m.n giúp mk vs...........
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mk không giỏi viết văn thuyết minh , với hoc24 đang kỳ thị mấy bn copy á nên bn có thể xem trên trên google nha , trên đó nếu tìm kiếm thì có rất nhiều . Bạn tham khảo nhé đây là dàn ý
1) Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:
2) Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý
Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản là có,chắc bạn chép trong đấy nhể???
Tham khảo
Bậc thầy của truyện ngắn thế giới Raymond Carver đã có câu nói rất hay rằng: “Tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Điều đó không sai bởi nền văn học Việt Nam phát triển thì không thể không công nhận những đóng góp tuyệt diệu của thể loại truyện ngắn, nó dung dị nhưng luôn mang đến cho người đọc những cái nhìn sâu sắc, chân thực nhất về mọi khía cạnh của cuộc sống.
Văn học là một thế giới không bao giờ đóng trong một khuôn khổ mà nó luôn mở ra với muôn hình vạn trạng, đa dạng từ ngôn từ, hình ảnh đến cốt truyện, tinh tế trong cách chọn các biện pháp tu từ, nghệ thuật câu đưa người đọc đi từ cảm nhận này đến những bất ngờ, nút thắt khác. Nếu xem văn học là một nghệ thuật thì các nhà văn chính là những người nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm, sáng tạo những điều nhân văn, đặc trưng có phong cách, sở trường riêng biệt làm nên một bức tranh văn học vĩ đại của Việt Nam. Trong những thể loại như tiểu thuyết, truyền thuyết, thơ,… thì truyện ngắn được xem là một cây đại thụ lớn phát triển từ lâu, ghi đậm dấu ấn theo năm tháng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng”, “Gió đầu mùa – Thạch Lam”, “Tắt đèn – Ngô Tất Tố”… Có thể thấy các nhà văn thể hiện rất thành công những tác phẩm truyện ngắn nói riêng cũng như những tác phẩm văn học với nhiều thể loại khác, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc và thời đại. Trong cái riêng biệt của phong cách nhà văn người ta tìm thấy diện mạo của tâm hồn đẹp, tính cách đặc trưng của một dân tộc, đó là điều khiến Tô Hoài có câu: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Ở truyện ngắn chính là thể loại thể hiện rõ nhất những điều này, từng câu văn, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết của mỗi tác phẩm truyện sẽ mang hơi thở của thời đại, dấu chân của nhà văn. Một thể loại văn học gắn liền cùng cuộc sống con người rất chân thực, dễ hiểu, súc tích nhưng vô cùng cuốn hút là nhận xét dành cho truyện ngắn. Trải qua nhiều thăng trầm thì đến nay truyện ngắn đã có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nên văn học, nó đã khẳng định với không ít những tác phẩm để đời, bất tử theo thời gian, có thể kể đến “Số đỏ - Vũ Trọng Phụng”, “Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu”, “Hai đứa trẻ - Thạch Lam”, “Chí Phèo – Nam Cao”…
Thể loại truyện ngắn từ lâu đã trở thành một điểm nhấn quan trọng của Văn học hiện đại Việt Nam. Thời điểm vượt trội, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn là vào thế kỉ XX, nó phát triển bền bỉ, ngày càng chất lượng hơn gắn cùng sự đóng góp của những tên tuổi, đó là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài… Trong thời kì chiến tranh, truyện ngắn có sự chậm lại nhưng không vì thế mà nó ngừng hẳn, nó chảy chậm mà chắc với những tác phẩm tái hiện một cách chân thực nhất từ đời sống, chế độ cùng con người vào thời kì đó. Chúng ta làm sao quên được Chị Dậu hiện lên là người phụ nữ điển hình chất phác, cần cù cùng sự phơi bày một chế độ bọn cường hào thống trị trước Cách Mạng đó là sự tham lam, bản chất tàn bạo của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khi hòa bình lặp lại trên nước nhà thì có thể nói là giai đoạn truyện ngắn vượt lên, tỏ rõ mình trong nền văn học với không ít những tác phẩm thành công mang đậm giá trị nhân văn từ câu chuyện đời sống con người.
