Kể tên các loại vitamin tan trong nước ,vitamin tan trong chât béo.
Mong giúp đỡ mik đang cần gấp .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Refer
Một số loại vitamin có thể hòa tan trong chất béo và dầu, một số loại khác tan trong nước. Vitamin được phân loại là tan trong chất béo gồm vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K hoặc vitamin tan trong nước gồm vitamin B và vitamin C.
- Vì thực phẩm chế biến trong thời gian dài sẽ làm mất đi nhiều vitamin và khoáng chất
+ Đun nấu lâu sẽ mất nhiều vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin C, vitamin nhóm B và PP (Niacin)
+ Rán lâu sẽ mất nhiều vitamin, nhất là các vitamin tan trong chất béo như vitamin A,D,E,K
- Kể tên các loại vitamin:
+ Tan trong nước: vitamin nhóm B (B1,B2,B3,B5,B6,B7,B9,B12),vitamin C,vitamin PP (Niacin)
+ Tan trong chất béo: Vitamin A,D,E,K
-Vì làm như vậy sẽ giự được thực phẩm lâu hơn,giúp cho thực phẩm đảm bảo vệ sinh và đảm bảo giá trị dinh dưỡng của thực phẩm .
-Trong nước:B,C,PP
Trong chât béo:A,D,E,K
-Có các biện pháp sau
+Lớp vỏ cám của gạo có nhìu vitamin nhóm B ,vì thế không nên sát gạo trắng quá và không vo gạo quá kĩ khi nấu cơm .
+Tính lượng nước vừa đủ khi nấu cơm để không phải chăt sbor bớt nước cơm ,hạn chế mất vitamin B1.
.......
-Cần
+Không nên rán quá lâu
+Không rán ở nhiệt độ quá cao
+Không nên đun nấu lâu.
....
-Cần
+Sơ chế thực phẩm thật sạch
+Nấu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm thực phẩm bị biến đổi hoặc phá hủy.
+Bảo quản ở đúng nơi
+nấu xong nên ăn ngay ko dể hâm lại thức ăn nhìu lần
+Không đun ở nhiệt độ quá cao,tránh làm cháy thực phẩm,ảnh hưởng đến mùi,vị,mất chât dinh dưỡng và còn sản sinh chât độc
Ảnh minh họa chế biến thực phẩm |
Trước hết, phải bàn tới việc lựa chọn thực phẩm như thế nào, bảo quản như thế nào để đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm. Việc lựa chọn thực phẩm phải chú ý tới tính tươi, ngon (thực phẩm tươi sống), đủ thành phần dinh dưỡng (thực phẩm qua chế biến), bên cạnh đó là tính an toàn, không nhiễm hóa chất, ít chất bảo quản. Có nhiều nhóm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày, tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm có những cách lựa chọn phù hợp:
2. Bảo quản và sơ chế thực phẩm
Các thực phẩm sau khi lựa chọn, mua về, cần chú ý tới việc bảo quản , nhất là các thực phẩm chưa được chế biến ngay. Việc bảo quản các thực phẩm đã chọn phù hợp với từng nhóm thực phẩm, điều này sẽ giúp cho việc giữ - không bị mất các chất dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời đảm bảo độ tươi, ngon khi chế biến món ăn. Đối với nhóm tươi sống như rau, quả thì cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.
Một số thực phẩm khi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin như rau, quả, trứng, sữa, do đó không nên để các thực phẩm này tại ngăn đông lạnh.
Tham khảo về nhiệt độ và thời hạn cần thiết để bảo quản một số loại thực phẩm
Thực phẩm |
Nhiệt độ bảo quản (oC) |
Thời gian lưu giữ sau khi mua |
Cá |
0-3 |
3 ngày |
Cua, tôm, sò |
0-3 |
2 ngày |
Thịt các loại |
0-3 |
3-5 ngày |
Thịt xay |
0-3 |
2-3 ngày |
Thịt đã được chế biến |
0-3 |
2-3 tuần |
Gia cầm |
0-3 |
3 ngày |
Nước trái cây |
0-7 |
1-2 tuần |
Sữa tươi |
1-7 |
5-7 ngày |
Kem |
1-7 |
5-7 ngày |
Phô mai |
0-7 |
thường 1-3 tháng |
Bơ |
0-7 |
8 tuần |
Dầu, mỡ |
2-7 |
6 tháng |
Bơ thực vật (margarine) |
2-7 |
6 tháng |
Thịt để ngăn lạnh |
0-3 |
Không dùng khi quá hạn |
Thức ăn thừa |
0-3 |
3-5 ngày |
(trích từ tài liệu của Viện Quốc tế về Đồ ướp lạnh, 1986)
Việc sơ chế các thực phẩm cũng cần được lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm. Việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm thực phẩm cũng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm. Đối với nhóm rau, nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan vào trong nước. Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch, không nên gọt quá sâu phần vỏ, vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ. Đối với nhóm thịt cá tươi, cần rửa sạch dưới vòi nước, không ngâm lâu tránh thực phẩm bị trương, rữa. Nếu cần phải rã đông thực phẩm đông lạnh, nên để rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng để đảm bảo giữ lại chất dinh dưỡng. Lưu ý, tất cả các nhóm thực phẩm tươi, sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Sơ chế xong, để thời gian quá lâu cũng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, như rau quả thái nhỏ để lâu sẽ làm mất vitamin C, beta-caroten….
