K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo 

Bậc thầy của truyện ngắn thế giới Raymond Carver đã có câu nói rất hay rằng: “Tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Điều đó không sai bởi nền văn học Việt Nam phát triển thì không thể không công nhận những đóng góp tuyệt diệu của thể loại truyện ngắn, nó dung dị nhưng luôn mang đến cho người đọc những cái nhìn sâu sắc, chân thực nhất về mọi khía cạnh của cuộc sống.

Văn học là một thế giới không bao giờ đóng trong một khuôn khổ mà nó luôn mở ra với muôn hình vạn trạng, đa dạng từ ngôn từ, hình ảnh đến cốt truyện, tinh tế trong cách chọn các biện pháp tu từ, nghệ thuật câu đưa người đọc đi từ cảm nhận này đến những bất ngờ, nút thắt khác. Nếu xem văn học là một nghệ thuật thì các nhà văn chính là những người nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm, sáng tạo những điều nhân văn, đặc trưng có phong cách, sở trường riêng biệt làm nên một bức tranh văn học vĩ đại của Việt Nam. Trong những thể loại như tiểu thuyết, truyền thuyết, thơ,… thì truyện ngắn được xem là một cây đại thụ lớn phát triển từ lâu, ghi đậm dấu ấn theo năm tháng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng”, “Gió đầu mùa – Thạch Lam”, “Tắt đèn – Ngô Tất Tố”… Có thể thấy các nhà văn thể hiện rất thành công những tác phẩm truyện ngắn nói riêng cũng như những tác phẩm văn học với nhiều thể loại khác, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc và thời đại. Trong cái riêng biệt của phong cách nhà văn người ta tìm thấy diện mạo của tâm hồn đẹp, tính cách đặc trưng của một dân tộc, đó là điều khiến Tô Hoài có câu: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Ở truyện ngắn chính là thể loại thể hiện rõ nhất những điều này, từng câu văn, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết của mỗi tác phẩm truyện sẽ mang hơi thở của thời đại, dấu chân của nhà văn. Một thể loại văn học gắn liền cùng cuộc sống con người rất chân thực, dễ hiểu, súc tích nhưng vô cùng cuốn hút là nhận xét dành cho truyện ngắn. Trải qua nhiều thăng trầm thì đến nay truyện ngắn đã có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nên văn học, nó đã khẳng định với không ít những tác phẩm để đời, bất tử theo thời gian, có thể kể đến “Số đỏ - Vũ Trọng Phụng”, “Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu”, “Hai đứa trẻ - Thạch Lam”, “Chí Phèo – Nam Cao”…

Thể loại truyện ngắn từ lâu đã trở thành một điểm nhấn quan trọng của Văn học hiện đại Việt Nam. Thời điểm vượt trội, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn là vào thế kỉ XX, nó phát triển bền bỉ, ngày càng chất lượng hơn gắn cùng sự đóng góp của những tên tuổi, đó là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài… Trong thời kì chiến tranh, truyện ngắn có sự chậm lại nhưng không vì thế mà nó ngừng hẳn, nó chảy chậm mà chắc với những tác phẩm tái hiện một cách chân thực nhất từ đời sống, chế độ cùng con người vào thời kì đó. Chúng ta làm sao quên được Chị Dậu hiện lên là người phụ nữ điển hình chất phác, cần cù cùng sự phơi bày một chế độ bọn cường hào thống trị trước Cách Mạng đó là sự tham lam, bản chất tàn bạo của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khi hòa bình lặp lại trên nước nhà thì có thể nói là giai đoạn truyện ngắn vượt lên, tỏ rõ mình trong nền văn học với không ít những tác phẩm thành công mang đậm giá trị nhân văn từ câu chuyện đời sống con người.

