Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2)Văn hóa đọc là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức tăng cường khả năng tư duy cũng như hướng con người đến gần hơn với “chân-thiện-mĩ”. Vì vậy, có thể nói, quốc gia nào đẩy mạnh được văn hóa đọc, trình độ dân trí sẽ cao và tỉ lệ tội phạm sẽ thấp hơn rất nhiều. Nhật Bản, quốc gia hiếm hoi trên thế giới có số lượng sách xuất bản hằng năm tăng, là một ví dụ điển hình. Thế nhưng, giới trẻ Việt Nam ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách, để lại những hệ quả tiêu cực cho mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của toàn dân tộc. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin với sự xuất hiện của mạng xã hội, game online hay vô số các chương trình truyền hình. Vậy, giải pháp nào để phát triển văn hóa đọc ở nước ta? Thiết nghĩ, ta nên tổ chức thêm nhiều ngày hội sách, phát động phong trào đọc sách trong trường học cũng như các cơ quan, tổ chức, tận dụng công nghệ để đa dạng hóa các loại hình phục vụ, tạo thêm hứng thú cho người đọc. Tóm lại, tất cả chúng ta cần hiểu và trân trọng hơn văn hóa đọc, biến đọc sách trở thành một sở thích hàng ngày. Bởi đúng như Cựu Tổng thống Hoa Kì Barack Obama từng nói: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.”
Câu 2:
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình). Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mư gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi nguời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rang đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thong tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng laii trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không? Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thong tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.
Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước , là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước . Các bạn trẻ hãy ý thức rằng : " Tử thần không ở đâu xa , mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số " Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác .
Em tham khảo !!
Hiện nay, an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thưc trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đang diễn biến phức tạp vô cùng dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm, nhưng ý thức chấp hành luật giao thông của người dân lại phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… Phẫn nộ hơn khi có rất nhiều người tham gia giao thông không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy, không chịu hợp tác, dẫn đến ùn tắc giao thông và gây xôn xao trong dư luận. Để cải thiện tình hình trên, chúng ta cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông cho người dân, quán triệt lại tinh thần cán bộ cảnh sát giao thông, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông. Có như vậy mới đảm bảo an toàn giao thông, đẩy lùi tai nạn và góp phần phát triển đất nước giàu đẹp, văn minh.
Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay.
Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất hiều tệ nạ xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, …trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò, … và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Con người buồn, vui, nóng nảy, giận dữ bất cứ lúc nào. Khi đã nghiện ma túy thì người nghiện có nguy cơ bị các bệnh khác tấn công do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đã nghiện nặng thì con người mất dần khả năng lao động và có thể dẫn đến cái chết. Khi lên cơn nghiện họ sẽ không còn làm chủ được bản thân, mất khiểm soát, điều đó sẽ dễ dẫn đến tấn công người khác. Không chỉ vậy, người nghiện ma túy còn làm ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.
Những gia đình có người nghiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần, có khi làm cho gia đình tan vỡ. Nếu cha mẹ nghiện thì con cái sẽ không được chăm sóc, học hành đến nới đến chốn. Từ đó những người con này có thể sẽ là gánh nặng cho xã hội. Nếu con cái nghiện ngập thì cha mẹ không được sống yên ổn, mất danh dự gia đình …
Ma túy không chỉ gây tác hại đói với cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đất nước có nhiều người nghiện thì sức lao động sẽ bị giảm. Nòi giống bị suy thoái, sinh ra những đứa con tật nguyền, quái thai. Nhà nước lại phải bỏ tiền ra chăm lo. Ma túy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn, nhiều loại tội phạm khác như mại dâm, cướp đật, trộm cắp, … làm mất trật tự xã hội. Hàng năm đất nước phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để duy trì pháp luật, duy trì cuộc sống cho những người này làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như các chế độ phúc lợi khác.
Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.
Hiện nay, tệ nạn xã hội là một trong những vấ đề được mọi người quan tâm. Chúng ngày càng phổ biến kéo theo những nguy cơ nghiêm trọng đến an ninh và sự phát triển của xã hội. Không chỉ ở nước ta mà ở các quốc gia khác, tê nạn xã hội cũng đang phát triển ngày một nghiêm trọng. Bởi vậy, khi nhắc đến tệ nạn xã hội chúng ta hãy kiên quyết nói "Không" với chúng.
Vậy thế nào là tệ nạn xã hội? Tại sao ta phải nói "Không" với tệ nạn xã hội? Theo tôi được biết, tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta. Đó là mối nguy hiểm đáng lo ngại, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh của toàn quốc tế. Đặc biệt là các tệ nạn xã hội như: ma tuý, thuốc lá, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy,...
