p + 1 ) ⋮ 3 (2)
Từ (1) và (2) suy ra p + ( p + 2 ) ⋮ 12 (đpcm)
+) Trong ba số nguyên liên tiếp, có một số chia hết cho 3. Vì \(p,p+2\) là các số nguyên tố lớn hơn 3, suy ra \(p+1\) chia hết cho 3. Vậy \(p+\left(p+2\right)=2\left(p+1\right)\vdots3.\)
+) Vì \(p,p+2\) là các số nguyên tố lẻ nên chia cho 4 chỉ có thể dư là 1 hoặc 3.
Nếu \(p=4k+1\to p+2=4k+3\to p+\left(p+2\right)=2\left(p+1\right)=4\left(2k+1\right)\vdots4.\)
Nếu \(p=4k+3\to p+2=4k+5\to p+\left(p+2\right)=2\left(p+1\right)=4\left(k+2\right)\vdots4.\)
Vậy tổng \(p+\left(p+2\right)\) vừa chia hết cho \(3\) vừa chia hết cho \(4\), nên chia hết cho \(12\).
+ Ta sẽ chứng minh bằng phản chứng
- giả sử p + p + 2 không chia hết cho 12 <> p + 1 không chia hết cho 6
<> p = 6n hoạc p = 6n + 1 .... hoạc p = 6n + 4
- với p = 6n ( n >= 1) => p là hợp số mâu thuẫn
- với p = 6n + 1 ( n >= 1) => p + 2 = 6n + 3 = 3(2n + 1) là hợp số => mâu thuẫn
- ....
- với p = 6n + 4 ( n>= 0) => p cũng là hợp số
Vậy p + 1 phải chia hết cho 6 hay p + p + 2 phải chia hết cho 12
b2;
Goị hai số cần tìm là : a , b ( a> b )
Ta có :ƯCLN(a,b)=18
=>a=18m , b=18n mà ƯCLN(m,n)=1
=>a+b=18m+18n=18(m+m)=162
=> m+ n = 162:18=9
Ta có bảng sau :
m | 1 | 8 | 2 | 7 | 4 | 5 |
n | 8 | 1 | 7 | 2 | 5 | 4 |
a | 18 | 144 | 36 | 126 | 72 | 90 |
b | 144 | 18 | 126 | 36 | 90 | 72 |
b3:
Gọi hai số cần tìm là : a , b ( a >b )
Ta có : ƯCLN(a,b)=15
=> a = 15m , b = 15n mà ƯCLN(m,n)=1
=>a+b=15m-15n=15(m-n)=90
=>m+n=90:15=6
Vì : b < a < 200 nên n < m < 13
Bạn lập bảng tương tự như trên nhé nhớ ƯCLN(m,n)=1
xin lỗi tớ có việt gấp
p > 3
=> Đặt p = 3k + 1 hoặc p = 3k + 2
Khi p = 3k + 1
=> p + 2 = 3k + 3 = 3(k + 1)
=> p + 2 là hợp số (lọai)
Khi p = 3k + 2
=> p + 2 = 3k + 4 (tm)
=> p + p + 2 = 3k + 2 + 3k + 4 = 6k + 6 = 6(k + 1)
Khi k = 2t => 3k + 2 = 3.2t + 2 = 2(3t + 1)
=> 3k + 2 là họp số loại
Khi k = 2t + 1
=> 3k + 2 = 6t + 5 (tm)
3k + 4 = 6t + 7 (tm)
Khi đó p + p + 2 = 6(k + 1) = 6(2t + 1 + 1) = 6(2t + 2) = 12(t + 1) \(⋮\)12
Đặt A = p + p +2 = 2p +2 = 2(p +1)
p +2 = p -1 +3
Xét 3 số liên tiếp : p -1 , p , p +1 có 1 và chỉ 1 số chia hết cho 3
Vì p nguyên tố lớn hơn 3 nên p không chia hết cho 3. Mặt khác p -1 không chia hết cho 3, vì nếu chia hết cho 3 thì p +2 chia hết cho 3, trái với gt là p +2 là số nguyên tố >3. Vậy chỉ còn p+1 chia hết cho 3 => 2(p +1) chia hết cho 3 tức A chia hết cho 3 (*)
Ta lại có p nguyên tố >3 nên p là số lẻ => p = 2k +1 => A = 4k + 4 chia hết cho 4 (**)
mà (3,4) =1 (***)
Từ (*) , (**), (***) => A chia hết cho 12