CMR nếu p lá một số nguyên tố lớn hơn 3 thi (p-1)(p+1) chia hết cho 24
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Số nguyên tố \(p\) lớn hơn 3 có dạng \(3k+1\) hoặc \(3k+2\). Dạng nào thì \(\left(p-1\right)\left(p+1\right)\) cũng chia hết cho 3.
Số \(p\) lớn hơn bằng 5 nên có dạng \(4k+1\) hoặc \(4k+3\). Dạng nào thì trong 2 số \(p-1\) và \(p+1\) có 1 số chia hết cho 4 và số còn lại chẵn nên tích chia hết cho 8.
Vậy \(\left(p-1\right)\left(p+1\right)\) chia hết cho 24
Ta có: \(\left(m-1\right)m\left(m+1\right)⋮3\)mà (m,3)=1 nên
\(\left(m-1\right)\left(m+1\right)⋮3\)(1)
m là số nguyên tố lớn hơn 3 nên m là số lẻ , m-1, m+1 là 2 số chẵn liên tiếp. Trong 2 số chẵn liên tiếp có 1 số là bội của 4 nên tích của chúng chia hết cho 8(2)
Từ 1,2 => (m-1)(m+1) chia hết cho 2 số nguyên tố cùng nhau 3 và 8
Vậy (m-1)(m+1) chia hết cho 24
p là số nguyên tố > 3 nên p không chia hết cho 3, do đó p = 3k + 1 hoặc p = 3k + 2.
- Nếu p = 3k + 1 thì p - 1 = 3k chia hết cho 3 -> (p - 1)(p + 1) chia hết cho 3 (1)
- Nếu p = 3k - 1 thì p + 1 = 3k chia hết cho 3 -> (p - 1)(p + 1) chia hết cho 3 (2)
Từ (1) và (2) => (p-1)(p+1) luôn chia hết cho 3 (3)
Mặt khác, p là số nguyên tố > 3 nên p là số lẻ -> p = 2h + 1 -> (p - 1)(p + 1) = (2h + 1 - 1)(2h + 1 + 1) = 2h(2h + 2) = 4h(h +1)
h(h + 1) là tích của 2 số tự nhiên liên tiếp -> h(h + 1) chia hết cho 2 -> 4h(h + 1) chia hết cho 8 -> (p - 1)(p + 1) chia hết cho 8 (4)
Ta lại có: 3 và 8 là 2 số nguyên tố cùng nhau (5)
Từ (3), (4) và (5) => (p - 1)(p + 1) chia hết cho 24. (đpcm)
Ta có:\(\left(p-1\right)\left(p+1\right)=p^2-1\)
Vì p là số nguyên tố và p>3 nên \(\left[\begin{matrix}p=3k+1\\p=3k+2\end{matrix}\right.\)
Nếu p=3k+1 \(\Rightarrow p^2\equiv1\left(mod3\right)\Rightarrow p^2-1⋮3\)
Nếu p=3k+2\(\Rightarrow p^2\equiv1\left(mod3\right)\Rightarrow p^2-1⋮3\)
Vậy \(p^2-1⋮3hay\left(p-1\right)\left(p+1\right)⋮3\left(1\right)\)
Lại có:p>3 =>p-1 và p+1 chẵn => p-1 và p+1 là 2 số chẵn liên tiếp. Mà 2 số chẵn liên tiếp thì luôn chia hết cho 8 nên\(\left(p-1\right)\left(p+1\right)⋮8\left(2\right)\)
Từ (1),(2)và (3,8)=1 nên (p-1)(p+1)\(⋮24\)