Lập dàn ý cho đề: Tả ngôi trường mới em đang học ở lớp 6
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
1. Mở bài:
Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):
Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.
- Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh
2. Thân bài:
Tả từng bộ phận của trường:
- Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân xi-măng thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tập thể dục, vui chơi hằng ngày.
- Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.
- Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.
- Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.
- Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa... và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây... Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông...
3. Kết bài:
- Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.
- Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.
Tk mh nhé bn , mơn nhìu lắm !!!
~ HOK TỐT~
Mở bài: giới thiệu khái quát về ngôi trường e đang học (tên trường, địa điểm,...)
Thân bài:
-Giới thiệu chi tiết:
+Trường đã được xây bao nhiêu năm
+Có mấy tầng, có bao nhiêu lớp học
+Bên ngoài, trường màu gì (trông như thế nào)
+Xung quang trường
+Từng lớp học
-Nêu lên cảm tình và kỉ niệm của e với ngôi trường
+Em vào trường được bao nhiêu năm
+Ngôi trường đã giúp e những gì
+Em nhớ nhất điều gì ở ngôi trường
+Em đã học được những gì
+Nêu về một số người e nhớ
Kết bfi
Con đường đã nâng cấp thành đại lộ. Mặt đường được trải nhựa phẳng phiu. Lòng đường rộng ước chừng hơn ba mươi mét. Đường dài khoảng hai ki-lô-mét. Vỉa hè dành cho người đi bộ cũng rất rộng. Trên đấy được lát gạch nung rất chắc và đẹp. Từ xa nhìn lại, vỉa hè như một tấm thảm màu đỏ sẫm. Hàng cây sấu trên vỉa hè được trồng trong những cái ô vuông vức. Hàng cây trông chóng lớn, mới ngày nào cây còn bé tí mà nay đã xoè như những chiếc ô tiếp nối trên vỉa hè, toả bóng mát xuống lề đường. Hàng cây xanh tươi đã làm cho con đường thêm đẹp.
Buổi sáng, con đường trông thật tráng lệ, đầy sức sống. Xe đạp, xe máy chạy tấp nập trên đường. Tiếng còi rộn rã kêu vang, tiếng động cơ nổ giòn giã, tiếng trò chuyện của từng tốp học sinh hối hả trên đường,... Tất cả đã làm cho con đường thêm náo nhiệt. Trên cây sấu già ven đường, những chú chim nhảy nhót chuyền cành. Tiếng chim lảnh lót vọng ra, vang cả trên bầu trời xanh trong và cao vút.
Mặt trời lên cao, bụi hồng ánh sáng tràn lan khắp không gian, bao phủ lên con đường quen thuộc. Đường thưa người hơn nhưng không kém phần tươi vui. Những ngôi nhà cao tầng ở hai bên đường nguy nga, tráng lệ. Các cửa hàng, cửa hiệu mỏ' cửa chuẩn bị đón khách. Các bà, các cô đi chợ với những quang gánh kĩu kịt trên vai. Nào hoa, quả, rau tươi tiếp nối trên đường phố. Nhìn con đường lúc ấy thật trù phú, tươi vui.
Nắng lên, con đường bóng loáng như dải lụa óng ánh dưới nắng trời. Hàng cây xanh bên vệ đường đã uống hết sương đêm, chúng vươn lên đón nắng trời để giữ lấy màu xanh. Thỉnh thoảng, những chiếc lá vàng lìa cành rơi lác đác, rơi trên vai áo người qua đường như lưu luyến. Hoa rủ xuống lề đường, hoa lắc lư trong làn gió nhẹ. Hoa như muốn nói rằng: Con đường này đẹp lắm! Những buổi chiều đi học về, em thấy dâng tràn một niềm vui, niềm hạnh phúc vì con đường thân quen của em mỗi ngày một đẹp hơn. Em nhó' từng nụ hoa, từng viên gạch hồng trên vỉa hè, nhớ từng gốc sấu già thân thiết. Nơi ấy, chúng em đã từng có những giây phút ấm nồng.