3. Chế biến thực phẩm
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đánh giá về khả năng giữ được các chất dinh dưỡng qua cách chế biến món ăn. Trong số các cách chế biến món ăn, thì cách ăn tươi sống hoặc hấp được cho là tốt hơn cả vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu luộc/hầm, nướng/rang, rán/chiên lại làm mất chất dinh dưỡng.
Đối với chế biến thực phẩm, có 3 qui tắc giúp thực phẩm hạn chế bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến:
Đối với mỗi loại thực phẩm, nếu biết cách lựa chọn cách chế biến phù hợp sẽ làm giảm tối thiểu lượng các chất dinh dưỡng bị hao hụt của thực phẩm và hạn chế tạo ra các chất bất lợi cho sức khỏe:
Tham khảo về yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi hàm lượng vitamin trong quá trình chế biến:
Vitamin |
Nhiệt độ |
Không khí |
Nước |
Chất béo |
Vitamin A |
x |
x |
|
x |
Vitamin D |
|
|
|
x |
Vitamin E |
x |
x |
|
x |
Vitamin C |
x |
x |
x |
|
Vitamin B1 |
x |
|
x |
|
Vitamin B2 |
|
|
x |
|
Vitamin B6 |
x |
x |
x |
|
Folate |
x |
x |
|
|
Vitamin B12 |
x |
|
x |
|
Biotin |
|
|
x |
|
Pantothenic acid |
x |
|
|
|
(trích từ tài liệu “American Dietetic Association Complete Food and Nutrition Guide”, 2012)
Tóm lại, thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh; thực phẩm không biết cách lực chọn, bảo quản, chế biến thì có thể đã bị hao hụt chất dinh dưỡng, không còn chất dinh dưỡng. Việc chọn lựa, bảo quản, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh và đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn, nhằm hỗ trợ giảm mắc các bệnh, cải thiện sức khỏe
- Các loại vitamin dễ tan trong chất béo: A, D, E, K.
-các loại vitamin dễ tan trong nước: vitamin C, vitamin nhóm B và PP.
Ý 1:
Vai trò của vitamin:
- Vitamin chia thành 2 loại:
+) Tan trong nước: Vitamin C, vitamin nhóm B (B1, B6, ...)
+) Tan trong dầu, mỡ: A, D, E, K....
- Vitamin khác nhau tham gia cấu trúc của nhiều hệ ezim khác nhau nên mỗi loại vitamin lại có vai trò khác nhau đối với cơ thể. Thiếu vitamin dẫn đến rối loạn trong hoạt động sinh lí cơ thể (nó được bổ sung chủ yêu qua thức ăn).
VD: Vitamin A (cung cấp từ bơ, trứng, thực vật có màu vàng, đỏ...) giúp mắt sáng, biểu bì bền vững....
- Không nên lạm dụng vitamin ở dạng thuốc vì có thể gây nguy hiểm.
Vai trò của muối khoáng:
- Muối khoáng thường gặp: Natri, Kali, Canxi, Sắt.....
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào:
+) Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào,
+) Tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim nhằm cho quá trình trao đổi chất và năng lượng được đảm bảo.
VD: Canxi (có nhiều trng sữa, trứng, sau xanh) là thành phần chính trong xương, răng. Nó có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ, trong quá trình đông máu, sự phân chia tế bào, trao đổi glicogen và dẫn truyền xung thần kinh.
Ý 2:
Vitamin tan trong dầu đóng vai trò cần thiết giúp bạn bảo vệ thị lực, phát triển xương, hỗ trợ đông máu, thậm chí ngăn ngừa ung thư.