Nền văn học có phát triển cùng nhiều thể loại thơ, tiểu thuyết hiện đại thì truyện ngắn vẫn mãi có một chỗ đứng vững chắc, bền bỉ theo năm tháng. Những tác phẩm kiệt tác trường tồn mãi, là những lát cắt chân thực từ đời sống, xã hội Việt Nam sẽ là những áng văn bất hủ đi cùng tên tuổi của nhà văn. Thể loại văn học truyện ngắn sẽ mãi là nơi để những nhà văn có thể khai thác, chọn để viết và người đọc đón nhận bằng cả trái tim.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống,thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.
Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cơ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế, vừa qua chúng ta có tổ chức chương trình Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam chị Diệu Ngọc đăng quang Hoa hậu áo dài Việt Nam, chị sẽ mang những kiến thức mình có, sự thông minh và chiếc áo dài duyên dáng để đại diện cho Việt Nam thi hoa hậu thế giới, tự hào biết bao khi nhìn thấy trang phục truyền thống của Việt Nam được mặc trong những cuộc thi lớn đến vậy, ngoài chị Diệu Ngọc thì trong ngôi nhà chung của Hoa Khôi Áo Dài nhìn các chị trông ai cũng thật đẹp và duyên dáng trong tà áo dài truyền thống đầy màu sắc.
Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.
Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy pháy huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.
Chọn: thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Mở bài: Giới thiệu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt
Thân bài:
- Nguồn gốc:
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt ra đời vào thời nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Mỗi bài thơ gồm 4 câu, 7 chữ (số dòng số chữ không được thêm bớt)
+ Luật thơ: có bài thơ gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc nhưng chủ yếu là gieo vần bằng.
+ Cách đối: đối hai câu thơ đầu hoặc đối hai câu thơ cuối, hoặc không có đối.
+ Cách hiệp vần: chữ cuối của câu 1 bắt vần với chữ cuối của câu 2 và 4.
- Bố cục thơ:
+ 4 câu tương ứng với 4 phần khai, thừa, chuyển, chuyển hợp
+ Nội dung 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình
- Nhận xét ưu điểm: Có sự kết hợp hài hòa cân đối nhạc điệu. Thích hợp để viết về chủ đề thiên nhiên, tình yêu đất nước.
+ Khuyết điểm: Niêm luật và thi pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt, đa dạng nhưng không dễ làm, số câu chữ không được thêm bớt tùy tiện.
Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đối với nền thơ ca nói chung.
tham khảo:
Thời học sinh mỗi chúng đi đều gắn liền với rất nhiều loại đồ dùng học tập. Trong đồ dùng đều đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, ví như thước để giúp ta vẽ hình, kẻ đường thẳng sao cho ngay ngắn sạch đẹp, vở giúp chúng ta lưu lại kiến thức, sách là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, cặp sách đóng vai trò là người bảo vệ, chứa đựng tất cả những đồ dùng học tập. Và tôi muốn nhắc đến cây bút viết, vật không thể thiếu trong giảng đường, và sau sau này khi lớn lên thì bút vẫn luôn xuất hiện trong cuộc sống của ta mọi lúc. Ngày xưa người ta dùng bút máy, bút chì nhiều, đến hôm nay bút bi lại là loại được yêu thích hơn cả vì tính tiện lợi.
Bút đã ra đời từ rất lâu trước đây, tuy nhiên bút bi mới chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, do John J. Loud tạo ra, với cấu tạo đơn giản bao gồm một hòn bi được cố định bởi khung thép, có thể chuyển động tròn dùng để đánh dấu trên các bề mặt khô nhám, sần sùi như gỗ, da,…Tuy nhiên đáng tiếc vì loại bút này không được thương mại hóa, thế nên nó dần bị người ta lãng quên. Mãi đến những năm 1930, thì loại bút này mới được tiếp tục tạo ra bởi László Bíró một cộng tác viên của 1 tạp chí nhỏ. Nguyên nhân là bởi ông rất phiền não với việc bút máy liên tục làm bẩn giấy và tay, đồng thời dễ hỏng, điều đó thôi thúc ông sáng tạo ra một loại bút mới bao gồm 1 hòn bi gắn vào đầu một ống mực tròn, khi viết liên giấy hòn bi chuyển động kéo theo mực trong ống ra, tạo thành nét chữ nhanh khô và đẹp, lại bền và tiện dụng. Phát hiện được tiềm năng của loại bút này László Bíró đã hợp tác với người anh trai học chuyên ngành hóa học là George để tạo ra loại bút với nguyên lý làm việc như trên và tiến hành thương mại hóa nó.