Con đường không chỉ là bạn của riêng em. Nó còn là bạn của những bác lao công. Đêm đêm, trên con đường này, dù là mùa hè hay mùa đông lạnh giá, tiếng chổi tre luôn sột soạt dưới vệ đường. Các bác đang quét rác để giữ vệ sinh cho đường phố. Nhờ những bàn tay lao động cần cù ấy mà con đường luôn sạch sẽ.
Em rất yêu con đường phố thân quen. Con đường không những đẹp mà còn là nơi đã gắn bó với em trong những ngày cắp sách đến trường. Em thầm biết ơn các bác công nhân vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con đường luôn sạch đẹp.
Mở bài: Giới thiệu ngôi nhà của em.
Sau mỗi buổi học ở trường, em thường mong bố mẹ sớm đến đón mình trở về nhà. Ngôi nhà thân thương luôn là nơi em mong được trở về.
Thân bài:
a. Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà.
• Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Ngôi nhà được làm bằng gì? Hình dáng của nó ra sao?'
• Ngôi nhà được bố mẹ em xây từ khi em học lớp Một.
• Ngôi nhà hình chữ nhật, bốn tầng, nàm ở trong một con ngõ nhỏ thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội.
• Chiều rộng của ngôi nhà chừng ba mét, chiều dài độ mười lăm mét.
b. Miêu tả đặc điểm bên trong của ngôi nhà (từ dưới lên trên).
• Mái nhà được thiết kế như thế nào? Màu vôi trần, tường, nền nhà?
• Các phòng trong nhà: Có mấy phòng? Đó là những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Các phòng gắn bó với sinh hoạt của gia đinh và bản thân em như thế nào?
- Tầng một có hai phòng: phòng khách, phòng ăn và một khoảng sân nhỏ để bố mẹ em để xe. Giữa hai phòng là chiếc cầu thang rộng gần một mét dẫn lên tầng 2.
- Trên tầng 2, bố mẹ em cũng chia thành hai phòng: phòng ngủ của bố mẹ và phòng của hai chị em. Phòng của hai chị em được bố mẹ trang trí theo sở thích của chúng em. Sơn tường màu hồng, rèm cửa cũng màu hồng.
- Lên tầng tiếp theo, bố em dành hẳn một phòng để làm thư viện - phòng đọc sách. Phía bên kia cầu thang là phòng trống. Bố mẹ đã tính để phòng đó, khi nào nhà có khách thì sẽ để khách nghỉ ngơi tại đó.
- Trên tầng bốn, bố mẹ em đặt một phòng thờ ông bà, tổ tiên, một phòng đề phơi quân áo và bố em chơi cây cảnh.
- Toàn bộ ngôi nhà, bố mẹ em dùng gạch hoa xuất khẩu để lát. Mẹ em chọn màu gạch tùy từng phòng nhưng đều có vân hoa để tránh trơn, trượt.
Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà của mình. Đối với em, đây là tổ ấm chan chứa tình yêu thương.
Sau mỗi buổi học ở trường, em thường mong bố mẹ sớm đến đón mình trở về nhà. Ngôi nhà thân thương luôn là nơi em mong được trở về.
Câu 3 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
Câu 9 :
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả.
Trường học là nơi ươm mầm cho các em học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, trường học có thầy cô truyền đạt kiến thức và những người bạn thân thiết. Đối với em ngôi trường tiểu học gắn bó với nhiều kỉ niệm, quãng thời gian tươi đẹp nhất khi cắp sách đến trường.
II. Thân bài
Miêu tả chung về ngôi trường
- Trường em nằm ở một khu đất rộng.
- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.
- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.
Miêu tả chi tiết về ngôi trường
- Khu giảng dạy
+ Gồm có 3 tầng.
+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.
+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.
+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.
- Khu thư viện
+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.
+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.
+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.
- Khu thực hành
+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.
+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....
- Khu nhà xe
+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.
+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.
+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.
- Sân trường
+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...