Nền văn học có phát triển cùng nhiều thể loại thơ, tiểu thuyết hiện đại thì truyện ngắn vẫn mãi có một chỗ đứng vững chắc, bền bỉ theo năm tháng. Những tác phẩm kiệt tác trường tồn mãi, là những lát cắt chân thực từ đời sống, xã hội Việt Nam sẽ là những áng văn bất hủ đi cùng tên tuổi của nhà văn. Thể loại văn học truyện ngắn sẽ mãi là nơi để những nhà văn có thể khai thác, chọn để viết và người đọc đón nhận bằng cả trái tim.

 

6 tháng 12 2021

in đậm tàng hình ư:)))

26 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 2 2018

b)

Mỗi khi nhắc đến thế giới loài hoa, thật khó có thể quên được loài hoa hồng kiêu sa, kiều diễm - loài hoa vốn được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Đi sâu tìm hiểu về loài hoa này, chúng ta thấy có thật nhiều điều thú vị!

Hoa hồng vốn có nguồn gốc từ xứ sở Ba Tư xa xôi. Từ đất nước Ả-rập thần bí này, hoa hồng đến với khắp các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, có lẽ chưa có mảnh đất nào có bóng con người mà hoa hồng chưa đặt chân đến. Nhưng nổi tiếng nhất, có thể nhắc đến hoa hồng của những đất nước Bun-ga-ri. Một nhà thơ Việt nam đã từng thốt lên:

Hoa hồng Bun-ga-ri. Ôi! Loài hoa diệu kì!

Có lẽ chính vẻ đẹp và những ý nghĩa thiêng liêng của hoa hồng đã tạo nên sức hút diệu kì thu hút và chinh phục hàng triệu trái tim con người.

Hoa hồng thuộc giống thân cỏ và có rất nhiều loài. Có loài thân leo, có loài thân thẳng. Có loài không gai, có loài có gai. Tuy nhiên, phổ biếntiếp từ thân cây. Lá hoa thường có ba nhánh hình bầu dục, viền có răng cưa. Ngoài ra, trên thân cây thường có gai sắc, nhọn. Tuy nhiên, cũng có loài được lai ghép nên thân trơn nhẵn khiến người ôm hoa không sợ bị gai đâm. Nụ hoa được đặt trang trọng trên đỉnh của thân cây. Dưới nụ hoa xanh tươi còn có đài hoa nâng đỡ. Đủ ngày đủ tháng, nụ hoa bung nở hàng chục cánh hoa mềm mịn đan xếp vào nhau kiêu sa, quyến rũ. Cánh hoa hồng cũng có hình bầu dục, to hơn xu đồng tiền, cánh hoa rất mịn (“mịn như nhung”, nên có loài hoa hồng tên gọi là hồng nhung) và êm nhẹ. Đặc biệt, cánh hoa hồng thường có rất nhiều màu: màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam... Với mỗi màu lại có những sắc độ khác nhau: đỏ tươi, huyết dụ, đỏ nhung,...

Hoa có rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày. Điều dễ thấy là hoa hồng được dùng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Chúng ta trồng hoa hồng trong vườn nhà, chúng ta cắm hoa hồng trong lọ, chúng ta tặng nhau những đoá hoa hồng... Sở dĩ hoa hồng thường được trao tặng nhau một cách trang trọng như thế bởi hoa hồng có nhiều ý nghĩa. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu cháy bỏng, nồng nàn. Hoa hồng vàng thể hiện tình bạn cao quý, chân thành. Hoa hồng cam thể hiện sự thành đạt, hiển vinh... Số lượng hoa hồng trong mỗi đoá cũng mang những ý nghĩa nhất định thể hiện suy nghĩ của người tặng, đặc biệt là đối với những đoá hồng đỏ. Không chỉ dùng để làm đẹp, hoa hồng còn rất nhiều tác dụng khác. Từ cánh hoa hồng, nhiều quốc gia đã chiết xuất tinh dầu tạo nên những nền công nghiệp nước hoa khổng lồ như Bun-ga-ri, Pháp,... Cũng từ hoa hồng, dân gian ta chế ra những bài thuốc chữa nhiều bệnh thông thường: cảm, đau bụng,...

