K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2021

Tham Khảo 

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà. Thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội, nhất là đối tượng học sinh. Việc tuân thủ nguyên tắc và quy định trong giao thông của học sinh ngày nay còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh chưa có ý thức đầy đủ về vấn đề tai nạn giao thông và trách nhiệm của bản thân đối với an ninh, trật tự xã hội. Bởi thế, họ tỏ ra xem thường các quy định, thậm chí là thách thức các lực lượng điều khiển giao thông trong khi tham gia giao thông trên đường, dẫn đến những vi phạm và tai nạn đáng tiếc. Trước thực trạng đó, giáo dục và rèn luyện ý thức thực hiện an toàn giao thông cho mỗi học sinh là vô cùng cần thiết. Học sinh cần trang bị cho mình hiểu biết về vấn đề giao thông và tự biết tuân thủ các quy định an toàn khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác; đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông. Cuộc sống trở nên an toàn, xã hội văn minh là bởi mỗi con người biết tuân thủ và thực hiện nghiêm khắc các quy định chung. An toàn là bạn, tai nạn là thù. Là học sinh, nhất định phải ý thức được trách nhiệm ấy.

26 tháng 8 2021

Tham khảo nhé:

Trong số các vấn đề của xã hội thì an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn rung lên hồi chuông cảnh báo bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thực trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông được đánh giá ở ba phương diện chính, đó là tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Hiện nay, dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn đang ở mức báo động khi trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… nghiêm trọng hơn khi người tham gia giao thông còn có thái độ không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy và không chịu hợp tác. Nguyên nhân của tình trạng trên đều xuất phát chủ yếu từ ý thức tham gia giao thông của người dân, bên cạnh đó còn là những tiêu cực trong ngành giao thông khi cán bộ, cảnh sát giao thông có biểu hiện tham nhũng, vụ lợi. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần cải thiện ý thức của người dân, nâng cao trách nhiệm và tinh thần làm việc nghiêm túc của cán bộ, không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho người dân tham gia giao thông an toàn.

22 tháng 12 2016

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

23 tháng 12 2016

 

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.

Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?


Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.



Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

 

 

An toàn giao thông đang là một vấn đề hết sức nóng hiện nay. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chắc các bạn cũng đã nhìn thấy những hình ảnh về tình trạng ách tắc, lấn chiếm làn đường một cách ngang nhiên trên các tuyến đường,các con phố. Không chỉ xảy ra ở thành thị mà ở nông thôn cũng không thể thoát khỏi bởi đang trong giai đoạn cao điểm của phong trào đổi mới đất nước. Đô thi hóa ! Những cậu thanh niên choai choai cứ thản nhiên phóng đi mặc kệ cho người xung quanh muốn làm gì thì làm, gây nên nhiều mối nguy cho người dân.Chưa hết, vào giờ cao điểm, những con đường còn trở thành "Dòng sông khói" bởi lượng xe cộ tắc nghẽn không tài nào lưu thông nổi, các chú, các bác, các cô cứ việc để xe ở đó, xả khói một cách vô tội vạ ra ngoài môi trường, chả thế mà lũ trẻ ở đây thường mắc bệnh lao phổi? Vì những ý thức tồi tệ như vậy của người Việt nên đã để lại các hậu quả khó lường cho nước nhà. Tình trạng tai nan ngày một tăng cao, cứ thế, tương lai của Việt Nam sẽ chỉ là một màu đen.....Vì vậy, hãy cố gắng có ý thức một chút để cùng nhau đẩy lùi những tệ nạn trên bạn nhé.

 

21 tháng 2 2021

Bạn có thể nêu thêm câu rút gọn và câu đặc biệt của đoạn văn trên đc ko ? Sẵn tiện bạn nêu luôn tác dụng của nó luôn nha !

24 tháng 8 2021

Em tham khảo:

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà. Thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội, nhất là đối tượng học sinh. Việc tuân thủ nguyên tắc và quy định trong giao thông của học sinh ngày nay còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh chưa có ý thức đầy đủ về vấn đề tai nạn giao thông và trách nhiệm của bản thân đối với an ninh, trật tự xã hội. Bởi thế, họ tỏ ra xem thường các quy định, thậm chí là thách thức các lực lượng điều khiển giao thông trong khi tham gia giao thông trên đường, dẫn đến những vi phạm và tai nạn đáng tiếc. Trước thực trạng đó, giáo dục và rèn luyện ý thức thực hiện an toàn giao thông cho mỗi học sinh là vô cùng cần thiết. Học sinh cần trang bị cho mình hiểu biết về vấn đề giao thông và tự biết tuân thủ các quy định an toàn khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác; đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông. Cuộc sống trở nên an toàn, xã hội văn minh là bởi mỗi con người biết tuân thủ và thực hiện nghiêm khắc các quy định chung. An toàn là bạn, tai nạn là thù. Là học sinh, nhất định phải ý thức được trách nhiệm ấy.

14 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Trong số các vấn đề của xã hội thì an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn rung lên hồi chuông cảnh báo bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thực trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông được đánh giá ở ba phương diện chính, đó là tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Hiện nay, dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn đang ở mức báo động khi trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… nghiêm trọng hơn khi người tham gia giao thông còn có thái độ không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy và không chịu hợp tác. Nguyên nhân của tình trạng trên đều xuất phát chủ yếu từ ý thức tham gia giao thông của người dân, bên cạnh đó còn là những tiêu cực trong ngành giao thông khi cán bộ, cảnh sát giao thông có biểu hiện tham nhũng, vụ lợi. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần cải thiện ý thức của người dân, nâng cao trách nhiệm và tinh thần làm việc nghiêm túc của cán bộ, không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho người dân tham gia giao thông an toàn.

15 tháng 2 2021

https://hoidap247.com/cau-hoi/266818

BẠN THAM KHẢO