+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.
- Hoạt động con người
+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.
+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.
+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.
+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.
III. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em.
Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời.
Bài viết:
Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Ngôi trường này đã gán bó với em trong nhiều năm qua, đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.
Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở trung tâm phường. Từ xa, em đã nhìn thấy dãy nhà đồ sộ thấp thoáng dưới hàng cây xanh.
Tấm biển trường màu xanh đặt trên hai đầu trụ cổng chính, cổng trường rộng, hai cánh cửa bằng sắt màu xanh lam bóng loáng. Bên trong cổng trường là phòng trực của đội cờ đỏ. Phòng trực như một cái lán gỗ nhưng rất xinh xắn, mái ngói đỏ tươi, thấp thoáng dưới tán cây me đầu ngõ. Sân trường được tráng xi măng, có "đường hiệu bộ" đi vào sân và vào các dãy phòng học. Dọc theo "đường hiệu bộ" này là các khóm hoa luôn rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Ớ phía bên phải văn phòng là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước cột cờ này, trên mảnh sân này, mỗi sáng thứ hai chúng em làm lễ chào cờ.
Mỗi lần chào cờ như thế, em luôn hình dung hình ảnh của đoàn quân Việt Nam đang hùng dũng tiến bước quân hành ra mặt trận, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Bao quanh sân trường, nơi em có nhiều kí ức ấy là ba dãy nhà đứng thành hình chữ u. Dãy nhà cao nhất hướng ra cổng. Đó là dãy nhà hai tầng gồm mười sáu phòng học, tường quét vôi màu xanh nhạt, cửa lớn sơn màu xanh lam, cửa sổ là những ô cửa kính lấp loáng, sáng trong. Dãy nhà bên phải là thư viện, phòng y tế, phòng truyền thông và phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng nào cũng được trang trí mang tính thẩm mĩ và khoa học. Dãy nhà bên trái gồm tám phòng học nổi bật với tường vôi mới sơn, mái ngói đỏ tươi, cửa lớp làm bằng gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
Bên trong các trường học đều được trang trí đẹp mắt. Bảng đen bóng loáng, bàn ghế thẳng tắp thơm mùi gỗ mới. Trên tường những lẵng hoa nhiều màu sắc rực rỡ, rực rỡ như màu áo của các cô thiếu nữ. Nhìn bao quát xuống lớp học là ảnh Bác Hồ. Bác mỉm cười với chúng em. Mỗi lần nhìn ảnh Bác, em lại nhớ làu làu lời Bác dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dặn dò của Bác trong thư em luôn ghi nhớ, nó thúc giục chúng em thi đua rèn đức luyện tài". Thi đua học tập tốt để tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương.
Rồi đây, từ mái trường thân yêu này, những cánh chim non sẽ bay cao, bay xa, bay đến mọi miền của Tổ quốc. Dù có đi đâu hay về dâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc, trang bị tri thức mỗi ngày. Em yêu nơi ấy biết nhường nào!
câu 3: Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.
câu 9: 1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
- Vẻ đẹp của ngôi trường (khang trang, rộng lớn…)
- Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
- Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
- Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.
Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
- Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)
- Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
- Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
Công dụng của ngôi trường:
- Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
- Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
- Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
hok tốt/skr
Trường em là 1 ngôi trường ...... khang trang nhất của ... ..... Đây là ngôi nhà chung của chúng em.
TB:
- Địa điểm trường tọa lạc tại………….
- Hình thành: Trường được khởi công xây dựng năm ...... và khánh thành năm ......, đưa vào sử dụng từ năm học ....-....... Đây là ngôi trường khá khang trang được xây dựng theo tiêu chuẩn “chuẩn quốc gia”, tương lai trường phấn đấu trở thành Trường chất lượng cao của….