Bút bi có hai loại chính là loại có thể nạp mực và loại không nạp mực, trong đó loại không nạp mực được sử dụng vô cùng phổ biến, bởi sự tiện dụng, sạch sẽ và khá rẻ, người ta có thể dễ dàng mua nó ở mọi nơi. Cấu tạo của bút khá đơn giản bao gồm một ống mực bằng nhựa dẻo, một ngòi bằng kim loại không gỉ, trên ngòi này người ta gắn một viên bi bằng thép có kích thước tí hon, có thể dễ dàng lăn tròn 360 độ trong ngòi bút đảm bảo mực thoát ra đều và không bị lem. Về phần mực bút, có hai kiểu mực chính là mực nước và mực dầu. Đối với mực nước, khi viết lượng mực thoát ra nhiều hơn, nét chữ đằm thắm và ổn định, nên thường đẹp hơn, tuy nhiên loại mực này đọng lại trên giấy lâu, nét chữ lâu khô dễ gây nhòe, bẩn khi viết. Đối với loại mực dầu, thì lượng mực thoát ra khá ít, mau khô, nhưng màu sắc không được tươi, và do dầu gây trơn ngòi nên viết loại bút này nét chữ hay run, không được đẹp lắm. So sánh thì bút bi mực nước thường dùng để cho học sinh tiểu học luyện chữ, cnf bút mực dầu thường dùng cho học sinh trung học, người lớn vì cần viết nhanh, và viết nhiều. Không chỉ vậy bút mực dầu còn là loại bút khá tiết kiệm mực, giá lại rẻ, đông thời khá bền, thế nên được ưa chuộng hơn. Thông thường người ta dùng bút đến khi hết mực rồi bỏ, nhưng đối với bút mực nước ra có thể mua riêng ruột bút để thay thế cho tiết kiệm. Đối với phần vỏ bút, là một ống rỗng làm bằng nhựa hoặc kim loại, bên trên có in họa tiết, tên, logo của đơn vị sản xuất và các thông số kỹ thuật như cỡ ngòi, loại mực,… Đóng vai trò bảo vệ ruột bút đồng thời cung cấp cho tay người viết một tư thế cầm thuận tiện, vừa phải. Về thiết kế sẽ có kiểu bút dùng lò xo để đẩy ngòi ra khi viết, loại này có một bộ phận đẩy bằng nhựa hoặc kim loại đặt phía đầu bút. Kiểu thiết kế này phù hợp với những người hay quên, không cẩn thận, như vậy phần vỏ bút sẽ đóng vai trò làm bộ phận bảo vệ ngòi luôn, trên vỏ bút cũng gắn thêm bộ phận cài. Ngược lại, có kiểu bút bi dùng nắp để bảo vệ, trên nắp có gắn đầu cài, để cài bút vào sách vở hoặc túi áo, tránh thất lạc, nhược điểm là lỡ làm mất nắp bút thì khả năng cao là bút sẽ bị hỏng khi vô tình làm rơi.
Về công dụng, thì quá rõ ràng bút là vật dụng học tập, làm việc vô cùng quan trọng, thậm chí được coi là một vật phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Nó kết hợp với vở để giúp con người lưu lại những kiến thức, những dữ liệu cần ghi nhớ. Bút cũng là một loại quà tặng khá thông dụng, được nhiều người ưa thích, bởi nó có ý nghĩa chúc người nhận được thành công, học hành tấn tới, đặc biệt là đối với người kinh doanh hoặc làm những công việc liên quan đến văn thư, văn hóa, hành chính thì lại càng là thứ quà tặng thích hợp.
Như vậy có thể thấy bút dẫu rằng có cấu tạo đơn giản, thế nhưng nó lại đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, chắp cánh cho con đường học tập, làm việc của nhiều đối tượng. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng và sử dụng bút một cách có hiệu quả, không nên lãng phí.
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được
các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là
thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở
thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc,
đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó
phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ,
tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là
câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu
bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối
thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối
tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết
giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ
hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta
nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.
Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
___________B ___T_____ B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
__________T ___B ____T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
____________T____ B________ T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
_____________B ___T _____B
.................................................. .......
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
__________T_____ B _________T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
____________B _________T ________B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
_________B ________T __________B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
___________T _________B __________T
.................................................. ...........