Các vitamin tan trong nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là trao đổi chất giúp tạo năng lượng để cơ thể hoạt động và phát triển lành mạnh.
Tham khảp
Vitamin C và vitamin nhóm B: thiamin (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5), Vitamin B6, biotin (vitamin B7), axit folic (vitamin B9), Vitamin B12.
Cần bảo quản thực phẩm thế nào để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn ?
+ Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm là:
- Rửa tay sạch trước khi ăn
- Vệ sinh nhà bếp
- Rửa kĩ thực phẩm
- Nấu chín thực phẩm
- Đậy thức ăn cẩn thận
- Bảo quản thực phẩm chu đáo
+ Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm là:
- Không dùng thực phẩm có chất độc: cá lóc, khoai tây, mọc mầm nấm lạ... (sử dụng thịt cóc phải bỏ hết da, phủ tạng, nhất là gan và trứng).
- Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học...
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
Câu 1:
- Để kéo dài thời gian sử dụng thức ăn.
- Ngăn các vi khuẩn, côn trùng hay quá trình oxi hóa từ môi trường làm thực phẩm bị hư.
- Giữ thức ăn luôn được tươi ngon
-Những việc cần làmhạn chế mất vitamin nhóm B:
+Ko đun nấu quá lâu
+Ko nấu ở nhiệt độ quá cao
-Tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn:
+Không để chuột, gián, ruồi, nhặng,...tiếp xúc để tránh nhiễm khuẩn
+Rửa kĩ rau bằng nước sạch
+Bảo quản ở nơi thoáng, mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh nếu chưa dùng hoặc chưa dùng xong
- Trong khi chế biến, những việc cần làm để hạn chế mất các loại vitamin tan trong chất béo:
+Không ngâm thực phẩm lâu trong nước
+Không để thực phẩm khô héo
+Không đun nấu thực phẩm lâu
+Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh
+Phải biết áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm
~Chúc bạn học tốt~
Các loại Vitamin tan trong nước:
Vitamin B1 (thiamin, Aneurin)
Vitamin B2 (Riboflavin) và vitamin B6 (Pyridoxin)
Vitamin B3 (acid nicotinic, Niacin, vitamin PP)
Vitamin B5 và B8
Vitamin B5 (acid panthothenic)
Vitamin B8 (vitamin H, Biotin)
Vitamin C (acid ascorbic)
Các loại vitamin tan trong chất béo:
Vitamin A: Vitamin A1 (Retinol), Vitamin A2 (dehydro-retinol)
Vitamin D
Vitamin E
Vitamin K
Trong điều kiện có chất béo, các vitamin tan trong chất béo sẽ được hấp thu ở đường ruột. Sau khi được hấp thu phần lớn sẽ được dự trữ trong cơ thể, chủ yếu ở các mô mỡ. Chúng thải ra khỏi cơ thể qua đường mật, nhưng vì thải từ từ nên triệu chứng xuất hiện cũng tương đối chậm. Nếu uống vào với liều lượng lớn (gấp 6 - 10 lần so với chuẩn lượng cung cấp) thường dẫn đến ngộ độc.\
Vitamin B1 phổ biến rộng rãi trong thế giới thực vật. Tuy nhiên trừ một số loại đặc biệt có nhiều (men, mầm luá mì, cám gạo), các loại thực phẩm khác hàm lượng của chúng không đáng kể. Phần lớn các thiamin ở thực phẩm thực vật nằm dưới dạng thiamin tự do. Trong sản phẩm động vật thường gặp dưới dạng liên kết phosphate hay pyrophosphate như diphosphothiamin. Hạt lúa mì chứa tương đối nhiều thiamin, hàm lượng của nó phụ thuộc vào loại lúa mì và điều kiện trồng trọt, dao động từ 500 - 800 μg/100g. Đậu cũng là nguồn thiamin quan trọng. Đậu nành có 540 μg/100g, đậu xanh 720, đậu phộng 440 μg/100g. Các loại khoai củ nghèo thiamin. Thiamin còn hiện diện trong các phủ tạng động vật, đặc biệt ở gan, thận, cơ. 100g thịt bò có 100 μg, 100g gan bò có 400 μg. Thịt heo tương đối giàu thiamin, 100g thịt ba rọi chưá 530 μg. Ở cá hàm lượng này thấp hơn, ở trứng gà thì hàm lượng thiamin tập trung ở lòng đỏ trứng (300 μg/100g).