- Các phần:
Trường có tổng diện tích là ......m2, diện tích xây dựng phòng học là .........m2, còn lại là sân chơi và sân thể dục. Trường có đầy đủ các phòng chức năng: Phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng thư viện, phòng dinh dưỡng, phòng bộ môn, hội trường, phòng truyền thống và ......... phòng học. Hiện nay trường có ....... lớp trong đó khối 10 là ...... lớp, khối 11 là .... lớp, khối 12 là 1.... lớp, với tổng số học sinh là ........ em.
Trường em là trường có toàn bộ học sinh học theo chương trình thay sách của Bộ Giáo dục từ lớp 10, lớp 11, và lớp 12. Khối 10 được nhà trường quan tâm nhất tuyển những HS THCS có điểm thi từ ... điểm trở lên đào tạo .... lớp ban KHTN, .........lớp ban KHXH và ....... lớp ban KHCB. Trường có ....... GVCBCNV, trong đó có ....... GV trực tiếp đứng lớp và ....... giáo viên, cán bộ quản lí, hành chính.
- Thành tích:
Trường em đã đạt được những thành tích đáng khích lệ: Chỉ tính riêng HK I năm học ....-....... kết qủa đạt được về hạnh kiểm là 100% khá tốt không có HS đạo đức trung bình. Học lực đạt .......% giỏi, ......% khá, .....% trung bình, .......% yếu.Trường có HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và nhiều giải thưởng nhất nhì về các hoạt động phong trào của thầy trò trong trường như thể dục, văn nghệ … Trong ngôi trường này, chúng em được sự quan tâm yêu thương của thầy cô, của các bậc phụ huynh. Chúng em đang lớn dần lên theo năm tháng cả về trí tuệ,về nhận thức lẫn thể chất. Công lao to lớn đó thuộc về thầy cô, người đang hàng ngày, hàng giờ tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, chắp cách cho những ước mơ của chúng em bay cao và xa hơn để chúng em mau trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.
KL:
Ngôi trường học đã thật sự là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh chúng em. Chắc chắn những kỉ niệm dưới mái trường về bạn bè, thầy cô sẽ là những kỉ niệm đẹp làm hành trang trong suốt cuộc đời của mỗi người học sinh chúng em.
Bài tham khảo:
Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm tiền thân là Collège de Can Tho là một trong những trường được hình thành trong giai đoạn đầu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam.
Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ. Theo Kiến trúc sư Trần Kiều Định – Chủ tịch Hội kiến trúc thành phố Cần Thơ, Collège de Can Tho được xây dựng trong khuôn viên đất có diện tích 17.000m2; từ năm 1917 đến năm 1924 đã xây dựng hoàn thành 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng dài khoảng 75m, rộng 12m; một dãy hành lang có mái che và 1 nhà 2 tầng dài 24m, rộng 9m, có các sân rộng tiếp giáp với các dãy nhà. Về kiến trúc có diện mạo kiến trúc cổ, kết cấu tường chịu lực, mái ngói, sàn bằng gạch hỗn hợp, cửa sổ lá sách truyền thống nhiệt đới đẹp và chuẩn theo lối kiến trúc đặc trưng của thời kỳ nầy và nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Từ sau năm 1945 đến nay nhà trường nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp:
- Giai đoạn 1945-1975 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Trong giai đoạn nầy trường được tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm một số khu nhà 2 tầng bằng beton cốt thép với kiến trúc không có gì đặc trưng.
- Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trường có tên Phổ thông cơ sở An Cư I (1975-1983); Trường phổ thông cấp III thành phố Cần Thơ (1983- 1985), Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm (từ tháng 11 năm 1985 đến nay).
Về phương diện giáo dục, mỗi thời kỳ đều có mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giáo dục riêng. Tuy vậy, từ Collège de Can Tho đến Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đều có điểm tương đồng – đó là nơi dạy và học, nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên học sinh có trình độ học vấn góp phần bổ sung nguồn nhân lực của vùng đất Cần Thơ.
