K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2018

Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh

Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
15 tháng 8 2018

a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.

b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:

- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.

- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)

- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.

c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:

- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.

- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.

=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

1. Chuyện người con gái Nam Xương có các chi tiết kì ảo sau:

- Phan Lang nằm mộng thả rùa xanh và cứu được Linh Phi - con vua Thủy Tề.

- Phan Lang được Linh Phi trả ơn bằng cách cứu sống khỏi vụ đắm tàu và mời xuống chơi dưới Thủy cung. Nhờ đó mà Phan Lang có dịp gặp lại Vũ Nương - Người cùng làng. Vũ Nương kể chuyện và gửi chiếc hoa vàng và bảo Trương lập đàn tràng giải oan.

- Vũ Nương hiện về giữa cờ hoa võng lọng. Có đến 50 chiếc xe cùng đoàn tùy tùng hiện lên giữa mặt sông. Nhưng Vũ Nương chỉ đứng giữa dòng mà nói vọng vào, tạ từ chàng Trương và không trở về nữa.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Thể hiện đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, đó là việc sử dụng các yếu tố ma mị, kì ảo.

- Làm nổi bật phẩm chất của Vũ Nương: chứng minh nàng trong sạch, dù bị chồng nghi oan nhưng vẫn trở về tạ từ: "Cảm tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa".

- Thể hiện bi kịch của nhân vật Vũ Nương: người con gái tư dung tốt đẹp như Vũ Nương nhưng phải chịu cuộc đời oan khuất. Dù được trở về nhưng chỉ xuất hiện trong chốc lát, mãi không thể có cuộc sống hạnh phúc ngay ở cõi trần. Đó là bởi nếu Vũ Nương có trở về sống thì những người độc đoán hồ đồ như Vũ Nương vẫn còn, xã hội phong kiến hà khắc vẫn còn tồn tại đó thì Vũ Nương có trở về cũng chẳng thể hạnh phúc. => chi tiết kì ảo không vì thế mà làm giảm bớt tính bi kịch cho câu chuyện.

- Thể hiện tài năng và tâm huyết của người cầm bút: Nguyễn Dữ rất trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy ông muốn nhân vật của mình, dù bị nghi oan thì sẽ được giải oan, ngay ở cõi này. 

3 tháng 10 2021

1. Chuyện người con gái Nam Xương có các chi tiết kì ảo sau:

- Phan Lang nằm mộng thả rùa xanh và cứu được Linh Phi - con vua Thủy Tề-vợ vua biển nam hải.

- Phan Lang được Linh Phi trả ơn bằng cách cứu sống khỏi vụ đắm tàu và mời xuống chơi dưới Thủy cung. Nhờ đó mà Phan Lang có dịp gặp lại Vũ Nương

- Người cùng làng. Vũ Nương kể chuyện và gửi chiếc hoa vàng và bảo Trương lập đàn tràng giải oan.

- Vũ Nương hiện về giữa cờ hoa võng lọng. Có đến 50 chiếc xe cùng đoàn tùy tùng hiện lên giữa mặt sông. Nhưng Vũ Nương chỉ đứng giữa dòng mà nói vọng vào, tạ từ chàng Trương và không trở về nữa.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Thể hiện đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, đó là việc sử dụng các yếu tố ma mị, kì ảo.

- Làm nổi bật phẩm chất của Vũ Nương: chứng minh nàng trong sạch, dù bị chồng nghi oan nhưng vẫn trở về tạ từ: "Cảm tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa".

- Thể hiện bi kịch của nhân vật Vũ Nương: người con gái tư dung tốt đẹp như Vũ Nương nhưng phải chịu cuộc đời oan khuất. Dù được trở về nhưng chỉ xuất hiện trong chốc lát, mãi không thể có cuộc sống hạnh phúc ngay ở cõi trần. Đó là bởi nếu Vũ Nương có trở về sống thì những người độc đoán hồ đồ như Vũ Nương vẫn còn, xã hội phong kiến hà khắc vẫn còn tồn tại đó thì Vũ Nương có trở về cũng chẳng thể hạnh phúc.

=> chi tiết kì ảo không vì thế mà làm giảm bớt tính bi kịch cho câu chuyện.

- Thể hiện tài năng và tâm huyết của người cầm bút: Nguyễn Dữ rất trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy ông muốn nhân vật của mình, dù bị nghi oan thì sẽ được giải oan, ngay ở cõi này.

1.Đáp án nào không thể hiện vai trò ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo? *A. Cách kết thúc này làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì. Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.B. Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện. Thể hiện về ước mơ, về lẽ công bằng ở cõi đời...
Đọc tiếp

1.Đáp án nào không thể hiện vai trò ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo? *

A. Cách kết thúc này làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì. Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

B. Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện. Thể hiện về ước mơ, về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

C. Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả.

D. Làm cho câu chuyện trở nên chân thực, tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công.

E. Cả A, B, C đều đúng

2.Chủ đề của văn bản ”Hoàng Lê nhất chí” hồi thứ mười bốn. *

A. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

B. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, hành động mạnh mẽ quyết đoán, tài thao lược hơn người, tầm nhìn xa trông rộng, anh hùng lẫm liệt trong trận chiến.

C. Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

D. Tất cả đều sai.

3.Những hình ảnh sóng đôi trong câu văn sau nói lên điều gì?“Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tiết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa” *

A. Sự đổ vỡ, chia lìa.

B. Sự thất vọng của Vũ Nương khi bị chồng hắt hủi, tình nghĩa vợ chồng từ đây tan vỡ.

C. Làm câu văn nhịp nhàng như tiếng lòng thổn thức của Vũ Nương nàng đau buồn từ đây vợ chồng mãi phải chia lìa.

D. Đáp án A, B đúng

E. Tất cả các đáp án: A, B, C đều đúng.

4.Tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung được thể hiện như thế nào?

A. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có tính sẵn".

B. Chưa đánh đã chắc thắng.

C. Chưa thắng giặc nhưng đã có quyết sách ngoại giao trong mười năm sau khi hòa bình

D. Công bằng trong xét xử bề tôi.

E. Đáp án A. D đúng

G. Đáp án A, B, C đúng.

5.Truyện Kiều và “Chuyện người con gái Nam Xương” đều có chung cách miêu tả nhân vật đặc sắc *

1 điểm

A. Thủ pháp ước lệ tượng trưng, gợi nhiều hơn tả

B. Những câu văn biền ngẫu đặc sắc

C. Độc thoại nội tâm, diễn tả tinh tế tâm lí nhân vật.

D. Thủ pháp ước lệ tượng trưng và độc thoại nội tâm, diễn tả tinh tế tâm lí nhân vật.

E. Tất cả các đáp án đều đúng.

0
1 tháng 9 2019

a. Những chi tiết kì ảo:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.

- Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.

b. Ý nghĩa

- Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú.

- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.

- Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.