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của
thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc
chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam
như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử
dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng
đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường
luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của
nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của
người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một
giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.
1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
- Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng.
2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
- Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng.
BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ:
- Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề.
- Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực).
- Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận.
- Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết.
Sau đây là bảng luật thơ:
1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6)
T - T - B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4)
T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6)
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
Bài thơ thí dụ làm mẫu để minh họa:
1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
TRUNG THU
Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm
Tháng tám chờ trông đến bữa rằm
Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng
Cha làm trống ếch đánh quanh năm
Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh
Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm
Chiếc lá chao mình trong gió sớm
Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm
Thứ Lang
2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY
Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều
Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu
Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc
Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều
Gió Sở không vơi niềm tịch mịch
Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu
Xa xôi cách trở Kim lang hỡi
Có thấu lòng em tủi hận nhiều
Thứ Lang
-----o0o-----
Ghi chú thêm:
LUẬT BẤT LUẬN TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Người làm Thơ Đường Luật phải tuân theo những luật lệ bắt buộc rất gắt gao nghiêm ngặt. Mà đã là luật rồi thì không thể sai phạm, có như thế bài thơ mới chính thống. Nếu không sẽ bị lai căng thành ra một loại thơ tạp giống như thơ "tự do" ngày nay (nhái theo thơ Cổ phong ngày xưa).
Trong những luật lệ bắt buộc nói trên, có luật bằng trắc là cách sắp xếp âm điệu của bài thơ để nghe cho suông sẻ, êm tai, du dương, trầm bổng. Nếu không tuân theo luật nầy thì bài thơ đọc lên nghe rất chỏi tai, trắc trở, không hay. Tuy nhiên, để cho bớt gò bó trong việc tìm từ, kẹt ý ... thí dụ như gặp phải những từ kép hay những danh từ riêng chỉ nhân danh, địa danh, điển tích ... chúng ta không thể nào sửa đổi dấu giọng (bằng trắc) được. Do đó người xưa đã đặt ra Luật Bất Luận để "cởi trói" bớt cho người làm thơ. Theo bảng luật bất luận nầy thì:
- Các tiếng ở vị trí thứ 2-4-5-6-7 của mỗi câu bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc (chính luật) mà bảng luật đã ấn định.
- Các tiếng ở vị trí thứ 1 & 3 của mỗi câu không nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc mà bảng luật đã định. Tuy nhiên nên chú ý rằng mặc dù đã có luật bất luận nhưng tiếng nào theo luật định là trắc mà chúng ta làm bằng thì được, trái lại tiếng nào theo luật định là bằng mà chúng ta làm trắc thì không nên, đôi khi phạm phải lỗi "Khổ Độc" nữa. Vạn bất dắc dĩ, không tìm được tiếng nào hay hơn để thay thế thì chúng ta cũng có thể giữ y mà vẫn có thể chấp nhận được. Khi làm thơ càng cố gắng giữ đúng luật (chính luật) thì bài thơ càng hay về âm điệu. Bài thơ được đánh giá hay hay dở phần lớn là căn cứ vào các luật thơ, vì Thơ Đường Luật là Thơ Luật nghĩa là thơ phải làm theo luật. Bài thơ Đường Luật nếu bị sai luật dù cho nội dung, ý tứ, từ ngữ có hay cách mấy đi nữa thì cũng bỏ đi, không được chấp nhận.
Sau đây là Bảng Luật Bất Luận:
BẢNG LUẬT BẤT LUẬN THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT
1. LUẬT TRẮC:
t - T - b - B - T - T - B
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B
2. LUẬT BẰNG:
b - B - t - T - T - B - B
t - T - b - B - T - T - B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T- B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
Ghi chú: chữ b-t là không cần giữ đúng luật, chữ B-T là bắt buộc phải giữ đúng luật.
Ngoài ra Thơ Đường Luật là loại thơ "Độc Vận", nghĩa là chỉ gieo một âm vần duy nhất xuyên suốt cả bài thơ, không nên chen lẫn vào dù chỉ một âm vần khác, hay dở là ở chỗ nầy. Tóm lại Thơ Đường Luật nên gieo vần theo Chính Vận mà không nên dùng Thông Vận, vì toàn bài thơ chỉ có 5 vần thôi, đâu đến đổi khó tìm. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng, người làm thơ vẫn có thể được phép dùng thông vận, nhưng càng ít càng tốt.