Có nhiều tác dụng như vậy nhưng hoa hồng không hề khó tính chút nào. Hoa có thể nở bốn mùa trong năm để dâng hương sắc cho cuộc đời đầy ý nghĩa này. Ở nước ta, hoa hồng đẹp nổi tiếng nhất là hoa hổng của cao nguyên Đà Lạt. Từ Đà Lạt, hoa hồng chẳng những đi khắp mọi nẻo đường đất nước mà hoa còn đến với bạn bè khắp năm châu.

Biết về hoa hồng như vậy, mỗi khi cầm bông hồng trên tay, chúng ta hãy biết trân trọng và yêu quý bông hồng bạn nhé!


4 tháng 2 2018

b)Thuyết minh về cây lúa nước

Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp nên những người nông dân nước ta có sự gắn bó sâu sắc với cây lúa.Nó là loại cây lương thực nuôi sống con người nên có vai trò quan trọng mà không một loại cây nào thay thế được dù đã nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng.Trong giai đoạn hiện nay,lúa vẫn là loài cây chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của nước ta.

Lúa có rất nhiều loại như lúa mì,lúa mạch nhưng ở nước ta chỉ trồng duy nhất là lúa gạo.Đó là loại lúa nước,họ hai lá mầm,thân thảo,thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm,mưa nhiều vì nó sống không thể thiếu nước.Loại lúa này phổ biến nhiều ở khu vực châu Á,đặc biệt là Đông Nam Á.Ngoài ra,ở nước Mĩ cũng có thể trồng được do điều kiện khí hậu thích hợp.Cây lúa nước ở Việt Nam có quá trình sinh trưởng và phát triển thông thường kéo dài 6 tháng.Một đời lúa trải qua 4 thời kì:mạ,con gái,đứng cái và chín.Thời kì mạ là lúc cây lúa mới nảy mầm từ hạt thóc đến lâu nhất là 40 ngày,sống trên ruộng tạm.Sau đó người nông dân có thể xúc hay nhổ cây mạ đem cấy xuống ruộng nước.Thời kì lúa bén rễ xuống ruộng mới,hút chất dinh dưỡng dưỡng đất,phát triển về thân và lá gọi là thời kì lúa con gái.Khi đã đạt được chiều cao cần thiết,cây lúa bắt đầu ra đòng và trổ hoa,nhờ gió thụ phấn mà kết hạt.Đó là thời kì đứng cái.Thời kì chín là thời kì hạt lúa tụ sữa đến chắc hạt và có thể thu hoạch.Suốt ba thời kì đầu,lúa đều có màu xanh,nhưng khi lúa chín,không chỉ riêng hạt,mà toàn cây lúa đều ngả sang một màu vàng óng.Vì thế,cánh đồng lúa vào mùa thu hoạch chẳng khác nào một tấm thảm vàng đẹp mắt.

Cây lúa có nhiều bộ phận và mỗi bộ phận đều có một tên gọi khác nhau.Bộ phận quan trọng nhất đó là hạt lúa,còn gọi là thóc,thực chất là quả của cây lúa.Hạt thóc có hình thoi,vỏ bên ngoài gọi là trấu,bên trong chứa tinh bộ.Hạt thóc khi sát vỏ trấu đi,chỉ còn phần tinh bột gọi là hạt gạo,đây là loại lương thực chính của cư dân trồng lúa nước.Thân cây lúa khi cắt để thu hoạch thường được người nông dân Việt Nam chia làm hai phần:phần gốc gọi là rạ và phần ngọn gọi là rơm.