Có rất nhiều người biết rõ tác hại của những tệ nạn xã hội nêu trên nhưng vẫn sa vào chúng, chắc hẳn câu hỏi mọi người sẽ đưa ra câu hỏi "Tại sao?". Thật ra có rất nhiều lí do khiến con người sa vào các tệ nạn xã hội nhưng đa số là do vấn đề tâm lí. Suy nghĩ đầu tiên là họ muốn chứng tỏ bản thân mình là người lớn hay họ tò mò muốn tìm hiểu rõ hơn về những thứ ấy; một số khác thì thiếu tình cảm gia đình, bị thất thế về chỗ đứng trong xã hội, họ cảm thấy hụt hẫng và bắt đầu tìm cách để giải tỏa những điều đó. Lúc đầu, họ chỉ hút 1 điếu thuốc lá hay uống 1 cốc bia nhưng về sau họ sẽ cảm thấy đó là chưa đủ để rồi lao vào ma túy, cờ bạc... Khi không đủ tiền để tiếp tục cho những thứ mà họ xem là thú vui ấy, họ còn có thể trộm cắp, giết người cướp của,... nhằm thỏa mãn cho hành vi của mình và các tệ nạn xã hội liên kết nhau ngày một gia tăng. Nhưng những tác hại ấy chỉ là chúng ta nhìn thấy ở bề ngoài mà thôi, còn tác hại thật sự của nó ghê gớm hơn nhiều.
Đối với cờ bạc, con người ban đầu chỉ xem nó là một trò chơi để giải trí, giải tỏa mọi căng thẳng hay để giết thời gian khi rãnh rỗi nhưng càng về sau họ đi càng sâu lại càng không thể bỏ. Tuy chỉ là những con bài đỏ đen, may rủi nhưng nếu đã thua thì ta càng hiếu thắng muốn lấy lại những thứ mình đã mất, càng chơi lại càng thua. Nó không những khiến ta tốn đi tiền của mà cả thời gian và sức koher cũng theo đó mà ngày càng hao hụt.
Tiếp đó là thuốc lá, thứ được xem là sát thủ dấu mặt của sức khỏe con người. Sau khi học bài "Ôn dịch, thuốc lá", các bạn đã biết chất nicotin trong thành phần của thuốc làm cho các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim,... đó cũng là lí do khiến sức khỏe của người hút thuốc lá suy giảm. Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có chất oxit-cacbon, một khi vào máu sẽ bám chặt lấy các hồng cầu không cho chúng tiếp cận với oxi. Ở bệnh viên T nằm ở TP.Huế, có một bé trai chỉ 1 tháng tuổi nhưng vì hít phải quá nhiều khói thuốc lá dẫn tới viêm phế quản cấp tính, không chỉ có vậy nhiều bệnh nhân bị ho hen cũng là do hít phải khói thuốc lá mà ra. Theo các bác sĩ và các nhà khoa học phần lớn ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá và họ cũng làm thí nghiệm để ta thấy rõ điều đó. Bấy nhiêu vấn đề cũng đã thấy tác hại của thuốc lá nghiêm trọng đến nhường nào.
Ngoài thuốc lá, còn có một chất kích thích mạnh hơn nữa được gọi là ma túy. Loại chất gây nghiện này được chiết xuất từ một số loại cây trồng ở vùng núi như cần sa, anh túc, cây thuốc phiện,...hoặc chúng được tổng hợp từ những hóa chất độc hại. Ma túy có rất nhiều loại: ma túy đá, ma túy tổng hợp, hê-rô-in... với nhiều hình dạng khác nhau: dạng bột, dạng bánh, dạng viên,... Người ta thường nói nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình bởi khi sử dụng chất kích thích này con người sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng và khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn và sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ để thõa mãn họ. Họ bỏ qua danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp... để đến với ma túy.
Như các tệ nạn xã hội nêu trên, các văn hóa phầm đồi trụy cũng có tác hại không kém. Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Họ sẽ nhớ đến các tình tiến gây án mạng, cưỡng hiếp,... trong các tác phẩm mà họ đã tiếp xúc và thử làm theo những điều đó. Dần dần họ sẽ mất đi tính cách thật của bản thân, rơi vào một tính cách khác mang xu hướng bạo lực hay còn được gọi là người rối đa loạn nhân cách, gây mất an ninh và trật tự xã hội.
Trên đây là một số tệ nạn mà chúng ta thường gặp, chúng có tác hại to lớn như thế nên các bạn hãy tránh xa chúng. Nếu lỡ mắc phải thì phải có quyết tâm từ bỏ để bắt đầu một cuộc sống mới. Hãy chăm chỉ học tập và tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của các tệ nạn xã hội để họ tránh xa những thói hư tật xấu ấy. Hãy cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.
Em tham khảo :
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đViệc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.
MB: Đưa ra vấn đề.
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.
II/ TB:
-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.
-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.
-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ
-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.
-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.
-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.
Tham khảo
Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.
Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.
Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.
Refer:
Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…
Tham khảo nha em:
Trong số các vấn đề của xã hội thì an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn rung lên hồi chuông cảnh báo bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thực trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông được đánh giá ở ba phương diện chính, đó là tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Hiện nay, dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn đang ở mức báo động khi trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… nghiêm trọng hơn khi người tham gia giao thông còn có thái độ không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy và không chịu hợp tác. Nguyên nhân của tình trạng trên đều xuất phát chủ yếu từ ý thức tham gia giao thông của người dân, bên cạnh đó còn là những tiêu cực trong ngành giao thông khi cán bộ, cảnh sát giao thông có biểu hiện tham nhũng, vụ lợi. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần cải thiện ý thức của người dân, nâng cao trách nhiệm và tinh thần làm việc nghiêm túc của cán bộ, không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho người dân tham gia giao thông an toàn.