Tuy xuất phát từ mục đích ban đầu, thực dân Pháp lập ra Collège de Can Tho nhằm đào tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Song vượt lên tất cả ý đồ thâm hiểm, thủ đoạn mị dân, ngôi trường nầy lại là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long… nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám… cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, trường đã có bước chuyển mình bắt kịp yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ mới và luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ. Hơn 30 năm qua có hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục học Cao đẳng, Đại học; công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều cựu học sinh đã thành đạt, là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, và là trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học phổ thông đầu tiên của thành phố Cần Thơ.
Hơn 90 năm qua, từ Collège de Can Tho đến trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm là một dòng chảy liên tục, vượt qua thời gian với nhiều biến đổi lịch sử; thầy và trò của trường đã dày công vun trồng, bồi đắp và để lại để những dấu ấn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và của vùng đất Cần Thơ. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi dạy tốt, lòng tôn sư trọng đạo, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thâm tâm của nhiều thế hệ người Cần Thơ, ngôi trường có bề dày lịch sử gần trăm năm nầy, luôn là điều trân trọng, là niềm tự hào. Bởi vì tại ngôi trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức và rất tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ; uy tín và sức lan tỏa của ngôi trường rất lớn. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được các ngành chức năng thành phố Cần Thơ lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia” để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, cùng những truyền thống quý báu của nhà trường.
MB:
Trường em là 1 ngôi trường ...... khang trang nhất của ... ..... Đây là ngôi nhà chung của chúng em.
TB:
- Địa điểm trường tọa lạc tại
.
- Hình thành: Trường được khởi công xây dựng năm ...... và khánh thành năm ......, đưa vào sử dụng từ năm học ....-....... Đây là ngôi trường khá khang trang được xây dựng theo tiêu chuẩn chuẩn quốc gia, tương lai trường phấn đấu trở thành Trường chất lượng cao của
.
- Các phần:
Trường có tổng diện tích là ......m2, diện tích xây dựng phòng học là .........m2, còn lại là sân chơi và sân thể dục. Trường có đầy đủ các phòng chức năng: Phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng thư viện, phòng dinh dưỡng, phòng bộ môn, hội trường, phòng truyền thống và ......... phòng học. Hiện nay trường có ....... lớp trong đó khối 10 là ...... lớp, khối 11 là .... lớp, khối 12 là 1.... lớp, với tổng số học sinh là ........ em.
Trường em là trường có toàn bộ học sinh học theo chương trình thay sách của Bộ Giáo dục từ lớp 10, lớp 11, và lớp 12. Khối 10 được nhà trường quan tâm nhất tuyển những HS THCS có điểm thi từ ... điểm trở lên đào tạo .... lớp ban KHTN, .........lớp ban KHXH và ....... lớp ban KHCB. Trường có ....... GVCBCNV, trong đó có ....... GV trực tiếp đứng lớp và ....... giáo viên, cán bộ quản lí, hành chính.
- Thành tích:
Trường em đã đạt được những thành tích đáng khích lệ: Chỉ tính riêng HK I năm học ....-....... kết qủa đạt được về hạnh kiểm là 100% khá tốt không có HS đạo đức trung bình. Học lực đạt .......% giỏi, ......% khá, .....% trung bình, .......% yếu.Trường có HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và nhiều giải thưởng nhất nhì về các hoạt động phong trào của thầy trò trong trường như thể dục, văn nghệ
Trong ngôi trường này, chúng em được sự quan tâm yêu thương của thầy cô, của các bậc phụ huynh. Chúng em đang lớn dần lên theo năm tháng cả về trí tuệ,về nhận thức lẫn thể chất. Công lao to lớn đó thuộc về thầy cô, người đang hàng ngày, hàng giờ tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, chắp cách cho những ước mơ của chúng em bay cao và xa hơn để chúng em mau trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.
KB:
Ngôi trường học đã thật sự là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh chúng em. Chắc chắn những kỉ niệm dưới mái trường về bạn bè, thầy cô sẽ là những kỉ niệm đẹp làm hành trang trong suốt cuộc đời của mỗi người học sinh chúng em.
Dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường số 2
I. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.
II. Thân bài
a. Nhìn từ xa
- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.
- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.
b. Đến gần
- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.
- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.
- Tường thành xây cao chừng hai mét.
c. Vào trong
- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.
- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.
- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.
- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.
- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.
- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.
- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.
- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.
- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.
- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.
- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.
III. Kết bài
- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.
- Em rất yêu trường yêu lớp.
- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.
II. Thân bài
a. Nhìn từ xa
- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.
- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.
b. Đến gần
- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.
- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.
- Tường thành xây cao chừng hai mét.
c. Vào trong
- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.
- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.
- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.
- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.
- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.
- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.
- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.
- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.
- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.
- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.
- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.
III. Kết bài
- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.
- Em rất yêu trường yêu lớp.
- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.
1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
- Vẻ đẹp của ngôi trường (khang trang, rộng lớn…)
- Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
- Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
- Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.
Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
- Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)
- Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
- Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
Công dụng của ngôi trường:
- Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
- Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
- Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
- Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.
TL: ( tham khảo, ko k cũng được :))
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, là nơi thân thương đã cùng em đi suốt bốn năm miệt mài với sách vở con chữ. Trường học trong mắt em lúc nào cũng đẹp, nhưng em yêu hơn cả những khi được ngắm nhìn ngôi trường vào buổi sáng mùa thu trong veo với những nét đẹp man mác của sắc thu, gió dịu dàng, mây nhè nhẹ và nắng e thẹn những giọt nhỏ trên sân.
2. Thân bài:
a. Sân trường
- Sau một đêm, lá vàng đã phủ khắp sân trường. lá không khô xơ xác như trong tiết đông mà mang sắc vàng tươi của nắng, phủ lên sân những khoảng vàng rực rỡ như là nắng chiếu rọi.
- Những cây phượng, cây bàng, bằng lăng cũng đã đổi sắc, nửa vàng nửa xanh, đôi khi còn xen thêm vài chiếc lá đỏ khiến tán cây trở nên sặc sỡ nhưng cũng rất hài hòa và thanh tươi.
- Những chiếc lá ẩm ướt, những chiếc ghế đá cũng mang theo hơi nước của giọt sương thu đọng lại.
- Rải rác có học sinh đến sớm, đạp lên lá nghe xào xạc nhè nhẹ như tiếng thu khẽ nói với đất trời.
b. Các dãy nhà
- Các lớp học vẫn còn yên ắng vì ít học sinh đến, cửa gỗ vẫn chưa mở ra, mọi vật đều im lìm như hòa vào không khí sớm thu dịu êm.
- Các song lan can cũng mơ màng trong lớp sương mỏng, thi thoảng có học sinh khẽ lướt tay qua khiến lớp sương tan đi và chảy nhẹ xuống nền gạch đá hoa.
c. Bồn cây xanh
- Các phiến lá cũng đã thức giấc, vươn mình lên đón đón nắng sớm.
- Cánh hoa hồng cũng sáng lên ánh phản chiếu của nắng và giọt sương đọng lại, nhìn như thể thu đã gắn lên hoa những hạt kim cương quý giá kết tinh từ bao tinh hoa của đất trời.
d. Học sinh
- Mới đầu còn thưa thớt, nhưng giờ đã đông đúc và nhộn nhịp hơn.
- Cánh cửa lớp cũng đã mở để đón học sinh vào, không khí thu vì có sự xuất hiện của con người mà không còn dịu nhẹ nữa, trở nên sôi động hơn.
- Nắng cũng đã lên cao và màu nắng cũng sậm hơn trên song cửa sổ, trống đánh những hồi báo hiệu vào lớp. Ngôi trường lại khẩn trương trong nhịp dạy và học của cô trò, những tiếng bàn bài, tiếng giảng lại vang lên trong buổi sáng mùa thu êm đềm.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả
Ngôi trường trong sáng mùa thu mang những nét dịu êm, nhẹ nhàng và yên bình như chốn đồng quê thanh tĩnh. Nét dịu êm ấy như thể nàng thu truyền vào gió, vào nắng, vào từng luồng không khí giăng mắc xung quanh ngôi trường, đem đến những phút giây thanh bình cho từng dãy nhà. Và cho cả tâm hồn những đứa học sinh yêu nét nhẹ nhàng này của trường mỗi sớm thu.
