tại sao Vũ Nương chẳng thể trở về trần gian được nữa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2: Vũ Nương không trở về dương gian ở với chồng con mà chỉ có thể về trong chốc lát rồi biến mất là vì:
- Thứ nhất: nàng muốn Trương Sinh lạp đàn giỏi oan rồi mình mới trở về là vì nàng muốn phục hồi lại danh dự, danh tiết của mình, chứng thực cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy của mình.
- Thứ hai: nàng không ở lại là vì cái nghĩa với Linh Phi, người đã giúp nàng thoát chết.
- Thứ ba: hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện cho sự bất công, trọng nam khinh nữ đương thời, nơi mà ở đó - người phụ nữ rất khó để có thể có được hạnh phúc trọn vẹn.
lần 1:"chàng đi chuyến này...thiếp chẳng dám mang được ấn phong hầu"nghĩa là nàng không mong được vinh hoa áo gấm, chức tước vua ban chỉ mong chồng trở về bình yên thế là hạnh phúc rồi.đó là ước mong bình dị, đơn sơ của người phụ nữ thôn quê.Trong lời tiễn chồng nàng cũng cảm thông với nỗi gian lao của trương sinh nên nàng rất lo lắng"việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường".Lời dặn dò sao đặm nghĩa vợ tình chồng đến thế.con tim giàu tinh yêu thương chồng tha thiết.=>vũ nương là người phụ nữ đẹp người đẹp nết,yêu chồng,thương con,..là khuôn vàng thước ngọc của người phụ nữ việt nam.Và tố cáo, phê phán xã hội chế độ nam quyền trong thời phong kiến xưa.....
mình chỉ giúp được từng nớ thôi! hì hì hì hì
Vũ Nương không trở về dương gian ở với chồng con mà chỉ có thể về trong chốc lát rồi biến mất là vì:
- Thứ nhất: nàng muốn Trương Sinh lạp đàn giỏi oan rồi mình mới trở về là vì nàng muốn phục hồi lại danh dự, danh tiết của mình, chứng thực cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy của mình.
- Thứ hai: nàng không ở lại là vì cái nghĩa với Linh Phi, người đã giúp nàng thoát chết.
- Thứ ba: hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện cho sự bất công, trọng nam khinh nữ đương thời, nơi mà ở đó - người phụ nữ rất khó để có thể có được hạnh phúc trọn vẹn.
Vũ Nương không trở về dương gian ở với chồng con mà chỉ có thể về trong chốc lát rồi biến mất là vì:
- Thứ nhất: nàng muốn Trương Sinh lạp đàn giỏi oan rồi mình mới trở về là vì nàng muốn phục hồi lại danh dự, danh tiết của mình, chứng thực cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy của mình.
- Thứ hai: nàng không ở lại là vì cái nghĩa với Linh Phi, người đã giúp nàng thoát chết.
- Thứ ba: hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện cho sự bất công, trọng nam khinh nữ đương thời, nơi mà ở đó - người phụ nữ rất khó để có thể có được hạnh phúc trọn vẹn.
Nguyễn Dữ là học trò xuất sắc của Tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm sống giữa thế kỉ XVI lúc mà chế độ phong kiến nhà Lê đang bắt đầu suy yếu. Nguyễn Dữ chỉ làm quan có một năm rồi về sống ẩn dật viết sách và sáng tác văn học. Chuyện người con gái Nam Xương được rút ra trong tập Truyền kì mạn lục, là một câu chuyện được nhà văn sáng tạo trở thành một tác phẩm văn học đích thực. Qua câu chuyện ta thấy nổi lên là nhân vật Vũ Nương với số phận và phẩm chất cao đẹp. Số phận của Vũ Nương là một tấn bi kịch đầy thương tâm. Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ phong kiến mang vẻ đẹp truyền thống “công – dung – ngôn – hạnh”. Bằng sự đồng cảm sâu sắc và tấm lòng trân trọng nâng niu, Nguyễn Dữ đã dành hết tâm huyết của mình để ca ngợi Vũ Nương. Nhưng thật oái oăm, Vũ Nương được kết tinh bao nhiêu thứ đẹp thì để rồi trở nên trắng tay trong cuộc đời. Trong hoàn cảnh loạn lạc chiến tranh phong kiến, Trương Sinh phải đầu quân đi lính, nàng vất vả một mình nuôi con nhỏ chăm sóc mẹ chồng già yếu ốm đau. Cái bóng trên tường mà nàng vô tình dỗ con chính là nguyên cớ của sự sụp đổ. Ngày sum họp cũng là ngày nàng vĩnh viễn rời xa tổ ấm. Đau đớn hơn nữa kẻ đẩy nàng vào chỗ chết không ai khác chính là chồng và con mình. Chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư” mà Trương Sinh nghi vợ mình không thuỷ chồng. Tâm lý ghen tuông khiến Trương Sinh đến mù quáng, sự ích kỷ của kẻ vô học khiến Trương Sinh băm bổ phỉ bám và độc quyền không cho vợ thanh minh. Quả thực sự ghen tuông dẫn tới đa nghi đó của người đàn ông khiến cho người vợ dù có tinh khôn đến mấy thì cũng khó lòng mà lường hết được. Lẽ ra cuộc sống hạnh phúc là tin tưởng là cảm thông nhưng một kẻ tầm thường như Trương Sinh thì chỉ cần một cái cớ rất nhỏ ấy cũng có thể tưởng tượng ra sự việc vô cùng nghiêm trọng. Cứ thế mà dẫn tới tan nát cửa nhà. Tuy nhiên xét về khách quan, trong hoàn cảnh Trương Sinh trở về sau ba năm mẹ đã mất, chỗ dựa tinh thần lớn nhất là vợ và con. Chàng cứ suy diễn để rồi tưởng tượng có người thứ ba xen vào trong gia đình mình. Chàng không còn tỉnh táo để suy xét lời con nói ngay cả sự van xin của vợ cũng chẳng thèm lọt tai. Nàng không tự minh oan cho mình được nữa đành gieo mình xuống sông tự tử.
Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi nếu như không có một đêm tình cờ “Cha Đản lại đến kia kìa” Người cha thứ hai vô tình ấy chính là nguyên nhân sâu xa gây ra cái chết oan uổng của Vũ Nương. Thế là chỉ một trò đùa trong thương nhớ dẫn tới cái chết oan khiên của người vợ dung hạnh. Nàng chết sự lẻ loi cô đơn và nỗi ân hận sẽ là hình phạt dày vò Trương Sinh suốt quãng đời còn lại. Cái chết của Vũ Nương cũng là đại diện cho số phận chung của người phụ nữ phong kiến. Một con người đẹp nết đẹp người, thuỷ chung son sắt thì bị nghi oan là thất tiết. Một con người hết lòng xây dựng cho hạnh phúc gia đình đến cuối cùng phải bất hạnh lìa xa cuộc đời. Tác phẩm tố cáo đanh thép cái xã hội nam quyền độc đoán, cảnh chiến tranh phong kiến dẫn tới sự chia lìa. Người đọc cũng được cảnh tỉnh về sự nhẹ dạ vô ý dẫn tới những hậu quả thương tâm.
Dưới chế độ phong kiến người phụ nữ bị coi rẻ, mất hết quyền tự chủ nhưng bằng tấm lòng nhân đạo cao cả Nguyễn Dữ đã dành những trang viết hết sức xúc động để ca ngợi phẩm chất của Vũ Nương. Mặc dù cuộc hôn nhân với Trương Sinh là hoàn toàn gượng ép nhưng nàng luôn sống yên phận hết lòng, vun đắp cho hạnh phúc nhà chồng. Biết chồng đa nghi và hay ghen lúc nào nàng cũng sống “khuôn phép” để vợ chồng khỏi “thất hoà”. Nàng thuỷ chung son sắt đợi chờ chồng trong những năm tháng chồng phải đi trận mạc: “Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Khi bị chồng nghi oan nàng cố gắng dãi bày và níu kéo khi hôn nhân có nguy cơ đổ vỡ. Chuyện mẹ chồng nàng dâu trong xã hội phong kiến thường là chuyện đố kị nhất trong gia đình. Nhưng với Vũ Nương nàng là người con dâu hiếu thảo: “Chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ đẻ mình”, chạy chữa thuốc thang khi mẹ chồng ốm khiến cho mẹ chồng phải nể trọng. Trước khi chết bà cụ còn cầu nguyện “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Khi mẹ chồng mất một mình nàng lo ma chay rất chu đáo, được mọi người kính nể. Vũ Nương còn là người mẹ tận tụy đảm đang hết lòng yêu thương con. Một mình một bóng nuôi con Vũ Nương vừa là người mẹ dịu hiền vừa làm thay bổn phận người cha để làm chỗ dựa tinh thần cho con trẻ. Về với thuỷ cung, một thế giới lung linh huyền ảo, Vũ Nương được hồi sinh đúng như lời nguyện trước khi chết. Nàng vẫn mong muốn trở về với quê hương gia đình. Nhưng ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Tác giả thêu dệt bức tranh dưới thuỷ cung nhằm hoàn thiện nhân cách Vũ Nương: con người ấy ngay cả khi chết vẫn muốn được trở về với quê hương. Bằng tài năng sáng tạo và tấm lòng nhân đạo cao cả. Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương điển hình cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ là những con người có phẩm chất truyền thống tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều nỗi oan trái cay nghiệt cái xã hội mà ta nói đến là:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
mik k chắc nó đúng đâu!
- Vũ Nương nói sẽ trở về khi Trương Sinh lập đàn giải oan vì nàng khát khao được phục hồi danh dự, mong được chồng chiêu tuyết cho nỗi oan khuất của mình…
- Nhưng cuối cùng lại không trở về, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi : “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”, mà điều chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải, nhưng hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được nữa. Sự dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với cái xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc.
Việc nhân vật chính trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xươngcủa Nguyễn Dữ - nàng Vũ Nương - không trở lại nhân gian nữa sau khi trầm mình xuống sông vì nỗi oan không gì tháo gỡ được là một chi tiết đầy ý nghĩa. Trước hết, điều đó khẳng định nhân cách tốt đẹp, lòng tự trọng của Vũ Nương. Nàng dù vẫn còn lưu luyến và khao khát hạnh phúc trần gian nhưng nàng thà lìa bỏ những khao khát của mình chứ không trở lại nơi đã ruồng rẫy nàng một cách cay nghiệt. Sự việc này đồng thời là một lời nhắc nhở nghiêm khắc thói đa nghi ghen tuông hồ đồ của. Trương Sinh. Chính Trương Sinh đã vội vã kết tội đẩy Vũ Nương đến cái chết thì nay, dù chàng có ăn năn hối lỗi thế nào Vũ Nương cũng không quay lại. Điều đó cảnh tỉnh người đọc rằng: hạnh phúc đã mất đi thì không bao giờ lấy lại được, bởi vậy mỗi chúng ta cần biết nâng niu trân trọng những hạnh phúc của đời mình. Mặt khác, đây cũng là một chi tiết mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó tố cáo xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng: đó là nơi không có chỗ dung thân cho những tâm hồn đẹp đẽ, cao thượng như Vũ Nương.
thanks