Tất cả các bộ phận của cây lúa đều rất hữu ích với con người.Ngoài hạt gạo được sử dụng như nguồn lương thực chính ra thì ngay cả rơm,rạ và trấu đều có những tác dụng nhất định trong cuộc sống.Về mỗi miền quê vào vụ gặt,ta có thể nhận ra những con đường ngập rơm vàng.Rơm được phơi khô chất thành đống cao ngất ngưởng.Đây là nguồn thức ăn dự trữ cho gia sức khi mùa đông ít cỏ.Ngày xưa,người nông dân nghèo chưa có mái ngói hay nhà cao tầng mà thường sử dụng rạ để lợp mái nhà.Nhà như vậy gọi là nhà tranh.

Có thể thấy không một loại cây nào lại được sử dụng triệt để như cây lúa.Và cũng chính bởi nó có nhiều lợi ích như vậy nên lúa gắn bó sâu sắc với người nông dân Việt Nam.Con người Việt Nam không đi đâu mà rời xa cây lúa,bởi nó không chỉ nuôi sống con người bằng hạt gạo mà còn trở thành một phần không thể thiếu của hình ảnh quê hương trong tâm hồn những người con xa quê:

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

(Nguyễn Đình Thi)

Cây lúa,tự ngàn đời,đã trở thành linh hồn đất Việt như thế đấy!

16 tháng 2 2017

Mk không giỏi viết văn thuyết minh , với hoc24 đang kỳ thị mấy bn copy á nên bn có thể xem trên trên google nha , trên đó nếu tìm kiếm thì có rất nhiều . Bạn tham khảo nhé đây là dàn ý

1) Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:

  • Giới thiệu về các phần các mục của văn bản.
  • Công dụng của văn bản.
  • Cách làm.
  • Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.

2) Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý

  • Đặc điểm của thể loại:
    • Về cấu trúc.
    • Về âm thanh.
    • Về nhịp điệu.
    • Số câu, số chữ.
    • Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng.
  • Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.

16 tháng 2 2017

Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản là có,chắc bạn chép trong đấy nhể???

17 tháng 12 2016
I. Mở bài:
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được
các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là
thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở
thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc,
đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó
phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ,
tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là
câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu
bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối
thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối
tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết
giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ
hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta
nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.
Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
___________B ___T_____ B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
__________T ___B ____T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
____________T____ B________ T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
_____________B ___T _____B
.................................................. .......
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
__________T_____ B _________T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
____________B _________T ________B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
_________B ________T __________B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
___________T _________B __________T
.................................................. ...........
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của
thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc
chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam
như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử
dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng
đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường
luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của
nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của
người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một
giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.
  
17 tháng 12 2016

1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
- Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng.

2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
- Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng.

BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ:
- Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề.
- Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực).
- Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận.
- Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết.

Sau đây là bảng luật thơ:


1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6)
T - T - B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)


2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4)
T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6)
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)


Bài thơ thí dụ làm mẫu để minh họa:

1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

TRUNG THU

Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm
Tháng tám chờ trông đến bữa rằm
Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng
Cha làm trống ếch đánh quanh năm
Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh
Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm
Chiếc lá chao mình trong gió sớm
Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm

Thứ Lang


2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY

Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều
Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu
Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc
Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều
Gió Sở không vơi niềm tịch mịch
Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu
Xa xôi cách trở Kim lang hỡi
Có thấu lòng em tủi hận nhiều

Thứ Lang


-----o0o-----


Ghi chú thêm:

LUẬT BẤT LUẬN TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Người làm Thơ Đường Luật phải tuân theo những luật lệ bắt buộc rất gắt gao nghiêm ngặt. Mà đã là luật rồi thì không thể sai phạm, có như thế bài thơ mới chính thống. Nếu không sẽ bị lai căng thành ra một loại thơ tạp giống như thơ "tự do" ngày nay (nhái theo thơ Cổ phong ngày xưa).
Trong những luật lệ bắt buộc nói trên, có luật bằng trắc là cách sắp xếp âm điệu của bài thơ để nghe cho suông sẻ, êm tai, du dương, trầm bổng. Nếu không tuân theo luật nầy thì bài thơ đọc lên nghe rất chỏi tai, trắc trở, không hay. Tuy nhiên, để cho bớt gò bó trong việc tìm từ, kẹt ý ... thí dụ như gặp phải những từ kép hay những danh từ riêng chỉ nhân danh, địa danh, điển tích ... chúng ta không thể nào sửa đổi dấu giọng (bằng trắc) được. Do đó người xưa đã đặt ra Luật Bất Luận để "cởi trói" bớt cho người làm thơ. Theo bảng luật bất luận nầy thì:
- Các tiếng ở vị trí thứ 2-4-5-6-7 của mỗi câu bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc (chính luật) mà bảng luật đã ấn định.
- Các tiếng ở vị trí thứ 1 & 3 của mỗi câu không nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc mà bảng luật đã định. Tuy nhiên nên chú ý rằng mặc dù đã có luật bất luận nhưng tiếng nào theo luật định là trắc mà chúng ta làm bằng thì được, trái lại tiếng nào theo luật định là bằng mà chúng ta làm trắc thì không nên, đôi khi phạm phải lỗi "Khổ Độc" nữa. Vạn bất dắc dĩ, không tìm được tiếng nào hay hơn để thay thế thì chúng ta cũng có thể giữ y mà vẫn có thể chấp nhận được. Khi làm thơ càng cố gắng giữ đúng luật (chính luật) thì bài thơ càng hay về âm điệu. Bài thơ được đánh giá hay hay dở phần lớn là căn cứ vào các luật thơ, vì Thơ Đường Luật là Thơ Luật nghĩa là thơ phải làm theo luật. Bài thơ Đường Luật nếu bị sai luật dù cho nội dung, ý tứ, từ ngữ có hay cách mấy đi nữa thì cũng bỏ đi, không được chấp nhận.

Sau đây là Bảng Luật Bất Luận:

BẢNG LUẬT BẤT LUẬN THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT

1. LUẬT TRẮC:

t - T - b - B - T - T - B
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B


2. LUẬT BẰNG:

b - B - t - T - T - B - B
t - T - b - B - T - T - B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T- B
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B


Ghi chú: chữ b-t là không cần giữ đúng luật, chữ B-T là bắt buộc phải giữ đúng luật.

Ngoài ra Thơ Đường Luật là loại thơ "Độc Vận", nghĩa là chỉ gieo một âm vần duy nhất xuyên suốt cả bài thơ, không nên chen lẫn vào dù chỉ một âm vần khác, hay dở là ở chỗ nầy. Tóm lại Thơ Đường Luật nên gieo vần theo Chính Vận mà không nên dùng Thông Vận, vì toàn bài thơ chỉ có 5 vần thôi, đâu đến đổi khó tìm. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng, người làm thơ vẫn có thể được phép dùng thông vận, nhưng càng ít càng tốt.

24 tháng 11 2018

Chọn: thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

  Mở bài: Giới thiệu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

  Thân bài:

  - Nguồn gốc:

    + Thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

    + Thơ thất ngôn tứ tuyệt ra đời vào thời nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

  - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    + Mỗi bài thơ gồm 4 câu, 7 chữ (số dòng số chữ không được thêm bớt)

    + Luật thơ: có bài thơ gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc nhưng chủ yếu là gieo vần bằng.

    + Cách đối: đối hai câu thơ đầu hoặc đối hai câu thơ cuối, hoặc không có đối.

    + Cách hiệp vần: chữ cuối của câu 1 bắt vần với chữ cuối của câu 2 và 4.

  - Bố cục thơ:

    + 4 câu tương ứng với 4 phần khai, thừa, chuyển, chuyển hợp

    + Nội dung 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình

  - Nhận xét ưu điểm: Có sự kết hợp hài hòa cân đối nhạc điệu. Thích hợp để viết về chủ đề thiên nhiên, tình yêu đất nước.

    + Khuyết điểm: Niêm luật và thi pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt, đa dạng nhưng không dễ làm, số câu chữ không được thêm bớt tùy tiện.

  Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đối với nền thơ ca nói chung.