~HT~
1. Mở bài : Giới thiệu chung :
Trường em tên là gì ? Ở đâu? (trường em tên Bế Văn Đàn, nằm ở một con đường khá yên tĩnh)
2. Thân bài : - Tả khái quát về ngôi trường:
Nhìn từ xa trường hiện ra với những chi tiết gì nổi bật ? (cánh cổng lớn, màu ngói đỏ, tường vàng, hàng rào bao quanh, cây xanh tỏa bóng mát)
- Tả từng bộ phận :
+ Hình dáng của ngôi trường ? (Hình chữ u với ba dãy nhà lớn, khang trang, hướng ra sân trường).
+ Cổng trường (trang nghiêm, phía trên là tên trường).
+ Bước vào bên trong là sân trường rộng, lát xi măng phẳng phiu.
+ Cột cờ cao, trên đỉnh cột là lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật.
+ Cây cối (hai hàng cây tỏa bóng mát, dưới mỗi gốc cây đặt hai ghế đá, học sinh thường ngồi đọc sách hoặc vui chơi).
+ Trống trường (đặt trước phòng Ban Giám hiệu).
+ Các phòng học (có tấm bảng nhỏ ghi số phòng, trên lớp. Trong mỗi lớp có quạt, đèn điện, giá sách, ảnh Bác, năm điều Bác Hồ dạy. Cuối lớp có báo lớp trên đó là các sáng tác của các bạn trong lớp...).
Sau khu phòng học là vườn trường với nhiều loại cây, hoa và khu vui chơi với cầu trượt, đu quay ...
3. Kết bài:
- Em rất yêu quý ngôi trường.
- Mong muốn trường mỗi ngày một to đẹp hơn, khang trang hơn.
Lập dàn ý
1)Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xảy được 15 năm.
2)Thân bài:
Thứ tự cụ thế (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a)Tả bao quát về ngôi trường.
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b)Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thăng tắp, trang trí giống nhau, dãv bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c)Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
Dàn ý
1. Mở bài
- Quê hương em ở vùng biển.
- Trường em mang tên vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.
2. Thân bài
- Vườn trường có hơn một vạn cây bạch đàn bốn mùa xanh tốt.
- Trường có một dãy nhà 2 tầng, 2 dãy nhà mái nhọn, gồm tất cả 36 phòng học.
- Một thư viện khiêm tốn có 2.000 đầu sách.
- Một phòng để đồ dùng dạy học.
- Hiệu bộ và văn phòng là một ngôi nhà 4 gian nằm bên phải trường.
- Sân trường rộng mênh mông , lát xi măng
- Cột cờ bằng thép không gỉ, cao 8mét, lúc nào cũng phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng.
- Vườn hoa là niềm vui tự hào của chúng em.
- Phòng học nào cũng có bảng màu xanh chống lóa, 12 bộ bàn ghế học sinh, bàn ghế cô giáo, cửa gương, đèn điện. Lớp học, bàn ghế sạch như chùi.
- Thứ 2 nào trường em cũng tổ chức chào cờ. Thầy cô giáo và toàn thể học sinh đều mặc đồng phục , 800 học sinh hát Quốc ca.
- Buổi sáng , 7 giờ trống trường dội vang. Thầy trò nô nức đến trường, 10 giờ rưỡi đã tan học, học sinh từ các lớp túa ra đông vui.
3. Kết bài
- Em rất tự hào về trường em.
- Nghỉ hè hoặc chủ nhật, ngày lễ ở nhà, em lại thấy nhớ trường, nhớ bạn...
- Sang năm, em lên lớp 6. Em sẽ xa mái trường tuổi thơ. Chắc là em sẽ nhớ nhiều, nhớ lắm…