K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2016

2.Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.

 

29 tháng 10 2016

Câu 4: Trả lời:

Ngắn gọn, xúc tích nha!

Cuộc Duy Tân là cuộc cải cách làm cho các sĩ phu yêu nước của nhiều được cũng lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh. Lấy cải cách Duy Tân Minh Trị là gương để thực hiện tốt hơn.

13 tháng 12 2022

câu 1 

Các ngành khoa học kĩ thuật nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ như là việc chế tạo ra máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước,...

- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại (Ví dụ: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau 2 năm sống ở Hà Lan).

- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ như việc vận dụng thành công những kĩ thuật hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ 

câu 2 

- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp là cho vay lãi để thu lợi nhuận, bao gồm cả nước giàu và nghèo.

- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Anh là đầu tư trực tiếp cho thuộc địa(xây dựng nhà máy xí nghiệp...) do vốn đầu tư ít mà thu lãi nhanh. Hơn nữa còn do Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới nên đầu tư cho thuộc địa sẽ là lợi thế của Anh.

23 tháng 11 2021

TK:

1.

Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ:

- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ như là việc chế tạo ra máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước,...

- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại (Ví dụ: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau 2 năm sống ở Hà Lan).

- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ như việc vận dụng thành công những kĩ thuật hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

2.- Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến"  nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.

3.

- Khi mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ở Véc-xai) với nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bắt hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương (đại diện cho nhân dân).

- Ngày 18-3-1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) - là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.

- Ngày 26-3-1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức - đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

 

23 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ như là việc chế tạo ra máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước,...

- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại (Ví dụ: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau 2 năm sống ở Hà Lan).

- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ như việc vận dụng thành công những kĩ thuật hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

 

Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".

- Giải thích:

+ Nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.

+ Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

 

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân".
- Anh: Chủ nghĩa đế quốc thực dân, có nhiều thuộc địa, nhưng vị trí cường quốc công nghiệp đã sụt giảm

 

- Khi mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ờ Véc-xai) với nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bất hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương (đại diện cho nhân dân).
- Ngày 18 - 3 - 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) - là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời
- Ngày 26 - 3 - 1871. nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức - đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

27 tháng 9 2016

Đối nội: 

-Anh là nước cộng hòa quân chủ lập hiến

-2 đảng thay nhau cầm quyền, bênh vực quyền lợi của giai cấp tư sản.

Đối ngoại:

-Đẩy mạnh, xâm lược thuộc địa.

-Anh có diện tích thuộc địa lớn nhất thế giới. 

27 tháng 9 2018

-Về đối nội:

+ Duy trì chế độ Quân chủ lập hiến.

+ Thi hành các chính sách bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

- Về đối ngoại:

+ Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Như vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là: Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

29 tháng 2 2016

-Về kinh tế:

             Sau Chiến tranh thế thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.

Công nghiệp : khoảng nửa sau những năm 40, Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

Nông nghiệp : năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Đức, Iatlia, Nhật Bản cộng lại.

Mĩ nắm 50% tàu bè trên biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.

-Những nhân tố đưa tới sự phát triển là do :

Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên giàu có, khí hậu thuận lợi. Mĩ có nguồn nhân công dồi dào, trình độ cao.

Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.

Mĩ áp dụng những thành tựu của khoa học - kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải tiến điều hành quản lí, giảm giá thành sản phẩm.

Kinh tế Mĩ có khả năng cạnh tranh lớn và có hiệu quả .

Các chính sách và biện pháp điều tiết của chính phủ Mĩ có vai trò quan trọng, thúc đẩy sản xuất.

Tuy nhiên, nền kinh tế của Mĩ cũng bộc lộ nhiều hạn chế như không ổn định, thường xuyên suy thoái, vị thế và tốc độ tăng trưởng giảm dần, sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn.

- Về khoa học - kĩ thuật :

Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đạt được nhiều thành tựu to lớn trênh các lĩnh vực : khoa học cơ bản, chế tạo công cụ sản xuất mới, sáng chế ra những vật liệu mới, tìm kiếm nguồn năng lượng mới, cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp và công cuộc chinh phục vũ trụ.

-Về chính sách đối ngoại :

Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới. Chiến lược toàn cầu nhằm 3 mục tiêu quan trọng:

Một là, ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình dân chủ, tiến bộ thế giới.

Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

 Để thưc hiện các mục tiêu trên, Mĩ đã:

 Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.

 Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và các cuộc chiến tranh xâm lươc, tiêu biểu là cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài tới hơn 20 năm (1954-1975).

Năm 1972 Tổng thống Mĩ R. Nichxơn đi thăm Trung Quốc, rồi Liên Xô, nhằm hoà hoãn, với hai nước lớn để chống phá cách mạng các dân tộc.